Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản chi phí bán hàng và chi phí

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán DFK việt nam đồ án tốt nghiệp khoa đào tạo chất lượng cao ngành kế toán (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản chi phí bán hàng và chi phí

quản lý doanh nghiệp

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 641 – CPBH

Bên Nợ TK 641: Dùng để ghi nhận các khoản chi phí phát sinh tăng trong suốt quá trình bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Bên Có TK 641: Dùng để phản ánh các khoản chi phí bán hàng phát sinh giảm trong kỳ và kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh cuối kỳ kế toán.

TK 641 không có số dư cuối kỳ và có 7 tài khoản cấp 2:

+ TK 6411 (Chi phí nhân viên): Dùng để ghi nhận các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp,… phải trả cho nhân viên làm việc ở bộ phận bán hàng và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.

+ TK 6412 (Chi phí vật liệu, bao bì): Dùng để phản ánh các khoản chi phí vật liệu, bao bì được sử dụng để bảo quản và đóng gói sản phẩm, chi phí nhiên liệu dùng để vận chuyển hàng hóa đi bán, chi phí vật liệu dùng để sửa chữa những tài sản cố định sử dụng ở bộ phận bán hàng,…

+ TK 6413 (Chi phí dụng cụ, đồ dùng): Dùng để phản ánh các khoản chi phí mua công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, được sử dụng ở bộ phận bán hàng như cân điện tử, máy tính cầm tay, máy chiếu,…

+ TK 6414 (Chi phí khấu hao TSCĐ): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho khâu bán hàng như phòng trưng bày sản phẩm, kho chứa thành phẩm, xe bán tải dùng để giao hàng, hệ thống phân tích mẫu vật môi trường,… + TK 6415 (Chi phí bảo hành): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí bảo hành, sửa chữa sản phẩm trong thời hạn được bảo hành của sản phẩm đó. Chi phí dùng để bảo hành cho công trình xây lắp phản ánh vào tài khoản 627, không ghi nhận vào tài khoản 6415.

+ TK 6417 (Chi phí dịch vụ mua ngoài): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Các khoản chi phí có thể kể đến như chi phí thuê kho, chi phí thuê xe vận chuyển hàng hóa đi bán, phí sử dụng đường bộ, phí kiểm định xe ô tô phục vụ cho việc giao hàng, chi phí hoa hồng trả cho đại lý,…

+ TK 6418 (Chi phí bằng tiền khác): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí bằng tiền khác phát sinh liên quan đến khâu tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ như chi phí tiếp khách, chi phí tổ chức hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo,…

23

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642 – CPQLDN

Bên Nợ TK 642: Dùng để ghi nhận các khoản chi phí phát sinh tăng trong kỳ liên quan đến công tác quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời, bên Nợ TK 642 còn dùng để ghi nhận các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc dự phòng phải trả.

Bên Có TK 642: Dùng để phản ánh các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh giảm trong kỳ, hoàn nhập các khoản dự phòng phải thu khó đòi hoặc dự phòng phải trả. Đồng thời, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh cuối kỳ kế toán.

TK 642 không có số dư cuối kỳ và có 8 tài khoản cấp 2:

+ TK 6421 (Chi phí nhân viên quản lý): Dùng để phản ánh các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp,… phải trả cho Ban Giám đốc, nhân viên làm việc ở các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp và các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn.

+ TK 6422 (Chi phí vật liệu quản lý): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, chi phí vật liệu dùng để sửa chữa những công cụ, dụng cụ, TSCĐ dùng chung cho các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp.

+ TK 6423 (Chi phí đồ dùng văn phòng): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí dụng cụ, đồ dùng sử dụng ở các bộ phận, phòng ban của doanh nghiệp, phục vụ cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp. Các khoản chi phí có thể kể đến như chi phí mua bộ máy vi tính, tủ đựng hồ sơ, bàn ghế làm việc, máy photo, máy in,… sử dụng ở văn phòng.

+ TK 6424 (Chi phí khấu hao TSCĐ): Dùng để phản ánh các khoản chi phí khấu hao của những TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như nhà văn phòng, nhà xe, nhà ăn, nhà vệ sinh, nhà tắm, hệ thống camera, hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy chủ,…

+ TK 6425 (Thuế, phí và lệ phí): Dùng để phản ánh các khoản chi phí thuế như thuế nhà đất, thuế môn bài,… và các khoản phí, lệ phí khác như phí giao thông, phí cầu phà,…

+ TK 6426 (Chi phí dự phòng): Dùng để ghi nhận các khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ TK 6427 (Chi phí dịch vụ mua ngoài): Dùng để ghi nhận các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ chung cho công tác quản lý của doanh nghiệp như chi phí

24 tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, internet, chi phí thuê văn phòng, thuê TSCĐ, phí thuê dịch vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp,…

+ TK 6428 (Chi phí bằng tiền khác): Dùng để phản ánh các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động quản lý chung của doanh nghiệp như chi phí tiếp khách, chi phí mua quà biếu tặng, chi phí đào tạo nhân viên, công tác phí, các khoản chi cho lao động nữ,…

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán DFK việt nam đồ án tốt nghiệp khoa đào tạo chất lượng cao ngành kế toán (Trang 31 - 33)