Đa dạng hóa mặt hàng và thị trƣờng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 95 - 97)

II. Giải pháp của Việt Nam để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn

2.3.Đa dạng hóa mặt hàng và thị trƣờng xuất khẩu

2. Giải pháp của các doanh nghiệp:

2.3.Đa dạng hóa mặt hàng và thị trƣờng xuất khẩu

Các doanh nghiệp cần phải giảm sự phụ thuộc vào thị trƣờng truyền thống và mở thêm các thị trƣờng mới. Cụ thể tăng xuất khẩu vào các thị trƣờng thuộc khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc… và các thị trƣờng ít bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong đó, châu Phi và Trung Đông nổi lên là những thị trƣờng xuất khẩu đầy triển vọng trong tƣơng lai.

Trong bối cảnh khó khăn, bên cạnh việc chú trọng khai thác thị trƣờng nội địa, thì tiếp tục mở rộng thị trƣờng xuất khẩu là giải pháp đƣợc nhiều Doanh nghiệp dệt may triển khai. Tập đoàn đã chỉ đạo các Doanh nghiệp thành viên bám sát thị trƣờng, khách hàng xuất khẩu hiện có, làm tốt công tác chăm sóc khách hàng để giữ vững những thị trƣờng xuất khẩu truyền thống. Tập trung khai thác thế mạnh làm hàng chất lƣợng cao để tăng giá trị gia tăng, giao hàng đúng hạn, đáp ứng cả những đơn hàng số lƣợng ít và nhất là đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn môi trƣờng, quan hệ lao động hài hòa... là những lợi thế để doanh nghiệp dệt may giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tìm mọi cách giảm giá thành để có đƣợc giá bán phù hợp thị trƣờng nhƣng vẫn duy trì đƣợc lao

động, thu nhập. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, sự liên kết, hỗ trợ giữa các doanh nghiệp là rất quan trọng. Các doanh nghiệp lớn có thể hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phƣơng, các đơn vị liên kết của tập đoàn để có đơn hàng ổn định.

Ngoài các thị trƣờng truyền thống, các doanh nghiệp cũng cần năng động tìm kiếm thị trƣờng ngách mà Việt Nam có lợi thế, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến nghiên cứu thị trƣờng ngoài nƣớc và đặc biệt quan tâm tổ chức mời khách hàng tiềm năng vào thƣơng lƣợng tại Việt Nam. Có chiến lƣợc tiếp cận với thị trƣờng Nhật Bản để khai thác tốt Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, đồng thời khai thác thị trƣờng mới đầy tiềm năng tại Trung Ðông, Nam Phi, Nga.

Với sự nỗ lực của nhiều doanh nghiệp, ngay từ những tháng đầu năm nay, nhiều doanh nghiệp trong nƣớc đã ký đƣợc những hợp đồng xuất khẩu mặt hàng sợi cao cấp, sợi trung bình sang thị trƣờng Trung Ðông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Trung Quốc... Các mặt hàng áo giắc-két, măng-tô, vét-xtông, khăn các loại, vải cao cấp đã có thêm hợp đồng mới tại thị trƣờng EU, Trung Ðông, Nhật Bản... Tỷ trọng sản xuất hàng FOB tăng do nhiều doanh nghiệp đã đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng, nguyên phụ liệu. Sản phẩm vải 100% cốt-tông cao cấp của Công ty Pang-rim, do Hàn Quốc đầu tƣ 100% vốn, đã đƣợc khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc, EU chấp nhận làm nguyên liệu đặt hàng may mặc xuất khẩu; vải lụa, tơ tằm của Công ty dệt Thái Tuấn đƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Ðông; khăn cao cấp của TCT Phong Phú xuất khẩu sang Nhật Bản, EU. TCT cổ phần may Việt Tiến đã đầu tƣ 11 nhà máy sản xuất các sản phẩm cho hệ thống của NIKE, xuất khẩu không chỉ sang thị trƣờng Mỹ, EU mà năm nay còn mở thêm thị trƣờng châu Á.

Doanh nghiệp hợp tác với khách hàng, lựa chọn nguyên liệu trong nƣớc sản xuất đáp ứng yêu cầu chất lƣợng sản phẩm, cho nên công ty có đơn hàng sản xuất cho nhiều khách hàng có thƣơng hiệu lớn nhƣ Mango, Zaza, Banala, Lafema, Millet của Tây Ban Nha, CHLB Ðức, Anh, Mỹ, Nhật Bản. Các công ty dệt may nên thu hút khách hàng từ các thị trƣờng mới khai thác bằng những sản phẩm riêng biệt, ít bị cạnh tranh nhƣ quần áo trƣợt tuyết, quần lót nam, nữ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 95 - 97)