Giải pháp chấn chỉnh cơ cấu nhập khẩu, chống nhập siêu quá lớn và

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 85 - 86)

II. Giải pháp của Việt Nam để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn

1.3.Giải pháp chấn chỉnh cơ cấu nhập khẩu, chống nhập siêu quá lớn và

và sử dụng hàng nhập có hiệu quả

Cán cân thƣơng mại thâm hụt ngày càng lớn là một dấu hiệu không thuận lợi cho nền kinh tế; nó chứng tỏ khả năng sản xuất và hàng hoá trong nƣớc còn yếu. Việc cố gắng giảm dần nhập siêu, tiến tới xuất siêu cần đƣợc đặt ra cụ thể và ngay từ bây giờ, vì hiện nay nhập siêu của Việt Nam không đƣợc tài trợ từ nội lực của nền kinh tế chủ yếu từ nguồn lực bên ngoài. Điều này chứa đựng nhiều rủi ro ( rủi ro về thanh toán, rủi ro về tỉ giá ). Nhập siêu tăng nhƣ hiện nay chỉ đƣợc phép tồn tại trong ngắn hạn và trong giới hạn kiểm soát đƣợc. Để kỉêm soát tốt tình hình nhập khẩu, qua đó giảm nhập siêu, chúng ta cần đổi mới công tác quản lý nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thƣơng mại của Việt Nam trong thời gian tới. Vấn đề trƣớc mặt là phải cần điều chỉnh lại danh mục hàng hoá nhập khẩu. Về cơ bản chỉ cho phép nhập khẩu hàng hoá mà trong nƣớc không sản xuất đƣợc, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu, không cho phép hoặc hạn chế tối đa nhập các loại hàng hoá trong nƣớc có khả năng sản xuất. Bên cạnh đó thúc đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các hàng hoá nhập khẩu. Với các nguyên phụ kiện nhập khẩu để làm hàng gia công, cần rà soát lại lƣợng tối thiểu cần nhập khẩu. Với các thiết bị máy móc, cần xác định tiến độ nhập khẩu phù hợp với tiến độ xây lắp các công trình, đảm bảo công trình đƣợc xây dựng nhanh chóng phát huy hiệu quả từ thiết bị nhập khẩu

Các biện pháp trên nếu đƣợc áp dụng một cách quyết liệt, mạnh mẽ có thể giảm đƣợc nhập siêu.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 85 - 86)