Giải pháp của khu vực ASEAN:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 73 - 78)

I. Giải pháp của một số nƣớc đang phát triển để ứng phó với cuộc khủng

2.Giải pháp của khu vực ASEAN:

2.1. Khuyến khích đầu tƣ, tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu: xuất khẩu:

Chính phủ các nƣớc Đông Nam Á áp dụng chính sách khuyến khích đầu tƣ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tạo mọi điều kiện thuận lợi

cho các doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng xuất khẩu. Các nƣớc trong khu vực đều đƣa ra các gói kich cầu tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của nƣớc mình. Nền kinh tế lớn nhất ASEAN là Indonesia có kế hoạch bơm 73,3 nghìn tỷ ru-pi-át (khoảng 613 triệu USD) vào thị trƣờng bằng cách cắt giảm thuế. Tháng 11/2008, Chính phủ Singapo tuyên bố kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 2,3 tỷ đô la Singapo (l,5 tỷ USD).

Tháng 3/2009, Malaysia công bố kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 2,7 tỷ USD sau khi đã đƣa ra kế hoạch trị giá 2,7 tỷ USD vào tháng 11.2008.

Trong ngân sách năm 2009, Chính phủ Philippin đã bổ sung 6,8 tỷ USĐ để tăng cƣờng đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng và tăng chi tiêu an sinh xã hội. Các quan chức Chính phủ cho biết, Philippin không chỉ tìm cách tạo thêm công ăn, việc làm mà còn tìm cách đƣa công nhân trong nƣớc ra nƣớc ngoài làm việc.

Năm 2009, Chính phủ Campuchia đã tăng gấp đôi ngân sách để đầu từ vào các dự án giao thông và cơ sở hạ tầng.

2.2. Sử dụng chính sách tài chính linh hoạt:

Áp dụng chính sách tài chính linh hoạt, thƣờng xuyên cắt giảm lãi suất và bơm một khối lƣợng lớn tiền vào hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore (MAS) lần đầu trong hơn 4 năm( tính từ năm 2005) quyết định cắt giảm lãi suất.

Ngân hàng Trung ƣơng Singapore sẽ phải tiếp tục cắt giảm lãi suất trong thời gian tới. Chính phủ Việt Nam liên tục điều chỉnh lãi suất cơ bản của ngân hàng xuống, từ mức 14% trong nửa cuối năm 2008, xuống 13%, 12% và 11%.

Chính phủ Malaysia bơm 1,4 tỉ USD vào thị trƣờng chứng khoán và cắt giảm mức tăng trƣởng GDP năm 2009 từ 5,4% xuống còn 3,4%.

Thái Lan thông qua 6 biện pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho các ngành kinh tế, trong đó ƣu tiên lĩnh vực xuất khẩu và du lịch, các dự án vĩ mô… nhằm đạt mục tiêu tăng trƣởng GDP 4% (2009) so với 5,1% (2007). Inđonesia cũng sẽ tung ra 5 tỉ USD trợ giúp tài chính, ngân hàng khắc phục khủng hoảng và kích thích kinh tế phát triển.

2.3. Đảm bảo an sinh xã hội và trợ cấp, khuyến khích phát triển nông nghiệp và giải quyết đời sống ngƣời thu nhập thấp: nghiệp và giải quyết đời sống ngƣời thu nhập thấp:

Indonesia đẩy nhanh tốc độ giải ngân 25,9 nghìn tỉ rupi trong khoản ngân sách 290 nghìn tỉ rupi dành cho mạng lƣới an sinh xã hội và khuyến khích phát triển trong ngân sách năm 2008 để làm dịu tình hình thanh toán bằng tiền mặt.

Singapore và Thái Lan có chính sách hỗ trợ ngƣời dân có thu nhập thấp do ảnh hƣởng của giá lƣơng thực, thực phẩm tăng cao. Thái Lan khuyến khích nông dân gieo trồng lúa vụ 3 trong năm trên diện tích đất canh tác có thể thực hiện đƣợc. Các biện pháp hỗ trợ ngƣời nghèo của chính phủ Inđônêsia gồm: hỗ trợ hoạt động của các địa phƣơng với mức kinh phí cho mỗi xã là 3 tỉ rupi, cho phép mỗi cá nhân đƣợc vay vốn ngân hàng không phải ký quỹ tới 5 triệu rupi và phân phát tiền mặt trực tiếp tới mỗi hộ gia đình nghèo 100.000 rupi/tháng trong vòng 18 tháng.

Philippin đầu tƣ một khoản kinh phí lớn để cải thiện hệ thống thủy lợi, nâng cao năng suất lúa và đƣa 300.000 ha đất không sử dụng đƣợc trƣớc đây vào canh tác. Ngoài ra, chính phủ Philippin còn chi một khoản kinh phí 120,5 triệu USD đầu tƣ cho nghiên cứu, đào tạo và khuyến nông.

Chính phủ Malaysia đƣa ra kế hoạch đầu tƣ 1,9 tỉ USD để mở rộng diện tích trồng lúa nƣớc, đầu tƣ thâm canh tăng năng suất lúa gạo.

2.4. Củng cố mối quan hệ, hợp tác khu vực:

- Tăng cƣờng hợp tác, tự cƣờng khu vực; tăng cƣờng phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, đi đôi với áp dụng giải pháp kích thích kinh tế thông qua công cụ ngân sách, nới lỏng tín dụng tiền tệ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thắt chặt hơn quan hệ các nƣớc trong khối, trong lúc khó khăn này hơn lúc nào hết các nƣớc Đông Nam Á cần sự ổn định và chung sức chung lòng thực hiện những biện pháp đã thoả thuận ở cấp cao để vƣợt qua khủng hoảng kinh tế.

- Thành lập quỹ tài chính khu vực: Để đối phó với cơn bão tài chính, ASEAN thống nhất thành lập một “Quỹ dự phòng khẩn cấp”để giúp đỡ các nƣớc cần tiền mặt. Quỹ này sẽ đƣợc sử dụng để mua các tài sản xấu và hỗ trợ về vốn đối với các tổ chức tài chính cũng nhƣ các công ty tƣ nhân. Ngân hàng thế giới (WB) sẽ giúp 10 tỉ USD cho quỹ này.

- ASEAN cũng sẽ phối hợp cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3) thành lập một quỹ dự trữ ngoại hối chung. Quỹ gồm 17 thỏa thuận với quy mô trị giá 120 tỉ USD do các thành viên đóng góp nhằm hỗ trợ tài chính cho những tổ chức gặp khó khăn. trong đó có việc mở rộng các thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ. Trong đó, 3 nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đóng góp 80% và số còn lại sẽ do các nƣớc ASEAN đóng góp. Hiện tại, ngành dệt may các nƣớc ASEAN đều hoạt động độc lập, tuy nhiên về lâu dài mọi ngƣời cũng đã nghĩ đến việc nắm tay nhau để cùng vận hành một cỗ máy chung.

2.5. Thành lập công xƣởng sản xuất chung các mặt hàng chủ đạo:

Việc hƣớng đến thành lập công xƣởng sản xuất chung là hết sức cần thiết. điều này sẽ tạo thành một chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng. Khi đó sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí, khi bán ra thị trƣờng thế giới sẽ không bị ép giá, hơn nữa không những tạo đƣợc thƣơng hiệu cho cả khối mà còn cho từng nƣớc trong

khu vực. Ngành dệt may có lẽ sẽ là ngành đầu tiên cần đƣợc sản xuất đi theo hƣớng này.

Trong cuộc tọa đàm về sự hợp tác của ngành dệt may trong Hiệp hội Dệt may khu vực Đông Nam Á (AFTEX) gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, cùng 4 nƣớc ngoài hiệp hội là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc và đại diện Hiệp hội Thời trang Châu Á (AFF) diễn ra tại Tp.HCM, đại diện của các hiệp hội dệt may và thời trang của các nƣớc đều nhận định rằng tình hình sản xuất dệt may đang rất khó khăn, tùy theo tình hình điều kiện riêng của từng nƣớc nhƣng nhìn chung ngành dệt may các nƣớc đang đối mặt với hoạt động xuất khẩu sụt giảm, nhiều ngƣời lao động trong ngành bị mất việc làm, giá đơn hàng thấp, giá trị đơn hàng thu nhỏ lại, hoạt động thanh toán chậm chạp...

Trong quý 1/2009, Singapore có tỷ lệ sụt giảm đơn hàng gia công ở mức từ 30-40%. Ở Thái Lan, xuất khẩu dệt may giảm đến 40%, quy mô các đơn hàng nhỏ lẻ, giá cả sụt giảm và thị trƣờng tiêu thụ nội địa cũng giảm từ 20%- 30% so với cùng kỳ. Đối với Việt Nam, quý 1/2009 kim ngạch xuất khẩu của dệt may cũng giảm so với cùng kỳ năm trƣớc với giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1,9 tỷ USD.

Ngành dệt may các nƣớc ASEAN đang đặt ra mục tiêu tiến tới biến khu vực thành phân xƣởng sản xuất dệt may của thế giới. Sự hợp tác của ngành dệt may các thành viên không chỉ giúp ngành dệt may khu vực phục hồi nhanh chóng mà còn đạt đƣợc sự tăng trƣởng thƣơng mại trong vùng lên gấp đôi vào năm 2015 so với hiện nay.

Dệt may là ngành kinh tế tiềm năng của ASEAN. Mỗi quốc gia trong khu vực đều có lợi thế riêng biệt. Thái Lan và Indonesia có lợi thế về nguồn nguyên liệu trong khi Việt Nam, Campuchia và Lào lại rất mạnh trong lĩnh vực lắp ráp và may mặc. Nếu các thành viên trong khối phối hợp lại thì

không chỉ xây dựng đƣợc thƣơng hiệu riêng cho bản thân từng quốc gia mà còn tạo nên đƣợc giá trị chung cho ngành sản xuất của cả khu vực.

Vì vậy, các nƣớc có thể bàn bạc để hình thành chuỗi liên kết cung ứng và sản xuất, khi đó Thái Lan và Indonesia cung cấp nguyên liệu cho Việt Nam, Campuchia và Lào để các nƣớc này tạo ra sản phẩm và bán cho cả thế giới. Nếu doanh nghiệp dệt may các nƣớc trong khối hợp tác với nhau thì giá trị của sản phẩm sẽ không còn bị ép giá thấp nhƣ hiện nay.

2.6. Xây dựng một cộng đồng ASEAN theo kiểu Liên minh châu Âu (EU) trong tƣơng lai: (EU) trong tƣơng lai:

Cuộc khủng hoảng cũng giúp các nƣớc ASEAN nhận thức đƣợc rằng, khu vực phải tăng cƣờng khả năng độc lập về tài chính để giảm thiểu những tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 73 - 78)