Hoàn thiện pháp luật môi trường về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cần phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 124 - 126)

- Thứ ba, trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch

10 Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh (2017a) Báo cáo Tình hình hoạt động và dự báo tiềm năng, định hướng phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, TP Hồ Chí Minh.

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật môi trường về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cần phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của

hoạt động du lịch cần phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay

Pháp luật môi trường về phát triển hoạt động du lịch với mục đích hướng đến bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên du lịch, ngăn chặn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do hoạt động du lịch gây ra. Việc ngăn chặn không mang tính chất triệt tiêu hoàn toàn hoạt động phát triển du lịch mà góp phần hình thành một hành lang pháp lý hữu hiệu vừa tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức trong tiến hành các hoạt động du lịch, đồng thời đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực tới môi trường do hoạt động du lịch gây ra. Do đó, yêu cầu hoàn thiện pháp luật về về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cần phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn trong nước thể hiện trong các nội dung sau:

- Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật môi trường về bảo vệ môi trường

trong hoạt động du lịch cần đảm bảo cân đối giữa lợi ích môi trường và lợi ích kinh tế. Trong bối cảnh phát triển của du lịch Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là trong giai đoạn gần đây. Du lịch thế giới và khu vực châu Á Thái Bình Dương phát triển mạnh cùng với quá trình phát triển kinh tế nhanh, hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới và khu vực ASEAN, tạo ra những cơ hội và cả thách thức cho phát triển ngành du lịch. Những đòi hỏi về nguồn lực tăng trưởng và thay đổi cấu trúc kinh tế tại Việt Nam đặt ra nhiệm vụ mới cho ngành du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, một trong những động lực quan trọng cho tăng trưởng của đất nước trong thời gian

116

trước mắt. Những điều này được khẳng định trong chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Do đó, Nhà nước cần tìm kiếm các giải pháp cân bằng nhằm hiện thực hóa chủ trương, chính sách đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn gắn với các lợi ích về bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội cho cộng đồng. Chính phủ Việt Nam cần thực hiện phát triển du lịch theo quyết tâm đúng với quan điểm “không đánh đổi

lợi ích môi trường lấy phát triển kinh tế”, chú trọng phát triển bền vững.

- Thứ hai, hoàn thiện pháp luật môi trường về bảo vệ môi trường

trong hoạt động du lịch cần được thực hiện theo hướng kiểm soát tập trung, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lí nhà nước nhằm tiến tới xây dựng hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và hoạt động du lịch nói riêng một cách thống nhất, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.

- Thứ ba, hoàn thiện pháp luật môi trường về bảo vệ môi trường trong

hoạt động du lịch cần được thực hiện đồng bộ trên cơ sở các biện pháp kinh tế, hành chính, khoa học kĩ thuật. Việc áp dụng đơn lẻ một biện pháp cụ thể sẽ khó có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện chính sách về bảo vệ môi trường. Do đó việc xây dựng một thể chế chính trị vững vàng, chính sách phát triển kinh tế vững chắc, hài hòa, hợp lí cùng với yêu cầu về đảm bảo an sinh xã hội luôn được đề cao là những yêu cầu cần phải được coi trọng và đề cao trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về vấn đề này.

- Thứ tư, hoàn thiện pháp luật môi trường về bảo vệ môi trường trong

hoạt động du lịch cần mang tính chất định hướng hành vi kinh doanh của cá nhân, tổ trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch, xác định bảo vệ môi trường là nghĩa vụ chung, được tự giác thực hiện vì sự phát triển bền vững của môi trường và xã hội. Đây chính là sự cụ thể hóa tinh thần được Hiến

117

định tại Điều 43 Hiến pháp nằm 2013: “Mọi người đều có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.

3.2. Nhóm các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực du lịch - Từ thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)