MỘT SỐ DẠNG SÓNG TRONG ĐỘNG CƠ

Một phần của tài liệu Chuyên đề chẩn đoán kỹ thuật ô tô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 55)

3.5.1 Cuộn dây sơ cấp

Dạng sóng đánh lửa sơ cấp là phép đo điện áp ở cực âm của cuộn đánh lửa.dây âm của cuộn dây có thể sinh ra điện áp trên 350V. Có nhiều loại cuộn dây đánh lửa khác nhau nhưng các phần cơ bản và nguyên tắc là như nhau (Hình 3.28).

48

Dạng sóng hiển thị là đường điện áp nằm ngang ở trung tâm màng hình của oscilloscope có điện áp không đổi khoảng 30-40V, sau đó giảm mạnh (Hình 3.29). Chiều dài của đường hiển thị điện áp ngang là thời gian đốt, trong trường hợp này khoảng 1ms. Giai đoạn dao động cuộn dây nên hiển thị tối thiểu là 3 đến 4 đỉnh (cả trên và dưới). Sự mất mát các điện áp đỉnh dao động sẽ chỉ ra vấn đề cuộn dây.

Hình 3.29 Tín hiệu điện áp và điện thiết của cuộn dây sơ cấp

Không có dòng điện trong mạch chính của cuộn dây cho đến khi hoạt động. Khi hoạt động cuộn dây được nối đất và điện áp giảm xuống không. Thời gian ngậm được kiểm soát bởi bộ khuếch đại chống cháy hoặc ECU và chiều dài thời gian ngậm được xác định là thời gian cần thiết để cường độ dòng điện lên khoảng 6A. Khi đạt đượcdòng điện định mức bộ khuếch đại ngừng gia tăng dòng chính và nó được duy trì cho đến khi cuộn dây đucợ ngắt mass. Đây là khoảnh thời gian chính xác của qua trình đánh lửa.

Điện áp vượt quá 300V trong trường hợp này được gọi là điện áp cảm ứng. Điện áp cảm ứng được tạo ra bởi tính tự cảm từ.

Tại điểm đánh lửa, cực âm của cuộn dây được ngắt kết nối và từ thông bị ngắt đột ngột. Điều này tạo ra điện áp khoảng 150 đến 350V. Điện áp cao (HT) cuộn dây sẽ tỷ lệ với điện áp cảm ứng này. Chiều cao của điện áp gây ra đôi khi được gọi là điện cực đỉnh chính.

49

Từ dạng sóng dạng mẫu hiện tại, mạch hạn chế có thể được nhìn thấy trong quá trình hoạt động. dòng điện được cung cấp tại thời điểm ngậm bắt đầu và tăng lên cho đến khi đạt được giá trị yêu cầu (thường là 6-8A). Tại thời điểm này, dòng điện được duy trì cho đến khi nó được giải phóng tại điểm bắt lửa.

Góc ngậm sẽ mở rộng khi số vòng quay động cơ được tăng lên để duy trì một thời gian bão hòa của cuộn dây. Điều này tạo ra thuật ngữ 'năng lượng liên tục'. Thời gian bão hòa của cuộn dây có thể được đo và sẽ không đổi bất kể tốc độ động cơ.

3.5.2 Cuộn dây thứ cấp

Đo dạng sóng đánh lửa ở cuộn dây thứ cấp là một phép đo điện áp đầu ra từ cuộn dây đánh lửa. Một số cuộn dây có thể sản xuất trên 50000V. Các loại cuộn dây đánh lửa khác nhau tạo ra điện áp khác nhau nhưng các phần cơ bảnvà các nguyên tắc là như nhau (Hình 2.30).

Hình 3.30 Bugi (Nguồn: Bosch)

Hình ảnh của sóng đánh lửa thứ cấp được nêu trong ví dụ là từ một động cơ được gắn với bộ đánh lửa điện tử. Trong trường hợp này, dạng sóng được lấy từ cuộn dây dẫn chính). Phương pháp liên kết thích hợp có nghĩa là các sóng điện áp tương tự có thể được nhìn thấy cho các loại hệ thống đánh lửa khác (Hình 3.33).

50

Hình 3.31 Tín hiệu đánh lửa trên cuộn thứ cấp

Dạng sóng cuộn dây thứ cấp cho thấy khoảng thời gian điện áp cao đang đi qua điện cực bugi. Thời gian này được gọi là 'thời gian đốt' hoặc 'thời gian bốc cháy'. Trong dạng sóng được hiển thị, có thể thấy đường điện áp ngang nằm ở trung tâm của dao động có điện thế khá ổn định khoảng 4 hoặc 5kV, sau đó giảm mạnh vào chu kỳ dao động.

Điện áp đốt lửa là điện áp cần thiết để thu hẹp khoảng cách tại điện cực của bugi, thường được gọi là điện áp bugi. Trong ví dụ điện áp bugi vào khoảng 45kV.

Khi điện áp bugi được ghi vào hệ thống đánh lửa không bộ chia điện (DIS) hoặc cuộn dây cho mỗi hệ thống đánh lửa riêng lẻ từng xilanh, điện áp nhìn thấy trên dạng sóng nên nằm ở vị trí thẳng đứng. Nếu điện áp bị đảo ngược, nó có thể do phân cực sai.

3.5.3 Bugi xông

Bugi xông diesel là một bộ phận làm nóng. Khi đo dòng điện của nó sẽ chỉ ra hoạt động chính xác bởi vì khi nhiệt độ tăng lên trong buồng đốt sẽ làm tăng điện trở do đó sinh ra điện áp rơi sâu đỉnh cực đại. (Hình 3.32).

51

Hình 3.32 Dòng điện trên bugi xông

3.5.4 Dạng sóng của máy phát điện

Kiểm tra điện áp gợn được sản xuất bởi một máy phát điện (Hình 3.33) là một cách rất tốt để đánh giá tình trạng của nó.

Hình 3.33 Máy phát điện (Nguồn: Bosch Media)

Dạng sóng trong ví dụ minh họa có đầu ra đã được chỉnh lưu từ máy phát điện (Hình 3.34). Đầu ra được hiển thị chính xác và không có lỗi trong các cuộn dây bộ chỉnh lưu.

Dòng điện ba pha từ máy phát điện đã được chỉnh lưu từ AC đến và dạng sóng cho thấy rằng ba pha của đều hoạt động.

52

Hình 3.34 Điện áp gợn sóng của máy phát điện

Nếu máy phát điện đang bị lỗi diode, sẽ xuất hiện các đuôi dài ( bị sụt áp ) xuất hiện từ theo một khoảng thời gian đều đặn và mất 33% tổng công suất. Một lỗi ở một trong ba pha sẽ cho thấy một hình ảnh tương tự với hình minh hoạ nhưng cao gấp ba hoặc bốn lần, với điện áp cơ sở có thể cao hơn 1V.

53 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ VÍ THỰC TẾ

4.1 ĐỘNG CƠ KHÔNG KHỞI ĐỘNG.

Thực hiện theo quy trình sáu giai đoạn chẩn đoán của tác giả TOM DENTON

Giai đoạn 1:Xác định sự cố.

Giao tiếp với khách hàng xác nhận hư hỏng, bằng cách lặp lại hiện tượng. Sau khi lên xe khởi động và động cơ không hoạt động, kiểm tra bình ắc quy đầy bình. Xác nhận có vấn đề hư hỏng.

Giai đoạn 2: Thu thập thông tin.

Đặt những câu hỏi để thu thập thông tin. Dùng 5W- 1H để đặt câu hỏi xoay quanh sự cố, ví dụ như:

- Sự cố động cơ không khởi động khi nào xảy ra khi nào? - Động cơ không khởi động được ở đâu?

Sau khi thu thập các thông tin chúng ta tiến hành bước 3, 4 để tìm kiếm nguyên nhân gây ra hư hỏng. Sau đó sữa chữa và kiểm tra cuối cùng để giao xe cho khách hàng.

Giai đoạn 3: Đánh giá hư hỏng.

Tìm kiếm nguyên nhân gây ra vấn đề theo phương pháp fish bone. Đặt và trả lời các câu hỏi dẫn đến vấn đề hư hỏng.

“Tại sao động cơ không khởi động?”

Động cơ không khởi động có nhiều nguyên nhân chính gây ra vấn đề. Để một động cơ khởi động cần phải có sự hoạt động tốt từ nhiều hệ thống, khi động cơ không khởi động được thì có thể một hoặc nhiều trong các hệ thông hư hỏng, sai lệch gây ra vấn đề. Tuy nhiên về cơ bản để một động cơ khởi động thì chúng ta cần có hơi, có lửa và có nhiên liệu vậy động cơ không khởi động có thể là do mất lửa, mất nhiên liêu hay có thể hệ thống nạp, xả và nén có vấn đề sai lệch về phân phối khí.

54

Các nguyên nhân chính: mất lửa, mất nhiên liệu ( xăng), hơi (hình 3.1).

Hình 4.1 Sơ đồ nguyên nhân chính.

Từ các nguyên nhân chính trên, đi tìm các nguyên nhân phụ gây nên nguyên nhân chính bằng cách đặt câu hỏi và trả lời cho từng câu hỏi nguyên nhân dẫn đến nguyên nhân chính. “ Tại sao mất hơi?”

- Không có không khí nạp. - Sai lệch pha phân phối. “ Tại sao mất lửa?”

- Mất lửa do bugi bị ướt, bám bụi. - Bộ cảm biến bị hỏng.

- Do hư hỏng bô bin. “ Tại sao mất nhiên liệu”

55

- ECU không điều khiển. - Rò rỉ đường ống.

Sau khi tiến hành tìm kiếm các nguyên nhân phụ có thể chúng ta sẽ được sơ đồ nguyên nhân ( Hình 3.2).

Hình 4.2 Sơ đồ nguyên nhân phụ.

Sau khi đặt ra hàng loạt các câu hỏi tìm để tìm nguyên nhân phụ ta được sơ đồ trên. Tuy nhiên trong các nguyên nhân phụ có thể có nhiều nguyên nhân chi tiết khác.

Ví dụ:

- Không có không khí nạp có thể do lọc không khí bị ngẽn.

- Bơm không hoạt động có thể là một bơm hỏng, hai là không có nguồn tới hoặc cả hai nguyên nhân có thể gây ra nguyên nhân phụ.

56

Sau khi tìm kiếm các nguyên nhân chi tiết trong nguyên nhân phụ, chúng ta đã hoàn thành được sơ đồ nguyên nhân theo phương pháp fish bone bằng các kiến thức, tư duy logic của chúng ta ( hình 3.3).

Hình 4.3 Sơ đồ nguyên nhân

Giai đoạn 4: Kiểm tra hư hỏng.

Trong giai đoạn này sau khi nêu ra các nguyên nhân có thể xảy ra. Bắt đầu dựa vào thông tin thu thập và các kiểm tra đơn giản để thu hẹp nguyên nhân.

Thu hẹp nguyên nhân gây ra vấn đề hư hỏng.

Chúng ta bắt đầu thu hẹp nguyên nhân bằng cách tiến hành các phép thử, các kiểm tra đơn giản hoặc chúng ta có thể loại bỏ bớt các nguyên nhân từ thông tin thu được từ khách hàng thông qua bước 2. Một trong những lưu ý quan trong chúng ta nên kiểm tra những gì căn bản, đơn giản nhất trước sau đó tiến hành những cái phức tạp. Bởi vì có nhiều nguyên nhân đơn giản, cơ bản nhất nhưng có thể gây ra vấn đề hư hỏng lớn. Nếu chúng ta cứ tìm kiếm,

57

kiểm tra các vấn đề phức tạp mà nguyên nhân ở các vấn đề cơ bản thì gây tốn thời gian và công sức của chúng ta.

Ví dụ: Trong bước thu thập thông tin, khách hàng cho biết họ vừa mới thay lọc gió định kỳ thì có thể loại bớt nguyên nhân lọc gió nghẽn (hình 3.4).

Hình 4.4 Loại dần nguyên nhân.

Tùy vào những chiếc xe những hệ thống, sẽ ưu tiên kiểm tra hệ thống nào trước. Ví dụ như dễ kiểm tra lửa thì kiểm tra lửa trước, dễ kiểm tra nhiên liệu thì chúng ta kiểm tra nhiên liệu trước.

Bắt đầu thu hẹp vấn đề bằng các kiểm tra đơn giản. Kiểm tra mất lửa:

- Kiểm tra lửa ở đầu ra bô bin.

- Kiểm tra các giắc nối cảm biến có bị lỏng ? - Kiểm tra bugi.

58

Ở ví dụ này sau khi kiểm tra có lửa ở đầu ra bô bin, theo thông tin thu thập được bugi mới được thay, và kiểm tra các giắc nối…thì xác nhận hệ thống đánh lửa hoạt động tốt, sẽ loại bỏ nguyên nhân mất lửa ( hình 3.5).

Hình 4.5 Loại dần các nguyên nhân. Kiểm tra mất hơi.

- Theo thông tin thu thập thì xe của khách hàng mới thay dai cam nên vấn đề về sai lệch về pha phối khí do dai cam mòn, mất răng dai cam.. được loại bỏ nên sự sai lệch có thể loại bỏ.

Kiểm tra mất nhiên liệu.

- Cách đơn giản nhân kiểm tra hệ thống nhiên liệu có hoạt động hay không là kiểm tra áp suất trên đường ống nhiên liệu bằng đồng hồ áp suất. Sau khi nối đồng hồ vào hệ thống

59

nhiên liệu vào vào khởi động xe thì đồng hồ chỉ 0 PSI. Điều này chứng tỏ điều gì? Động cơ không nổ là do không có áp suất nhiên liệu do bơm không hoạt động.

Hình 3.6 Thể hiện sau khi loại bỏ các nguyên nhân ta được nguyên nhân có thể gây ra động cơ không hoạt động là do bơm nhiên liệu không hoạt động

Hình 4.6 Nguyên nhân gây ra vấn đề.

Đến đây chưa thể kết luận là bơm xăng hư hỏng hay chưa mà chúng ta còn tìm kiếm nguyên nhân “ tại sao bơm xăng không hoạt động”

Để kiểm tra tại sao bơm xăng không hoạt động, tùy vào hệ thống nhiên liệu chúng ta quyết định kiểm tra những gì trước. Ví dụ có thể đi thẳng vào kiểm tra rờ le và cầu chì, hoặc tùy vào bơm xăng có thể đặt ngoài hoặc trong thùng xăng mà chúng ta kiểm tra. Ở ví dụ này, bơm xăng đặt ở ngoài thùng xăng nên có thể kiểm tra bơm xăng trước.

60

Kiểm tra đơn giản bằng cách kích điện trực tiếp vào bơm và xem đồng hồng có báo áp suất hay không. Sau khi kích điện vào thì thấy áp suất trên đông hồ thay đổi chứng tỏ bơm hoạt động bình thường và nguyên nhân là do không có nguồn điện đến bơm (hình 3.7).

Hình 4.7 Nguyên nhân mất nguồn bơm xăng gây ra vấn đề.

Nguồn điện không đến được bơm xăng có nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể là rờ le bị hư, cầu chì bị cháy, dây điện bị đứt…( hình 3.8).

61

Hình 4.8 Sơ đồ nguyên nhân gây mất nguồn.

Tham khảo tài liệu để biết vị trí của cầu chì cũng như rờ le để kiểm tra. Sau khi kiểm tra, xác định được cầu chì không hư hỏng ta bỏ nguyên nhân này đi, tìm theo là kiểm tra rờ le bằng cách tháo nó ra, dùng VOM kiểm tra điện trở, kiểm tra các chân của rờ le. Sau khi kiểm tra thì chúng ta biết được rờ le bị hư ( hình 3.9). Sau khi tìm kiếm được nguyên nhân gây ra vấn đề ta tiến hành sửa chữa ở bước tiếp theo.

Hình 4.9 Nguyên nhân gây ra vấn đề động cơ không khởi động.

Giai đoạn 5: Khắc phục.

Sau khi tìm ra nguyên nhân là do rờ le của hệ thống phun nhiên liệu hư hỏng, quyết định thay thế rờ le mới. Kiểm tra động cơ đã hoạt động.

Giai đoạn 6: Kiểm tra sau sửa chữa.

Kiểm tra trước khi giao xe cho khách hàng. Xem vấn đề đã được xử lý, đồng thời không có vấn đề xảy ra. Trình bày đơn giản về nguyên nhân và các bước tiến hành xử lý sự cố để khách hàng hiểu về những công việc đã làm.

62 4.2 XE ĐÁNH LÁI KHÔNG ĐƯỢC

Ta thực hiện theo quy trình chẩn đoán sáu giai đoạn của TOM DENTON.

Giai đoạn 1: Xác nhận sự cố.

Khách hàng phàn nàn xe không đánh lại được. Tiến hành tái hiện lại hiện tượng bằng cách, lên xe nổ máy lên đánh tay lái sang trái và sang phải đều không được, xác nhận có sự cố hư hỏng.

Giai đoạn 2: Thu thập thông tin.

Đặt các câu hỏi xoay quanh vấn đề hư hỏng. Ví dụ:

Khi nào thì đánh lái không được? Ai là người phát hiện?

Ở đâu thì xảy ra sự cố?

Quá trình sửa chữa bão dưỡng liên quan đến sự cố?

Giai đoạn 3: Đánh giá hư hỏng.

Sau khi thu thập thông tin bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân gây ra sự cố. Ở đây, sử dụng phương pháp cây fish bone để tìm các nguyên nhân khả dĩ.

Trước hết phải hiểu được hệ thống đang gặp sự cố, xe sử dụng hệ thống trợ lực lái thủy lực. Trước hết ta xác nhận các nguyên nhân chính có thể gây ra sự cố đánh lái không được.

- Cơ cấu lái hư.

- Không có dầu đến trợ lực lái

Sau khi xác định các nguyên nhân chính, bắt đầu tìm các nguyên nhân phụ và nguyên nhân chi tiết.

63

- Bơm không hoạt động. - Rò rỉ trên đường ống. - Không có dầu.

Tương tự như thế và hoàn thành sơ đồ nguyên nhân khả dĩ cho sự cố.

Hình 4.10 Sơ đồ nguyên nhân khả dĩ.

Giai đoạn 4: Kiểm tra hư hỏng.

Sau khi tìm kiếm các nguyên nhân có thể, bắt đầu kiểm tra hệ thống hư hỏng. Điều đầu tiên ta kiểm tra bằng mắt như có dầu rò rỉ, kiểm tra dầu trợ lực lái có thực sự còn, dây đai kéo bơm có căng hay không. Sau khi kiểm tra đơn giản mới bắt đầu kiểm tra phức tạp.

Sau khi kiểm tra thấy dầu trợ lực lái còn ít, châm thêm dầu và lên xe kiểm tra xem hệ thống lái có hoạt động được. Sau khi kiểm tra thì hệ thống hoạt động được, đánh lái qua hai bên ổn, tuy nhiên khi quan sát thấy có khói bóc lên từ trong động cơ và khi kiểm tra thấy được sự rò rỉ dầu.

64

Quan sát bằng mắt thường và sát định vị trí rò rĩ trên đường ống, tiến hành giai đoạn khắc

Một phần của tài liệu Chuyên đề chẩn đoán kỹ thuật ô tô đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)