I. Ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến Việt Nam:
2. Ảnh hƣởng đến công nghiệp và xây dựng:
2.1. Ảnh hƣởng đến công nghiệp:
Các ngành công nghiệp hầu hết đều rơi vào khủng hoảng thừa, do đó phải thu hẹp sản xuất. Nhiều ngành rơi vào tình trạng khốn đốn khi các sản phẩm công nghiệp của nƣớc ngoài tràn vào với giá rẻ hơn rất nhiều. Một số các công ty của các hãng sản xuất lớn thì phá sản hoặc giảm thiểu số lƣợng công nhân để cắt giảm chi phí. Các tên tuổi nhƣ Canon, Toyota, Daewoo đều có chính sách cắt giảm công nhân, thu hẹp sản xuất. Hai ngành sản xuất thép và ôtô dƣờng nhƣ chịu ảnh hƣởng rất nặng nề:
- Công nghiệp thép: do khủng hoảng của nền kinh tế nên sức mua giảm hẳn đi dẫn đến cung vƣợt cầu. Do đó, nhiều nƣớc đƣợc xem là cƣờng quốc về thép đều đẩy mạnh việc xuất khẩu thép sang các quốc gia khác, kể cả việc
tận dụng chính sách hỗ trợ từ nhà nƣớc. Nhiều doanh nghiệp vùng Viễn Đông đã chấp nhận thua lỗ (bán dƣới giá thành) để thu hồi vốn, hoặc các chính phủ của các nƣớc này có chính sách ƣu đãi xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất phôi thép của Việt Nam không thể cạnh tranh đƣợc với giá phôi thép đƣợc chào bán( dƣới giá thành sản xuất) từ các nƣớc Nga, Ukraina, Thổ Nhĩ kì… đang đƣợc nhập khẩu vào một cách ồ ạt với số lƣợng lớn. Theo số liệu của Tổng cục hải quan, chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2009, lƣợng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam đã lên đên 170-180 nghìn tấn, với mức giá dao động quanh mức 400$/tấn(CFI hoặc CF). Riêng khu vực Viễn Đông và Địa Trung Hải, giá phôi thép chỉ dao động quanh mức 300$/tấn. Với mức giá này, khi về đến Việt Nam cộng cả chi phí vận chuyển cũng chỉ vào khoảng 350$/tấn.
Trong khi đó, theo các doanh nghịêp sản xuất phôi thép trong nƣớc, hiện các doanh nghiệp đang phải nhập khẩu sắt thép phế liệu để đầu tƣ sản xuất phôi. Song giá thép phế nhập khẩu đã vào khoảng 250-255$/tấn, cộng với các chi phí sản xuất ra 1 tấn phôi thép bình quân là 150$/tấn, chƣa kể chi phí vận chuển thì đã không dƣới 400$/tấn. Với mức chênh lệch từ 50-100$/ tấn, trên thực tế sẽ không doanh nghiệp nào tính chuyện đầu tƣ trong nƣớc.
Theo Trung tâm thông tin công nghiệp và thƣơng mại( VITIC): Tính đến cuối tháng 2.2009. đã có khoảng 200 nghìn tấn thép thành phẩm và gần 400 nghìn tấn phôi thép tồn kho. Phôi thép liên tục đƣợc nhập về với khối lƣợng lớn và giá nhập khẩu vẫn duy trì ở mức thấp. Kể từ đầu tháng 10.2008, Trung Quốc đã bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với mặt hàng thép xây dựng từ 15% xuống 0% cho các doanh nghiệp sản xuất thép Trung Quốc, cùng với việc nới rộng việc quản lí bằng giấy phép đối với xuất khẩu thép sẽ giúp cho xuất khẩu thép thuận lợi hơn rất nhiều. Trong khi đó, sản lƣợng thép dƣ thừa
của Trung Quốc lên tới 160 triệu tấn, một phần trong số này đang tìm cách nhập khẩu vào Việt Nam.
- Công nghiệp ôtô: Nếu nhƣ vào quãng thời gian giữa năm 2008, thị trƣờng ôtô nhập khẩu đã rơi vào cuộc khủng hoảng thừa thì nay, các nhà sản xuất ôtô trong nƣớc cũng lâm vào tình cảnh tƣơng tự.
Thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy, trong 4 tháng cuối năm 2008, sản lƣợng bán hàng của các doanh nghiệp thành viên đã sụt giảm một nửa so với các tháng đầu năm. Trong khi sản lƣợng sản xuất vẫn “đều đều” theo kế hoạch đƣợc duyệt từ đầu năm hay thậm chí từ cuối năm 2007, thì lƣợng bán ra sụt giảm mạnh đã khiến lƣợng xe tồn kho liên tục tăng.
Ví dụ, từ tháng 1 đến tháng 8/2008, các thành viên VAMA sản xuất đƣợc 89.810 xe (trung bình 11.226 chiếc/tháng) trong khi lƣợng bán ra thấp đã khiến lƣợng xe tồn kho tăng thêm gần 5.000 chiếc so với năm 2007. Từ tháng 9 - 11/2008, mặc dù đã cắt giảm sản xuất xuống gần một nửa với 6.223 chiếc/tháng song do lƣợng bán sụt giảm nghiêm trọng, lƣợng xe tồn kho vẫn tiếp tục tăng thêm hơn 2.000 chiếc nữa.
Nếu theo một thành viên VAMA, lƣợng xe có trong kho của từng thời điểm luôn cao hơn lƣợng xe bán ra của thời điểm đó, thì rõ ràng tổng lƣợng xe tồn kho đến thời điểm cuối năm 2008 là tƣơng đối lớn.
Các nhà sản xuất ôtô cũng tỏ ra lo ngại khi cho rằng tình hình thị trƣờng năm 2009 thậm chí còn khó khăn hơn so với 2008, do nhiều loại thuế và phí đồng loạt đƣợc áp dụng.
- Công nghiệp dƣợc Việt Nam cũng đang phải đối đầu với “cơn bão” khủng hoảng kinh tế toàn cầu đồng thời với “cơn lũ” các tác động tiêu cực của quá trình mở cửa thị trƣờng dƣợc phẩm theo các cam kết quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu hơn sau khi gia nhập tổ chức thƣơng mại
thế giới( WTO). Khủng hoảng kinh tế kéo theo các hệ quả: thị trƣờng thu hẹp, giá ngoại tệ tăng, giá nguyên liệu và yếu tố đầu vào tăng, giá thuốc sản xuất trong nƣớc tăng và nhu cầu giảm... sẽ tác động xấu đến tính cạnh tranh của thuốc nội và hiệu quả hoạt động của các công ty dƣợc nội địa. Mặt khác, việc mở cửa thị trƣờng theo cam kết WTO sẽ thúc đẩy sự hiện diện thƣơng mại của các công ty nƣớc ngoài có tiềm lực mạnh mẽ hơn với thƣơng hiệu nổi tiếng và thƣơng quyền ngày càng đƣợc mở rộng, cùng với sự tháo dỡ các rào cản thƣơng mại là một tình thế khó khăn đối với công nghiệp dƣợc nội địa. Hiện nay, còn quá sớm để dự báo sự phá sản của một số công ty dƣợc phẩm trong nƣớc, tuy nhiên trong cuộc vật lộn để duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm đời sống ngƣời lao động, các công ty dƣợc không là ngoại lệ.
2.2. Ảnh hƣởng đến xây dựng:
2.2.1. Vốn đầu tư vào xây dựng
Vốn đầu tƣ vào xây dựng đƣợc hình thành từ 4 nguồn chủ yếu:
- Vốn nhà nƣớc (bao gồm cả vốn nhà nƣớc đƣợcđầu tƣ của doanh nghiệp nhà nƣớc).
- Vốn doanh nghiệp. - Vốn của dân.
- Vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp: trong điều kiện thị trƣờng tiêu thụ giảm sẽ gặp nhiều khó khăn. Nên việc triển khai các dự án công trình và xây dựng mới sẽ bị ảnh hƣởng. Vì vậy nguồn vốn đầu tƣ xây cho công trình xây dựng chắc chắn sẽ bị giảm sút.
Nguồn vốn đầu tƣ xây dựng nhà ở của doanh nghiệp, tƣ nhân: trong điều kiện thị trƣờng tiêu thụ khó khăn. Vì vậy khó có thể tăng thậm chí có thể dự
đoán giảm sút hơn năm trƣớc đây. Riêng nhà ở do dân tự xây dựng có thể không giảm do yêu cầu bức xúc về nhà ở và giá vật liệu đang giảm.
Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài: vốn đầu tƣ mới chắc chắn sẽ giảm sút, việc giải ngân và triển khai đầu tƣ vốn đã đƣợc cấp phép sẽ gặp nhiều khó khăn: điều đó chắc chắn vốn đầu tƣ xây dựng công trình từ nguồn vốn nƣớc ngoài sẽ giảm mạnh (Theo chuyên gia của The Economist Intelligence Unit trong cuộc hội thảo quốc tế về Kinh tế Đối ngoại 2009 “Định vị Việt Nam trong tƣơng lai” ngày 17 – 18/3/2009 tại Hà Nội vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có thể giảm tới 70%).
Nhƣ vậy trong 4 loại nguồn vốn thì chỉ có nguồn vốn Nhà nƣớc có hy vọng không giảm hoặc có thể tăng.
2.2.2. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng:
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ảnh hƣởng khá nghiêm trọng đến vật liệu xây dựng, đặc biệt đối với các loại vật liệu xây dựng đã đầu tƣ, đang đầu tƣ sản xuất có sản lƣợng cao, cung vƣợt cầu, nhƣ xi măng, gạch lát, thép… trong điều kiện thị trƣờng trong mức khó khăn, xuất khẩu bị ảnh hƣởng do sự giảm sút đầu tƣ của thị trƣờng trong nƣớc ngoài nƣớc.