5. Kết cấu đề tài
2.3.2.3 Thử nghiệm chi tiết
Thông qua các lưu ý và kết luận rút ra từ quá trình phân tích, KTV chọn mẫu và tiến hành kiểm tra chứng từ gốc của các khoản CPBH, CPQLDN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, có biến động bất thường, nội dung diễn giải không rõ ràng,…, nhằm đảm bảo các khoản chi phí được ghi nhận trên sổ sách thực tế có phát sinh, có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp và được phê duyệt đúng đắn.
Đọc lướt sổ chi tiết tài khoản CPBH, CPQLDN để kiểm tra xem các khoản chi phí có được phân loại và hạch toán vào tiểu khoản phù hợp với chế độ kế toán doanh nghiệp không, nhằm phát hiện các khoản chi phí không thuộc CPBH, CPQLDN. Ví dụ trường hợp đơn vị hạch toán chi phí lắp đặt dây chuyền sản xuất vào TK 642 trong khi đây là chi phí được vốn hóa, hạch toán vào TK 211.
Đọc giấy làm việc của năm trước để xem có khoản chi phí nào được phát hiện là ghi nhận không đúng niên độ không, đánh giá khả năng sai phạm tương tự sẽ xảy ra trong năm hiện hành. Đồng thời, chọn mẫu các nghiệp vụ được ghi nhận xoay quanh ngày khóa sổ, đối chiếu với chứng từ gốc nhằm khẳng định các khoản CPBH và CPQLDN đã được ghi nhận đúng kỳ.
Tìm hiểu về đối tượng tập hợp chi phí, tiêu thức phân bổ mà đơn vị đang áp dụng để phân bổ các khoản chi phí chung liên quan đến cả bộ phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất,… Đánh giá xem liệu chính sách phân bổ chi phí của đơn vị có phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của đơn vị và được áp dụng nhất quán với năm trước không.
Đối với các khoản chi phí thường xuyên phát sinh, ít biến động, có thể ước tính được hoặc gắn liền với doanh thu như chi phí hoa hồng môi giới, chi phí thuê văn phòng, chi phí dịch vụ bảo vệ, chi phí tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán,…, KTV xây dựng ước tính độc lập dựa trên chứng từ gốc hợp lệ, đối chiếu số liệu ước tính với số liệu ghi nhận của đơn vị, tìm hiểu và giải thích các nguyên nhân chênh lệch nếu có.
Đối với các khoản chi phí được kiểm tra riêng biệt cho mục đích thuyết minh thông tin như chi phí lương, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dự phòng,…, KTV tham chiếu đến các phần hành kiểm toán liên quan để đối chiếu kết quả kiểm toán với số
31 liệu ghi nhận vào tài khoản CPBH, CPQLDN có khớp nhau không, thảo luận với KTV phụ trách các phần hành khác và đưa ra điều chỉnh nếu có chênh lệch.
Kiểm tra chi tiết các khoản giảm phí trong kỳ nhằm mục đích đảm bảo các khoản giảm phí này là có thật, được ghi chép phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Hỗ trợ KTV phụ trách phần hành thuế rà soát và tổng hợp các khoản CPBH và CPQLDN không đủ điều kiện là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, đồng thời kiểm tra xem có rủi ro nào về thuế không để tư vấn cho đơn vị.
Kiểm tra việc trình bày các thông tin liên quan đến CPBH, CPQLDN trên thuyết minh BCTC của đơn vị có đầy đủ và phù hợp với quy định và chế độ kế toán hiện hành chưa.
2.3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Tiến hành rà soát hồ sơ kiểm toán qua các cấp, đánh giá kết quả công việc của các thành viên nhóm kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán. Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình bằng văn bản.
KTV xem xét các khoản nợ tiềm tàng, giả định hoạt động liên tục, các sự kiện sau niên độ để đánh giá xem liệu có bất kỳ sự kiện nào xảy ra gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC cần phải điều chỉnh hoặc thuyết minh bổ sung không.
Thực hiện thủ tục phân tích để đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được. Khi thực hiện thủ tục này, KTV sẽ xác định được cần thu thập thêm bằng chứng kiểm toán ở bộ phận nào để làm cho ý kiến kiểm toán đưa ra có sức thuyết phục hơn.
KTV kiểm tra lại kế hoạch kiểm toán để đảm bảo các công việc đã được thực hiện đầy đủ, đã thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp, hồ sơ kiểm toán đã được lập đầy đủ.
KTV đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh, nếu sai sót tổng hợp vượt mức trọng yếu hoặc xấp xỉ mức trọng yếu, KTV sẽ yêu cầu đơn vị tiến hành điều chỉnh các sai sót đó hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Tùy thuộc vào việc đơn vị có đồng ý điều chỉnh hay không và kết quả của thủ tục kiểm toán bổ sung mà KTV đưa ra ý kiến kiểm toán cho phù hợp.
KTV kiểm tra các công bố trên thuyết minh BCTC đã được trình bày đầy đủ và đúng đắn theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành chưa.
Thống nhất và đưa ra ý kiến kiểm toán, phát hành Báo cáo kiểm toán về BCTC của đơn vị.
32
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Ở Chương 2, tác giả đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận liên quan đến kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC, đi từ việc khái quát chung về CPBH và CPQLDN thông qua khái niệm, kết cấu và nội dung của tài khoản cũng như những đặc điểm của CPBH và CPQLDN. Tiếp đó, tác giả làm rõ những vấn đề liên quan đến kiểm toán CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC, bao gồm tầm quan trọng của việc kiểm toán CPBH và CPQLDN, các mục tiêu kiểm toán, căn cứ kiểm toán, các sai sót thường gặp khi kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN cũng như các điều kiện để một khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Sau cùng, tác giả trình bày chi tiết về quy trình kiểm toán khoản mục CPBH và CPQLDN trong kiểm toán BCTC gồm ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn hoàn thành kiểm toán.
33
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN DFK VIỆT NAM