Cạn kiệt mọi biện pháp.

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 31 phần 2 pot (Trang 41 - 45)

chạy vào thời điểm quyết định153.

Về phía Di-bon-đơ cũng không đến nỗi tồi, anh ta giới thiệu C. V. Ri-mê-xtát ở Cô-pen-ha-ghen người thuộc nhóm "Dagbladet"! Cái gọi là Liên hiệp công nhân, là một hội tuyên truyền của những người Xcăng-đi-na-vơ ủng hộ Đan Mạch đến Ây-đơ và nội các Han-lơ168.

Bố già Uốc-các-tơ sẽ nói gì đây vào tháng tới về các luật gia trội nhất của Phổ? Những anh chàng ghê thật!

Cho gửi lời chào thân ái tới chị và các cháu cùng ết-ga1*.

Ph.Ă. của anh

Công bố lần đầu có lược bớt trong cuốn sách: "Der Briefwechsel zwischen F. Engels und K. Marx". Bd. III, Stuttgart, 1913; công bố toàn văn trong Marx-Engels Gesamtausgabe. Dritte Abteilung, Bd. 3, 1930 và trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất, t.XXIII, 1930

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức

65

Mác gửi Ăng-ghen ở Man-se-xtơ

[Luân Đôn], ngày 19 tháng Tám 1865

______________________________________________________________

1*

- Phôn Ve-xtơ-pha-len.

Phrết thân mến!

Vì anh sẽ đi du lịch nên tôi buộc phải báo cho anh biết rằng ngày 28 tháng Tám tôi phải trả tiền cho ông hàng thịt của tôi là 10 p.xt.; chủ nhà cũng trở nên rất kiên quyết. Trong khi đó, như đã thấy, nhà nước Anh đang ở trong tình trạng tài chính rất khó khăn. ít ra thì bọn thu thuế trong tháng này kiên quyết hơn bao giờ hết và đã bất ngờ "lột" tôi.

Tôi vẫn còn mệt, mặc dù A-len đã chữa được cơn đau ở gan. Nhưng lại xuất hiện bệnh khác giống như bệnh cúm, ông ấy hứa chữa khỏi cho tôi bệnh đó sau năm - sáu ngày, nhưng trong thực tế thì trong các bệnh tật đây là bệnh dày vò nhiều nhất, vì nó liên quan tới hoạt động trí óc. Tôi hy vọng lần này tôi đã trả hết nợ của mình cho thiên nhiên rồi.

Lau-ra cũng không được khoẻ lắm. Trong năm nay cháu nó đã gầy đi quá mức tưởng tượng. Nhưng nó là đứa trẻ có bản lĩnh và mãi tới hôm nay mới chịu theo nhà tôi đến bác sĩ. Tôi hy vọng là không có gì nghiêm trọng. Gien-ni và Tút-xi1* khoẻ lắm (tình trạng sức khoẻ của ết-ga2* cũng khá hơn). Nhà tôi đã nhổ hai chiếc răng cửa ở giữa hàm dưới, nhưng hôm qua người ta lại lắp những bốn chiếc. Đại khái toàn bộ "sự kiện" xảy ra ở chỗ chúng tôi như vậy đó. Vì tình trạng sức khoẻ tôi chỉ có thể viết ngắn và thất thường. Trong lúc nghỉ tôi làm những việc vặt, mặc dù với căn bệnh cúm, thậm chí không được đọc nhiều. "Lợi dụng cơ hội" tôi lại có thể "tìm hiểu" một chút về thiên văn học. Và nhân đây tôi muốn nhắc lại một vấn đề ít ra đối với tôi còn mới mẻ, nhưng đối với anh có thể đã được làm quen từ trước. Anh biết học thuyết của La-pla-xơ về sự ______________________________________________________________ 1* - Ê-lê-ô-nô-ra Mác. 2* - Phôn Ve-xtơ-pha-len. hình thành các hệ thống thiên

thể và ông ấy giải thích như thế nào việc các thiên thể xoay quanh trục của mình và v.v.. Xuất phát từ đó một người Mỹ tên là Ki-rcơ- vút đã phát minh ra định luật dị biệt riêng của các hành tinh trong chuyển động, mà cho đến nay hình như chưa theo quy luật nào. Định luật đó như sau:

"Bình phương số vòng quay của hành tinh trong một kỳ quay của nó theo quỹ đạo bằng luỹ thừa đường kính của phạm vi lực hút của nó".

Giữa từng cặp hai hành tinh có một điểm, nơi lực hút của chúng được cân bằng; như vậy là bất kỳ vật thể nào nằm ở điểm đó đều bất động. Ngược lại, nếu vật thể nằm lệch về bên này hay bên kia của điểm đó, nó sẽ rơi vào hành tinh này hoặc hành tinh kia. Điểm đó như vậy là đang tạo ra giới hạn phạm vi lực hút của hành tinh. Phạm vi lực hút đến lượt nó là thước đo chiều rộng của vành khí, mà theo La-pla-xơ từ đó cấu tạo ra hành tinh trong thời điểm nó lần đầu tiên tách ra khỏi khối hơi. Từ đó Ki-rcơ-vút kết luận, nếu giả thuyết La-pla-xơ đúng thì giữa tốc độ quay của hành tinh và chiều rộng của vành khí tạo ra nó, tức là phạm vi lực hút của nó phải có sự tương ứng nào đó. Và nhận xét ấy ông ta thể hiện trong định luật trên, sau khi chứng minh điều đó bằng toán giải tích.

Ông già Hê-ghen đã có một số nhận xét rất sắc sảo về vấn đề "chuyển đổi đột ngột" của lực hướng tâm sang lực ly tâm đúng vào lúc khi một lực "trội hơn" lực khác; ví dụ, khi ở gần mặt trời lực hướng tâm sẽ đạt mức lớn nhất; như vậy, theo Hê-ghen, cả lực ly tâm cũng là lực cực lớn, vì lực này vượt cả mức tối đa đó của lực hướng tâm, và vice versa1*. Sau đó hai lực ấy ở trong trạng thái cân bằng cách xa nhau, bằng khoảng giữa khoảng cách cận nhất và cực viễn. Như vậy là chúng sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi tình trạng cân bằng ấy và v.v..169 Tựu trung ______________________________________________________________

1*

- ngược lại.

lại cuộc tranh luận của Hê-ghen dẫn đến chỗ nói rằng Niu-tơn bằng "những chứng minh" của mình không thêm gì mới, cho Kê- plơ, người tạo ra "khái niệm" về sự vận động mà giờ đây được thừa nhận chung.

Bạn biết đấy, chủ tịch Ngân hàng Thụy Sĩ hiện nay là ngài Các Phô-gtơ, người đã bán đứng ông bạn Pha-di của mình khi ông này vừa rời khỏi Giơ-ne-vơ, và ngài đó bắt đầu làm ăn với Rây-nắc (ông này thực tế giữ chức vụ giám đốc). Tôi hỏi Phrai-li-grát là bằng cách nào mà ngài Phô-gtơ, người có tiếng là một nhà tài chính xoàng ở Thụy Sĩ, lại có thể giành được cương vị danh dự như vậy. Trả lời: người Thụy Sĩ hầu như không còn một cổ phần nào ở "Ngân hàng Thụy Sĩ" cả. Lời nói quyết định giờ đây thuộc những người Do Thái ở Béc-lin và Phran-phuốc trên sông Mai-ơ. Mà bọn người này lại ủng hộ Phô-gtơ. Rây-nắc còn chế nhạo Phrai-li-grát tội nghiệp của chúng ta là ông ấy viết thư cho hắn đầy vẻ tự tin: thậm chí cảnh sát Phổ chưa bao giờ truy nã ông ta như vậy. Đồn rằng hình như Pha-di đã lừa ngân hàng những triệu rưỡi Phrăng145.

Mấy tuần trước giáo sư Bi-dơ-li cho đăng ở tờ "Fortnightly Review" bài về Ca-ti-li-na trong đó mô tả ông này như một nhà cách mạng. Trong đó có nhiều chỗ thiếu đầu óc phê phán (đối với người Anh tất nhiên là như thế; ví dụ, mô tả không đúng tình trạng của Xê-da vào hồi ấy), nhưng lòng căm thù sâu sắc đối với tập đoàn thống trị và đối với "các bậc đáng kính" thì rất rõ, cũng như những đòn tấn công của ông ta đánh vào "văn sĩ buồn tẻ" chuyên nghiệp người Anh. Cũng trong tờ báo "Review" này ngài

Ha-ri-xơn cho đăng bài chứng minh rằng "Kinh tế chính trị" không thể đối lập "gì" được với chủ nghĩa cộng sản170. Tôi cho rằng trong đầu óc người Anh giờ đây sự vận động lớn hơn so với người Đức. Người Đức bận bịu quá mức với việc ăn mừng Cla-xen - Cáp-pen- man.

Cho tôi gửi lời chào chị Li-di. Các cháu hy vọng là trên đường trở về anh sẽ dừng lại ở Luân Đôn.

C.M. của anh Anh không thể tưởng tượng được tý nào đâu về chuyện hết sức nhảm nhí trong các bản báo cáo của hạ nghị viện về hoạt động ngân hàng v.v. trong những năm 1857 và 1858, mà tôi, cách đây không lâu đã phải xem lại một lần nữa171. Cũng như trong hệ thống tiền tệ tư bản được đánh giá ngang với vàng. Đồng thời đưa ra những hồi ức đáng hổ thẹn của A. Xmít và những ý đồ ghê tởm nhằm dung hòa điều bậy bạ về thị trường tiền tệ với những quan niệm "giáo huấn" của ông ta. Đặc biệt nổi hơn là Mắc - Cu-lốc, người mà rốt cuộc, hiện nay cũng trải qua con đường thực dụng. Tay này có lẽ nhận được món tiền phong bao dày cộm của huân tước Ô-vơ-xtơn cho nên hắn ta buộc phải công bố huân tước là "facile maximus argentariorum"1* và bằng mọi cách bao che ông ta. Tôi chỉ có thể phê phán toàn bộ tuyệt tác ấy trong một trong những công trình sắp tới172.

Công bố lần đầu có lược bớt trong cuốn sách: "Der Briefwechsel zwischen F. Engels und K. Marx". Bd. III, Stuttgart, 1913; công bố toàn văn trong Marx-Engels Gesamtausgabe. Dritte Abteilung, Bd. 3, 1930 và trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất, t.XXIII, 1930

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức

______________________________________________________________

1*

- "Đương nhiên là một chủ ngân hàng lớn nhất".

202 Mác gửi Ăng-ghen, 19 tháng Tám 1865 Mác gửi Ăng-ghen, 19 tháng Tám 1865 203202 Mác gửi Ăng-ghen, 19 tháng Tám 1865 Mác gửi Ăng-ghen, 19 tháng Tám 1865 203 202 Mác gửi Ăng-ghen, 19 tháng Tám 1865 Mác gửi Ăng-ghen, 19 tháng Tám 1865 203

66 Ăng-ghen gửi Mác Ăng-ghen gửi Mác ở Luân Đôn Man-se-xtơ, ngày 21 tháng Tám 1865 Mo-rơ thân mến!

Tôi gửi anh 20 p.xt.. - nửa đầu, B/G 56794, Man-se-xtơ, ngày 9 tháng Giêng 1864; chỉ khi nào anh báo cho tôi biết là đã nhận được, sẽ gửi tiếp nửa thứ hai. Tôi không thể gửi thêm nữa, chừng nào chưa biết được quyết toán của chúng ta như thế nào, và tôi chỉ có thể nắm được sau khi trở về hoặc còn muộn hơn.

Câu chuyện về định luật của Ki-rcơ-vút mới lạ đối với cả tôi lẫn Mu-rơ. Nhưng liệu điều đó được chứng minh rồi hay mới chỉ là giả thuyết? Có lẽ hiện tượng như vậy có thể kiểm tra được.

Tôi hy vọng là anh hiện nay lại mạnh khoẻ bình thường. Câu chuyện của Lau-ra chắc cũng không đến nỗi nghiêm trọng cũng như là hồi nào với Gien-ni, nhưng anh để cho sự việc diễn biến như vậy thật là dại dột. Trong những trường hợp như vậy anh phải hành động như một bạo chúa trong gia đình. Nhờ thời tiết ấm áp chắc là anh đã khỏi bệnh cúm. Mắc bệnh ấy vào lúc này quả thực không thích thú gì, nhưng chữa dễ dàng.

Các bà già vừa mới đến để quét dọn văn phòng và đuổi tôi ra, cho nên tôi phải dừng ngay.

Ph.Ă. của anh

Công bố lần đầu có lược bớt trong cuốn sách: "Der Briefwechsel zwischen F. Engels und K. Marx". Bd. III, Stuttgart, 1913; công bố toàn văn trong Marx-Engels Gesamtausgabe. Dritte Abteilung, Bd. 3, 1930 và trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, xuất bản lần thứ nhất, t.XXIII, 1930

In theo bản viết tay Nguyên văn là tiếng Đức

67

Mác gửi Ăng-ghen ở Man-se-xtơ

[Luân Đôn], ngày 22 tháng Tám 1865

Phrết thân mến!

Rất cảm ơn anh về 20 p.xt., một nửa số tiền tôi đã nhận được. Đương nhiên là tôi sẽ không dám làm phiền anh thế, nhưng những món phải trả dồn lại cuối quý thúc bách tôi dữ quá.

Về định luật Ki-rcơ-vút không có gì đáng nghi ngờ cả, định luật này giải thích sự khác nhau trong số lượng vòng quay, ví dụ như của Giu-pi-te và Ve-ne-rơ và v.v. (mà đến nay vẫn tưởng rằng

hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng bằng cách nào mà ông ta rút ra được định luật và luận chứng nó như thế nào, điều đó tôi chưa biết, nhưng trong lần thăm Bảo tàng Bri-ta-nhơ tới tôi sẽ cố gắng tìm tài liệu gốc, sau đó sẽ thông báo chi tiết cho anh. "Nhiệm vụ" duy nhất trong việc này, theo tôi, là xác định về mặt toán học phạm vi lực hút của từng hành tinh. Còn về mặt giả thuyết thì có lẽ lấy học thuyết của La-pla-xơ làm xuất phát điểm.

Bệnh cúm đã chạy lên mũi tôi và bây giờ nó giống "cái mũi xinh xắn" của chàng Tếch-dát1*. Bệnh này làm hắt hơi liên tục và đầu óc lơ mơ có lẽ rất đặc trưng cho tính mịt mù rực lửa của La-pla-xơ.

Các thành viên và bạn bè của Quốc tế cuối cùng đã đánh hơi thấy tôi không đi đâu cả, vì vậy tôi đã nhận được giấy mời dự họp Ban chấp hành ngày hôm nay. Bốn tuần tôi vắng mặt, hoàn toàn hỏng hết vì những đơn thuốc của bác sĩ.

Trong sổ sách tôi được thừa hưởng của Lu-pu-xơ2* có cả cuốn

"Địa lý thương mại mới" của Ê-gli. Trong lời tựa nhà địa lý Thụy Sĩ ấy viết rằng ông ta ở đây đó

"... giữa những tiểu sử địa lý thương mại" "dựa vào một bức tranh từ cuộc sống, bức tranh mà trong nội dung của nó tâm hồn lắng đọng trong giây lát, và tìm được sự thư giãn khoan khoái... những bức tranh về phong tục được đưa vào... Quãng đời phải được mở rộng trước tầm mắt chúng ta. Cuộc sống phát triển chỉ từ cuộc sống".

Cái anh chàng Thụy Sĩ ngây thơ ấy ngụ ý "Những bức tranh từ cuộc sống" cụ thể là cái gì, anh có thể thấy được qua đoạn dưới đây:

"Mác-grê-phle mọc trên đồi Muyn-hai-mơ và Ba-đen-vây-lơ đầy ánh nắng. Chả thế mà Ghê-ben đáng yêu đã hát:

Bưu điện kề tửu quán Kệ thây thế giới này! Chỗ tôi không uống rượu,

______________________________________________________________

1*

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 31 phần 2 pot (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)