I. Giải pháp của một số nƣớc đang phát triển để ứng phó với cuộc khủng
1. Giải pháp của Trung Quốc:
1.1.9. Tham gia các hội nghị khu vực và thế giới:
Tăng cƣờng trao đổi đầu tƣ giữa các nƣớc là biện pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng tài chính không chỉ tác động đến một nƣớc, mà nó tác động đến toàn cầu. Các nƣớc trên thế giới cùng chung tay đối phó với cuộc khủng hoảng sẽ tạo ra một mạng lƣới để bảo vệ nền kinh tế toàn thế giới. Đây chính là lúc các nƣớc giàu thể hiện vai trò tiên phong của mình. - Tích cực thúc đẩy các mối quan hệ song phƣơng và đa phƣơng: Trung Quốc đã ký các hợp đồng trị giá hơn 13 tỷ USD với các nƣớc Anh, Ðức, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha sau chuyến thăm và làm việc của đoàn quan chức và 200 doanh nghiệp Trung Quốc tới châu Âu hồi tháng 2/2009. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn "tận dụng" cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và châu Âu để tìm cách mua lại các doanh nghiệp công nghệ và đầu tƣ vào các thị trƣờng nƣớc ngoài.
- Thành lập các quỹ dự trữ ngoại hối khu vực: Trung Quốc đã cùng với ba đối tác là Hàn Quốc, Nhật Bản và Asean đồng ý thành lập quỹ dự trữ ngoại hối trị giá 120 tỷ đô la, hoạt động dƣới dạng gọi là « currency swap ». Về khoản đóng góp của các bên, trên nguyên tắc Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ đóng góp đến 80% cho quỹ dự trữ ngoại hối. Năm nƣớc phát triển nhất của Asean là Singapor, Malaysia, Inđônêxia, Philippines và Thái Lan, mỗi thành viên này sẽ tham gia khoảng ba tỷ rƣỡi đô la. Năm nƣớc nhỏ nhất
của Asean (Brunei, Cam Bốt Lào, Miến Điện, Việt Nam) sẽ phải gánh vác sáu tỷ rƣỡi cuối cùng trên tổng số 120 tỷ đô la.
Trung Quốc đang chuẩn bị thành lập quỹ hợp tác đầu tƣ 10 tỷ USD với ASEAN và cho các nƣớc khu vực này vay 15 tỷ USD, trong bối cảnh khu vực đang nỗ lực đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Tuyên bố cũng cho biết Trung Quốc dự định viện trợ cho Campuchia, Lào và Myanmar 39,5 triệu USD và tặng 300.000 tấn gạo cho quỹ dự trữ gạo khẩn cấp Đông Á để tăng cƣờng an ninh lƣơng thực.