I. Ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến Việt Nam:
6. Ảnh hƣởng đến thị trƣờng lao động(48)
6.1. Thị trƣờng lao động trong nƣớc:
6.1.1. Các làng nghề:
Từ tháng 7/2008 đến tháng 2/2009, do cuộc khủng hoảng thế giới, sản phẩm làng nghề tiêu thụ chậm, giá bán giảm thấp, nhất là đối với những sản phẩm
mà nguyên liệu phải nhập khẩu. Tại hầu hết các làng nghề, sản xuất không phát triển mà còn gặp khó khăn: thị trƣờng tiêu thụ truyền thống bị thu hẹp; dƣ nợ quá hạn phát sinh, không có khả năng thanh toán nợ, do đó kéo theo hệ quả là nhiều lao động đã mất việc.
Đến nay rất nhiều doanh nghiệp làng nghề chƣa ký kết đƣợc hợp đồng năm 2009, buộc phải cắt giảm sản lƣợng, cắt giảm lao động.
Theo thống kê từ 38 tỉnh, thành hiện đã có 9 làng nghề phá sản, 124 làng nghề đang cầm cự sản xuất. Đã có 2.166 hộ sản xuất khối làng nghề tuyên bố phá sản, 468 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, khoảng 5 triệu lao động đƣợc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam dự báo có thể mất việc trong năm 2009. Rất nhiều doanh nghiệp khó khăn về vốn.
Tổng số dƣ nợ của làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất tại 38/63 tỉnh là 2.169, 064 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 12,324 tỷ đồng. Rất nhiều doanh nghiệp đã quá hạn trả nợ, nhƣng không có khả năng thanh toán.
6.1.2. Các doanh nghiệp trong nước:
Hầu hết các doanh nghiệp trong nƣớc đều thu hẹp sản xuất, do đó, rất nhiều nhân công đã bị sa thải. Hàng trăm nghìn công nhân đã phải nghỉ việc. Hai thành phố tập trung nhiều lao động nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhiều lao động đã nghĩ đến việc về quê để tìm việc.
- Tính đến hết quý I năm 2009, Hà Nội đã có 33 nghìn lao động thất nghiệp và thiếu việc làm. 60% trong số đó là lao động ngoại tỉnh về Hà Nội.
- Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 19.000 ngƣời mất việc, 135 doanh nghiệp giải thể và thu hẹp sản xuất.
Tại nhiều công ty trong khu công nghiệp Việt Nam- Singapore, chuyện giảm lƣơng đã trở nên phổ biến. Một số công ty đang thực hiện chính sách cho công nhân nghỉ thêm ngày trong tuần để giảm bớt tiền trả lƣơng. Còn tại khu
công nghiệp Biên Hòa 1, các doanh nghiệp điện tử, sản xuất lốp xe ô tô đã cho công nhân ngừng việc khá nhiều, chủ yếu là thu hẹp sản xuất.
Công ty điện tử Sanyo đã cắt giảm 1.000 ngƣời lúc cận tết. Trong lộ trình sắp tới, công ty còn có thể tiếp tục cắt giảm thêm, các công nhân đều lo lắng không biết bao giờ thì đến lƣợt mình.
Nhiều các doanh nghiệp sản xuất đồ may mặc đều phải cho nhân công tạm nghỉ việc vì đồ sản xuất ra không có ngƣời mua.
Rât nhiều xƣởng gia công nhỏ tập trung tại khu vực quận Tân Bình và Tân Phú đã bán máy móc, trả lại mặt bằng, đa phần công nhân tại khu vực này đã phải trở về quê, tiếp tục công việc nhà nông.
Tình hình cắt giảm lao động sẽ vẫn tiếp tục diễn ra, theo dự báo của liên đoàn lao động TPHCM thì đã có 99 doanh nghiệp thông báo tình hình khó khăn và có thể sẽ sa thải thêm hơn 6.000 lao động.
- Tại Đồng Nai, theo báo cáo của đoàn công tác liên ngành sở LĐ-TB-XH, Kế hoạch – Đầu tƣ, LĐLĐ, Ban Quản lý các KCN, đến tháng 12/2008 đã có 4.000 lao động bỏ việc và mất việc làm tại các Doanh nghiệp trong KCN; tập trung nhiều nhất ở những ngành may mặc, giày da, chế biến gỗ, với các công ty Việt Bo, Việt Vinh, DonaPacific, Great Veca.
Tính đến tháng 2/2009, Đồng Nai đã có đến hơn 8.500 công nhân bị sa thải, Bình Dƣơng có trên 5.000 lao động mất việc.
- Tính đến ngày 4/3/2009, trên địa bàn thành phố Biên Hoà có 36 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã cắt giảm lao động, với số lao động giảm là 8.083 lao động. Trong đó, các công ty cắt giảm nhiều lao động là: Giày Lạc Cƣờng (1.888/1.888 lao động), Sanyo Di Solution (1.800/4.700 lao động), Muto (893/2.400 lao động), Mabuchi Motor (700/8.231 lao động)…. Nguyên dân cắt giảm là do công nhân hết hạn hợp đồng, công ty không có
đơn đặt hàng, gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất hoặc tạm ngƣng hoạt động.
Hết năm 2008, cả nƣớc có gần 30.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp bị mất việc làm do suy giảm kinh tế.
Theo công bố của Viện Khoa học - Lao động và Xã hội ngày 8.4, dự kiến số lao động thất nghiệp trong năm 2009 sẽ là gần 500.000
6.2 Thị trƣờng lao đông nƣớc ngoài:
Các thị trƣờng lao động nƣớc ngoài chủ yếu của nƣớc ta đó là Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, và một số thị trƣờng lao động mớí là Trung Đông và Đông Âu đều xuất hiện tình trạng thừa lao động Việt Nam. Nhiều công nhân đã phải về nƣớc trƣớc thời hạn.
- Tại Đài Loan, nhiều doanh nghiệp (Doanh nghiệp), nhất là ở những ngành gia công điện tử, linh kiện ô tô, dệt, nhuộm..., sản xuất ngƣng trệ, đóng cửa một phần hoặc toàn bộ nhà máy, công xƣởng. Tình hình này khiến 81.000 lao động Việt Nam(VN) đang làm việc tại đây, trong đó hơn 60% làm việc trong các nhà máy, công xƣởng, có nguy cơ bị giảm giờ làm hoặc không có việc làm.
- Thị trƣờng việc làm Hàn Quốc những tháng đầu năm 2009 cũng hết sức căng thẳng với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Hai lên tới 3,9%, mức cao nhất trong 4 năm qua. Vì thế, Bộ Lao động Hàn Quốc đã thông báo sẽ giảm mạnh số lƣợng thị thực làm việc cấp cho ngƣời nƣớc ngoài trong năm 2009 nhằm tạo cơ hội việc làm cho ngƣời Hàn Quốc.
Từ tháng 6-12/2008, hàng chục ngàn lao động đang đƣợc các trƣờng, sở LĐ- TB&XH các tỉnh, thành tập trung đào tạo tiếng Hàn chuẩn bị cho đợt kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng Hàn lần 2 của năm 2008 dự kiến tổ chức vào cuối năm. Tuy nhiên, lại không có đợt kiểm tra nhƣ dự kiến. Một trong những lý
do chính khiến Bộ Lao động Hàn Quốc không quyết định tổ chức đợt kiểm tra này là do tình hình sản xuất của các Doanh nghiệp Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn, phải giảm nhu cầu tuyển dụng lao động nƣớc ngoài.
- Trong những năm gần đây, Malaysia là một trong những thị trƣờng xuất khẩu lao động hàng đầu của Việt Nam. Theo thẩm định, hiện có khoảng 130 ngàn công nhân Việt Nam đang làm việc trên đất Malaysia. Nhƣng cũng chính tại nơi đây mà nhiều ngƣời lao động Việt Nam đang phải sống và làm việc nhƣ là những nô lệ thời hiện đại, nhất là trong bối cảnh kinh tế Malaysia cũng đang bị suy giảm trầm trọng. Bên cạnh việc khó tuyển lao động, cũng đang bắt đầu xuất hiện tình trạng thiếu việc làm của ngƣời lao động (NLĐ) ở một số Doanh nghiệp tại Malaysia. Trong bối cảnh suy thoái nhƣ vậy, chính phủ Kuala Lumpur vào tháng giêng năm 2009 đã cấm tuyển dụng nhân công ngoại quốc trong khu vực sản xuất và dịch vụ, đồng thời đã cắt giảm 70% số giấy phép lao động dành cho công nhân nƣớc ngoài trong hai tháng đầu năm.
Trong các năm 2005-2007, mỗi năm quốc gia này tiếp nhận khoảng 30.000 lao động Việt Nam. Năm 2008, do lo ngại nhiều rủi ro cũng nhƣ khan hiếm nguồn lao động, số ngƣời Việt sang Malaysia giảm hẳn, chƣa tới 10.000. Hiện thu nhập của những ngƣời lao động tại Malaysia mỗi tháng dao động 3-7 triệu đồng. Và có khoảng 200 lao động ở Malaysia có khả năng phải về nƣớc trƣớc thời hạn
Trƣớc đây thị trƣờng Malaysia là nơi thu hút rất nhiều lao động nữ đi giúp việc gia đình, nhƣng bây giờ cũng bị đóng cửa
- Thị trƣờng Nhật Bản cũng có những khó khăn không kém. Hiện tại, nhiều Doanh nghiệp của Nhật Bản cũng đang thực hiện việc cắt giảm lao động, kể cả lao động bản địa.
Một số quốc gia Trung Đông và Đông Âu cũng gặp khó khăn. Ở một số quốc gia của khu vực này nhƣ Các Tiểu Vƣơng quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar, Maldives... cũng đã xuất hiện tình trạng nhiều lao động Việt Nam, chủ yếu làm việc ở lĩnh vực xây dựng, thiếu việc làm. Nếu rủi ro không đƣợc giải quyết, sẽ có số lƣợng lớn lao động phải về nƣớc trƣớc hạn. Bên cạnh đó, việc Chính phủ CH Czech quyết định tạm dừng cấp thị thực nhập cảnh khiến hàng ngàn ngƣời đã đăng ký, đóng tiền thêm hoang mang. Hiện có gần 3.000 lao động bị “mắc kẹt” khâu visa, không thể sang CH Czech đƣợc. Tổng số tiền mà những lao động này đóng cho các Doanh nghiệp XKLĐ để chi trả phí môi giới, tiền “bôi trơn” thủ tục lên đến khoảng 22 triệu USD.
Trong số 34 Doanh nghiệp có tuyển chọn lao động sang CH Czech, một vài Doanh nghiệp đứng trƣớc nguy cơ không có khả năng hoàn trả chi phí cho NLĐ. Tƣơng tự, việc khai thác thị trƣờng mới Ba Lan - chủ yếu đƣa lao động làm việc ở lĩnh vực may công nghiệp - của một số Doanh nghiệp có nguy cơ bất thành do NLĐ sau khi đƣợc Doanh nghiệp tuyển chọn, ký hợp đồng vẫn khó đƣợc cấp visa.