Nâng cao chất lƣợng nhân lực, hàng hoá, dịch vụ:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 93 - 95)

II. Giải pháp của Việt Nam để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn

2.1.Nâng cao chất lƣợng nhân lực, hàng hoá, dịch vụ:

2. Giải pháp của các doanh nghiệp:

2.1.Nâng cao chất lƣợng nhân lực, hàng hoá, dịch vụ:

Doanh nghiệp cần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhân lực theo hƣớng chuyên nghiệp hoá và công nghiệp hoá, nâng cao năng suất lao động, qua đó gián tiếp giảm chi phí hoạt động, có chƣơng trình cụ thể về đào tạo và tuyển dụng, sử dụng và thƣờng xuyên đào tạo lại nguồn nhân lực; nhanh chóng tiếp cận và tiếp thu, áp dụng những kĩ năng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực; nhanh chónh hợp lý hoá các quá trình sản xuất- kinh doanh, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tăng cƣờng triển khai các hệ thống quản lý sản xuất- kinh doanh nhằm giảm rủi ro, giảm tỷ lệ sản phẩm kém chất lƣợng, tiết kiệm chi phí; khai thác hiệu quả những

tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thƣơng mại điện tử, nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp cần đẩy mạnh mối liên kết giữa ngƣời sản xuất – cung cấp nguyên, vật liệu đầu vào với doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học, tổ chức hiệu quả chuỗi cung ứng từ khâu xuất nguyên liệu, vật liệu đầu vào đến khâu tổ chức sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp tục nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động xúc tiến thƣơng mại nhƣ tìm hiểu thị trƣờng, quảng bá sản phẩm, kí kết hợp đồng với đối tác nƣớc ngoài…Đối với nghành nghề liên quan đến thị hiếu, tính sáng tạo, cần tập trung cải thịên kĩ năng thiết kế sáng tạo mẫu mã sản phẩm cho đẹp và cho phù hợp với nhu cầu phong phú của ngƣời tiêu dùng. Vấn đề này cần học tập kinh nghiệm của các nƣớc khác. Trong nông nghiệp cần tăng cƣờng xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến, có chất lƣợng cao, các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; nghiên cứu đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm mới lạ, dựa trên viêc áp dụng khoa học – kĩ thuật; tiếp tục khai thác thị trƣờng truyền thống, đồng thời không ngừng phát triển xuất khẩu sang thị trƣờng mới, chú ý tập áp dụng khoa hoc – công nghệ tiến bộ trong nông nghiệp, tập trung vào khâu giống, phƣơng pháp nuôi, trồng, đẩy mạnh đầu tƣ trang thiết bị, công nghệ trong khâu chế biến, thu hoạch sản phẩm; phát triển mạnh công nghiệp chế biến để hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao và giảm bớt những thịêt hại cho nông dân. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thi trƣờng từ phía các doanh nghiệp để các doanh nghiệp luôn chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu hàng hoá, đồng thời có quyết sách phù hợp với cơ hội và thách thức mang lại từ hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 93 - 95)