Bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 88 - 89)

II. Giải pháp của Việt Nam để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn

1.5. Bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo

Trƣớc nguy cơ suy giảm tăng trƣởng kinh tế, tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của ngƣời lao động thì vấn đề bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo phải đƣợc xem là giải pháp cấp bách. Tăng cƣờng dự trữ quốc gia để triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành nhƣ chƣơng trình nhà ở cho ngƣời nghèo, nhà ở cho ngƣời lao động tại các khu công nghiệp tập trung, nhà ở và tín dụng ƣu đãi cho sinh viên… Thực hiện các giải pháp đầu tƣ để giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện có tỉ lệ nghèo cao nhất, bảo đảm đến năm 2020 các huyện này sẽ có mức phát triển ngang bằng với trình độ chung của cả nƣớc. Tổ chức triển khai chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Chính phủ đã thông qua Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg, các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế trong năm 2009 chƣa có khả năng thanh toán tiền lƣơng, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định cho ngƣời lao động bị mất việc làm thì đƣợc Nhà nƣớc cho vay để thanh toán. Cụ thể, đối tƣợng vay là các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế mà phải giảm số lao động hiện có từ 30% trở lên hoặc từ 100 lao động trở lên (không kể lao động thời vụ có thời hạn dƣới 3 tháng) và sau khi đã sử dụng các nguồn của doanh nghiệp mà vẫn chƣa có khả năng thanh toán tiền lƣơng, đóng bảo hiểm xã hội và tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho số lao động đã giảm. Mức vay tối đa của doanh nghiệp bằng số kinh phí để thanh toán số nợ tiền lƣơng và các khoản khác phải trả cho ngƣời lao động bị mất việc làm. Lãi suất vay là 0%, thời hạn vay tối đa là 12 tháng.

Ngân hàng Phát triển Việt Nam là cơ quan thực hiện việc cho vay này đối với các doanh nghiệp.

Đối với ngƣời lao động bị mất việc làm tại doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp bỏ trốn trong năm 2009 thì UBND cấp tỉnh ứng ngân sách địa phƣơng trả cho ngƣời lao động có trong danh sách trả lƣơng của doanh nghiệp khoản tiền lƣơng mà doanh nghiệp đó còn nợ ngƣời lao động. Nguồn tạm ứng từ ngân sách địa phƣơng đƣợc hoàn trả từ nguồn thu khi thực hiện xử lý tài sản của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Nếu nguồn tài chính của địa phƣơng không đủ để xử lý thì địa phƣơng có báo cáo lên Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định.

Ngoài ra, ngƣời lao động bị mất việc làm trong các trƣờng hợp trên, kể cả ngƣời lao động đi làm việc tại nƣớc ngoài phải về nƣớc trƣớc thời hạn do doanh nghiệp nƣớc sở tại gặp khó khăn sẽ đƣợc vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để học nghề trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày ngƣời lao động bị mất việc làm hoặc ngày lao động phải về nƣớc.

Thực hiện tăng thêm dự trữ quốc gia về lƣơng thực để chủ động cứu trợ cho ngƣời dân ở các vùng bị lũ, lụt. Tiếp tục thực hiện trợ cấp khó khăn cho ngƣời hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc có đời sống khó khăn thu nhập thấp. Đặc biệt quan tâm bảo đảm y tế, giáo dục, nhất là đối tƣợng chính sách và các khu vực còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)