Thực hiện chính sách tài chính – tiền tệ tích cực và hiệu quả:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 91 - 93)

II. Giải pháp của Việt Nam để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn

1.7.Thực hiện chính sách tài chính – tiền tệ tích cực và hiệu quả:

Chính sách tài chính tiền tệ chủ yếu tập trung vào những mục tiêu sau: Một là, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu; Hai là, phân phối kinh phí hợp lý, tăng cƣờng chăm lo cho đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai; Ba là, đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp, duy trì và củng cố lại các doanh nghiệp nhà nƣớc. Sau khi đã tạo ra đƣợc mặt bằng lãi suất hợp lý thì chính sách tiền tệ cần tập trung vào giữ ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhƣng linh hoạt trong điều hành. Chính sách tài chính (thuế, thu chi ngân sách…) phải nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, tăng đầu tƣ cho những dự án có hiệu quả để duy trì tăng trƣởng, loại bỏ những dự án chƣa thực sự cần thiết, kém hiệu quả. Tiếp tục hỗ trợ vốn, công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn hiệu quả vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới là động lực chính của phát triển nền kinh tế. Trong số gần 350.000 doanh nghiệp ở Việt Nam, có tới 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ra hơn 50% việc làm cho lao động.

Với lợi thế tạo đƣợc nhiều việc làm và thu nhập, phát triển đƣợc ở mọi vùng, miền ngành kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt, dễ thích ứng với những biến động của nền kinh tế toàn cầu. Tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu, doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, thực hiện cơ cấu lại thời hạn vay nợ, giãn nợ vay vốn ngân hàng đối với nông dân bị thiệt hại do thiên tai và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Điều chỉnh linh hoạt tỉ giá ngoại tệ theo hƣớng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, bảo đảm cán cân thanh toán quốc tế không bị thâm hụt.

Những giải pháp trên đều nhằm đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ sản xuất, giữ vững thị trƣờng nội địa, phát huy lợi thế xuất khẩu, giữ vững và thu hút thêm FDI mới. Mọi nỗ lực giải pháp để ngăn chặn phải đƣợc thực hiện linh hoạt phù hợp.

Cùng với quá trình cải cách, đổi mới quản lý hệ thống tài chính – tiền tệ; đổi mới thủ tục cho vay dễ dàng hơn; thì Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cần phải tăng cƣờng khâu quản lý, kiểm tra, giám sát các tổ chức tài chính – tiền tệ phù hợp với tình hình thực tiễn.

Trong năm 2009, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam tạm thời chƣa nên cấp giấy phép hoạt động cho các ngân hàng mới.

Trong thanh toán quốc tế, ngoài việc thanh toán bằng đô la Mỹ cũng cần tăng nhanh tỷ lệ thanh toán bằng các đồng tiền khác nhƣ Euro, bảng Anh, Yên Nhật, Nhân dân tệ và một số ngoại tệ mạnh khác.

Ngoài dự trữ ngoại tệ bằng đô la Mỹ thì cũng cần tăng thêm dự trữ bằng đồng Euro, bảng Anh, Yên Nhật và Nhân dân tệ. Thực tế chỉ ra rằng nếu thời gian qua tăng dự trữ bằng đồng Euro thì rất có lợi vì đồng Euro đã lên

giá rất mạnh từ năm 2002 – 2008 (Năm 2002: 1 Euro = 0,8 USD thì năm 2008: 1 Euro = 1,5 USD).

1.8. Tăng cƣờng đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phƣơng, đa phƣơng khu vực và quốc tế:

Phối hợp với các nƣớc trong khu vực để thực hiện các biện pháp đối phó với khủng hoảng tài chính một cách có hiệu quả. Đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính của các quỹ tài chính thế giới nhƣ World Bank( WB), tổ chức tài chính quốc tế (IFC)…

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 91 - 93)