Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 65 - 67)

I. Giải pháp của một số nƣớc đang phát triển để ứng phó với cuộc khủng

1.1.3.Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu:

1. Giải pháp của Trung Quốc:

1.1.3.Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu:

- Cắt giảm thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu:

Kể từ ngày 1-12-2008, hơn 3.700 loại hàng hóa xuất khẩu - tƣơng đƣơng 27,9% tổng số loại hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ đƣợc tăng hoàn thuế. Đây là chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đang bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

- Mở đƣờng cho doanh nghiệp tìm các thị trƣờng mới:

Mỹ và phƣơng Tây là các thị trƣờng chủ đạo của Trung Quốc, do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên nhu cầu từ các thị trƣờng này giảm mạnh. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm

các thị trƣờng mới ổn định hơn và tiềm năng hơn. Đồng thời tìm nguồn cung ổn định cho Trung Quốc.

Trong lúc Mỹ và phƣơng Tây đang bận đối phó với tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã bắt đầu chuyến thăm đến đến Ả-rập Xê-út và bốn nƣớc châu Phi là Mali, Senegal, Tanzania và Mauritius từ ngày 10-18/2/2009. Mục đích xuyên suốt trong các chuyến công du này của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là tìm kiếm nguồn cung dầu ổn định cho Trung Quốc. Châu Phi và Trung Đông đều là các nhà cung ứng dầu khí hàng đầu của Trung Quốc. Dầu khí từ Lục địa đen đáp ứng 1/3 nhu cầu dầu khí cho Trung Quốc. Riêng Ả-rập Xê-út đáp ứng 20% tổng lƣợng dầu khí từ bên ngoài vào Trung Quốc. Trung Quốc luôn tìm cách để giữ đƣợc nhịp độ tăng trƣởng cao bằng cách đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy và đa dạng. Trung Quốc đặt nhiều hy vọng vào việc ký hợp đồng với Nga về việc cung cấp dầu lửa qua đƣờng ống dẫn dầu đang đƣợc xây dựng ở Đông Siberi - Thái Bình Dƣơng. Song, lợi ích của Trung Quốc đối với Châu Phi và Trung Đông không chỉ là về dầu khí. Lợi ích kinh tế khác, đặc biệt về xuất khẩu của Trung Quốc vào Trung Đông và Châu Phi ngày càng quan trọng trong bối cảnh nguồn xuất khẩu sang các thị trƣờng Mỹ và Châu Âu đang giảm sút. Vì thế, việc đẩy mạnh tiếp cận thị trƣờng rộng lớn đầy tiềm năng của Trung Đông và Châu Phi sẽ góp phần bù đắp cho sự giảm sút đó. Trong thập kỷ qua, trao đổi thƣơng mại giữa Trung Quốc và Châu Phi tăng mạnh nhờ nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc về dầu mỏ và các sản phẩm khai khoáng của Châu Phi, cũng nhƣ nhu cầu của châu lục này đối với xe hơi, hàng dệt may, viễn thông và các hàng hóa giá rẻ khác của Trung Quốc. Năm 2008, kim ngạch trao đổi thƣơng mại song phƣơng đạt 106,8 tỷ USD, tăng 45,1% so với năm 2007.

Các nƣớc Trung Đông cũng đều là đối tác thƣơng mại hàng đầu của Trung Quốc với tổng giá trị kim ngạch thƣơng mại rất lớn nhƣ Brazil (khoảng 29,7 tỷ USD), Mexico (14,9 tỷ USD), Argentina (9,9 tỷ USD), Venezuela (5,8 tỷ USD), Colombia (3,4 tỷ USD) và Ecuador (1 tỷ USD).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 65 - 67)