Một cảm biến là một thiết bị đo khối lượng vật lý và chuyển nó thành tín hiệu có thể được đọc bởi một bộ điều khiển điện tử ECU. Để có độ chính xác, hầu hết các cảm biến được hiệu chỉnh theo các tiêu chuẩn đã biết. Các cảm biến xe sản xuất một tín hiệu điện, do đó ta thường dùng oscilloscope để kiểm tra đầu ra của nó. Tuy nhiên, nhiều người cũng có thể kiểm tra sử dụng đồng hồ đo vạn năng.
3.3.1 Cảm biến điện từ Cấu tạo.
Cảm biến điện từ được sử dụng chủ yếu để đo tốc độ và vị trí của một bộ phận quay. Bộ phận chính của cảm biến là một cuộn dây cảm ứng và một nam châm vĩnh cửu và một rotor dùng để kép mạch từ có số răng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng (hình 3.4).
Hình 3.4 Cấu tạo cảm biến điện từ.
Nguyên lý hoạt động
Khi cựa răng của rotor khơng nằm đối diện cực từ thì từ thơng qua cuộn dây cảm ứng sẽ có giá trị thấp nhất vì khe hở khơng khí lớn. Khi cựa răng đến gần cực từ của cuộn dây, khe hở khơng khí giảm nên từ thơng tăng nhanh. Như vậy nhờ vào sự biến thiên từ thông , trên cuộn dây sẽ xuất hiện một suất điện động cảm ứng. Khi cựa răng rotor đối diện với cực từ của cuộn dây từ thông đạt giá trị cực đại nhưng điện áp giữa hai đầu cuộn dây bằng không. Khi cựa răng rotor di chuyển ra khỏi cực từ thì khe hở khơng khí tăng dần từ thơng giảm nên sinh ra một suất điện động theo chiều ngược lại. Điện áp ra của cảm biếncảm ứng gần giống với một làn sóng sin. Biên độ của tín hiệu này phụ thuộc vào tốc độ thay đổi. Điều này được xác định chủ yếu bởi thiết kế ban đầu như trong số lượt quay, lực nam châm và khoảng cách giữa cảm biến và thành phần quay.
26 Phương pháp kiểm tra.
1. Kiểm tra khe hở khơng khí
Dùng thước lá, đo khe hở giữa rơ to tín hiệu và vấu lồi trên cuộn dây nhận tín hiệu. 2. Kiểm tra điện trở tạo bộ tín hiệu. ( cuộn dây nhận tín hiệu)
Chúng ta kiểm tra cảm biến cảm ứng bằng đồng hồ VOM. Đo điện trở đối với cảm biến tháo rời hoặc đo điện áp đầu ra. Giá trị điện trở tùy thuộc từng từng loại cảm ứng, từng loại xe. Chúng ta tham khảo giá trị nay trên tài liệu của xe.