I. Giải pháp của một số nƣớc đang phát triển để ứng phó với cuộc khủng
1. Giải pháp của Trung Quốc:
1.1.2. Đưa ra các gói kích cầu để thúc đẩy nền kinh tế:
Các biện pháp mà không chỉ Trung Quốc sử dụng mà các nƣớc trên thế giới đều sử dụng rất nhiều đó là đƣa ra các gói kích cầu. Các gói kích cầu của Trung Quốc đã thật sự phát huy tác dụng, điều này đƣợc thể hiện rõ nhất qua các con số doanh thu của các nhà sản xuất, kinh doanh. Ngay cả dự đoán mức tăng trƣởng GDP của nƣớc này cũng tăng lên 7,5% so với dự đoán ban đầu 6,5%.
Quốc hội Trung Quốc đã phê chuẩn chƣơng trình cả gói của Chính phủ Trung Quốc nhằm đối phó khủng hoảng tài chính quốc tế. Hầu hết số tiền trong kế hoạch kích thích kinh tế sẽ đƣợc chi cho các dự án cơ sở hạ tầng, nhƣ đƣờng sá và đập nƣớc, vì các dự án đó sẽ nhanh chóng bơm tiền vào nền kinh tế. Ngoài ra, khoản tiền này sẽ kích thích tiêu thụ nội địa, tăng thu nhập cho ngƣời dân tại nông thôn, ủng hộ các ngành công nghiệp thép, tự động hóa... Bên cạnh đó, chi tiêu cải thiện mạng lƣới an sinh xã hội sẽ tăng 17,6% trong năm nay lên 293 tỷ NDT. Ngân sách cho chăm sóc sức khỏe và y tế tăng 38,2%, lên 118,6 tỷ NDT. Với dự trữ ngoại tệ khổng lồ và một hệ thống ngân hàng vững chắc, Bắc Kinh đang có một nguồn tài chính lớn để dốc tiền đối phó khủng hoảng. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đang sử dụng gói kích cầu trị giá 586 tỷ USD để biến khủng hoảng thành một lợi thế cạnh tranh, bằng cách chú trọng đào tạo các lực lƣợng lao động và tăng trợ giúp cho nghiên cứu phát triển. Bắc Kinh sẽ chi nhiều hơn cho các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, tăng ngân sách dành cho nghiên cứu phát triển, bên cạnh việc đầu tƣ vào hạ tầng cơ sở. Trung Quốc đã tài trợ cho những kế hoạch đào tạo quy mô lớn, nhằm đối phó nạn thất nghiệp gia tăng và cung ứng lao động lành nghề. Riêng tại tỉnh Quảng Ðông, chƣơng trình đào tạo đƣợc mở rộng gấp bốn lần trong năm 2009, tập hợp bốn triệu công nhân viên trong các khóa học tập kéo dài từ ba đến sáu tháng.
Không những vậy, để kích cầu Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng chính sách khuyến khích nông dân mua ôtô với hy vọng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm này ở khu vực nông thôn. Chính phủ Trung Quốc bắt đầu giải ngân gói trợ cấp trị giá 5 tỉ NDT (khoảng 732 triệu USD) để giúp nông dân mua ôtô. Tỷ lệ trợ cấp cho nông dân mua ôtô là 10% và cho nông dân mua xe máy là 13. Nhờ chính sách kể trên nên doanh số bán ra của các hãng sản xuất xe tải đã tăng rất nhanh.
Với gói kích thích cầu đầu tƣ trong nƣớc trị giá 15% GDP (tƣơng đƣơng 4000 tỷ NDT) trong vòng 2 năm(2009-2010), mục tiêu của Trung Quốc là hạn chế những bất lợi của môi trƣờng kinh tế quốc tế. Số vốn khổng lồ này sẽ huy động 1/3 từ đầu tƣ chính phủ, phần còn lại là huy động từ địa phƣơng, Doanh nghiệp, và toàn xã hội.
Các gói kích cầu của Trung Quốc đƣợc đƣa ra cho từng lĩnh vực, ngành nghề(56):
- Đầu tƣ 42 tỷ Nhân dân tệ để tạo mới việc làm, tập trung ở các ngành dịch vụ, ngành công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực ngoài quốc doanh của nền kinh tế.
- Đẩy mạnh đầu tƣ vào tài sản cố định ở thành thị: Trong hai tháng đầu năm 2009, tổng mức đầu tƣ vào tài sản cố định ở thành thị của Trung Quốc đã đạt mức 1.207 nghìn tỷ NDT (tƣơng ứng với 150.35 tỷ USD) với tốc độ tăng trƣởng đạt 26,5%, cao hơn so với mức 24,3% cùng kỳ năm 2007, và cũng đạt tốc độ tăng trƣởng cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng 26,1% trung bình các năm trƣớc. Tuy nhiên, tốc độ tăng thực tế đầu tƣ bất động sản dƣờng nhƣ đang tạm lắng với mức đầu tƣ đạt 239,8 tỷ NDT, chỉ tăng 1%, thấp hơn so với tốc độ 32,9% đã đạt đƣợc đầu năm.
- Tăng cƣờng đầu tƣ cho nông nghiệp: Chính phủ dự định dành 716,1 tỷ NDT (tƣơng đƣơng với 104,6 tỷ USD) trong năm 2009 đầu tƣ cho nông
nghiệp, tăng 120,6 tỷ NDT so với ngân sách năm 2008. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tăng giá thu mua lúa mỳ và gạo lên từ 0,22 NDT đến 0,26 NDT và giữ giá các nông sản khác cố định ở mức hợp lý để khuyến khích ngƣời nông dân.
Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn áp dụng các gói chính sách hỗ trợ tập trung vào từng ngành sản xuất, cụ thể:
+ Ngành dệt may và máy móc thiết bị: Đối với ngành máy móc thiết bị, Chính phủ Trung quốc hƣớng đến giảm sự phụ thuộc vào các bộ phận máy nhập khẩu từ thị trƣờng nƣớc ngoài. Chính sách đầu tiên mà Trung Quốc đƣa ra là hạn chế các ƣu đãi thuế nhập khẩu đối với các bộ phận máy móc mà trong nƣớc có thể sản xuất đƣợc.
Đối với ngành dệt may, Chính phủ dự định sẽ áp dụng giảm chi phí xuất khẩu cho các công ty dệt may khoảng 15% thay vì tỷ lệ 14% đang áp dụng từ tháng 11 năm 2008 đến nay. Thêm vào đó, Chính phủ cũng sẽ thiết lập một quỹ nhằm nâng cấp trang thiết bị và kỹ thuật của ngành này. + Ngành đóng tàu: Dự kiến năm 2009, ngành đóng tàu trong nƣớc của Trung Quốc sẽ chỉ nhận đƣợc các hợp đồng với khối lƣợng 20 - 30 triệu dead- weight tấn, giảm gần một nửa so với khối lƣợng đã đạt đƣợc năm 2008 là 58,18 triệu dead-weight tấn. Để kích thích ngành công nghiệp này, Trung Quốc đã quyết định kéo dài thêm các chính sách hỗ trợ tài chính của mình cho đóng tàu đi biển cho đến năm 2012, đầu tƣ vào nghiên cứu và phát triển các kỹ năng đóng tàu có kỹ thuật cao và xúc tiến các ứng dụng công nghệ vào trong công nghiệp đóng tàu.
+ Ngành ô tô sắt thép: Nhằm kích thích sự phát triển của ngành ô tô và sắt thép, Trung Quốc đã giảm thuế mua ô tô dƣới 1,6 lít từ 10% xuống 5% từ ngày 20 tháng 01 đến 31 tháng 12 năm 2009, cải thiện hệ thống tín dụng đối với các khoản nợ mua xe ô tô.
+ Công nghiệp nhẹ và dầu khí: Các chính sách nhƣ tăng cƣờng giảm chi phí xuất khẩu, nới rộng các hỗ trợ về tài chính và tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là các chính sách đầu tiên trong gói kích cầu của Trung Quốc đối với ngành công nghiêp nhẹ. Thêm vào đó, Trung Quốc sẽ tăng tiêu dùng và tăng nguồn cung các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ đối với thị trƣờng trong nƣớc, duy trì khối lƣợng hàng công nghiệp nhẹ xuất khẩu, chú trọng phát triển các kỹ thuật then chốt và tiến hành công nghiệp hóa ngành công nghiệp nhẹ. Mặt khác, các doanh nghiệp trong ngành phải tự phát triển thƣơng hiệu và cải thiện chất lƣợng sản phẩm của chính mình. Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng để đẩy mạnh nhu cầu cho các sản phẩm từ dầu thô nhằm duy trì tốc độ phát triển của ngành dầu khí. Chính sách này bao gồm việc đảm bảo nguồn cung cho các sản phẩm nông nghiệp nhƣ phân bón, xây dựng các nhà máy lọc dầu, xây dựng chính sách thuế hợp lý và giúp các doanh nghiệp trong ngành tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn.