Ổn định hệ thống tài chính:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 89 - 91)

II. Giải pháp của Việt Nam để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn

1.6.Ổn định hệ thống tài chính:

Mặc dù hệ thống tài chính Việt Nam chƣa hội nhập sâu với hệ thống tài chính toàn cầu, chúng ta chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu nhƣ chƣa mở cửa dòng ra, do vậy lƣợng tiền Việt Nam đầu tƣ ra bên ngoài dƣờng nhƣ không đáng kể và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chƣa nhiều nên hệ thống tài chính của Việt nam sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng

hoảng này so với các nƣớc có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng. Nhƣng điều này không có nghĩa là hệ thống tài chính của chúng ta không bị ảnh hƣởng. Do đó, Nhà nƣớc cần có những chính sách để ổn định hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng trƣớc khi có những ảnh hƣởng nghiêm trọng.

Ngân hàng hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Bộ Tài chính chỉ đạo và yêu cầu các ngân hàng thƣơng mại, các tập đoàn kinh tế rà soát ngay các khoản tiền gửi và đầu tƣ tại các ngân hàng thƣơng mại, tổ chức tài chính nƣớc ngoài cũng nhƣ các khoản vay của các tổ chức này. Từ đó thực hiện biện pháp cần thiết thích hợp để giảm thiểu nguy cơ mất vốn hoặc tăng chi phí, đồng thời, rà soát hoạt động đầu tƣ, kinh doanh của các ngân hàng đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam.

Thủ tƣớng chỉ đạo, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần đảm bảo ổn định, an toàn của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cần có biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các ngân hàng thƣơng mại rà soát lại các khoản cho vay đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ vào những lĩnh vực rủi ro cao (bất động sản, chứng khoán, đầu tƣ đa ngành...), tăng cƣờng hơn nữa kiểm soát và phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay bất động sản.

Nghiên cứu hoàn thiện quy chế mua bán nợ và thiết lập tổ chức mua bán, xử lý nợ khó đòi cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Sớm xây dựng trình Chính phủ ban hành quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, phá sản những ngân hàng gặp vấn đề. Trên cơ sở đó để có căn cứ pháp lý thực hiện chủ trƣơng về cơ cấu lại những ngân hàng thƣơng mại và tổ chức tín dụng yếu kém, bảo đảm lành mạnh, an toàn của hệ thống.

Bộ Tài chính cần chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc theo dõi, giám sát chặt chẽ luồng vốn ra, vào của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; đồng thời, xử lý những vƣớng mắc về thủ tục hành chính trong hoạt động chứng khoán để

đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ từ thị trƣờng này và phát triển thị trƣờng bền vững. Thực hiện rà soát ngay hoạt động của các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tƣ tài chính để đánh giá và xác định tình trạng tài chính hiện nay của từng quỹ và toàn bộ hệ thống; sửa đổi, bổ sung, xây dựng các tiêu chí, điều kiện về cấp phép thành lập và hoạt động đối với các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và công ty quản lý quỹ cho phù hợp với tình hình mới. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, cùng với Ngân hàng Nhà nƣớc chỉ đạo rà soát tình hình thực hiện các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, đầu tƣ trong nƣớc để sớm đƣa công trình vào sử dụng hoặc đình hoãn đối với những dự án, công trình xét thấy chƣa thật cần thiết.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển (Trang 89 - 91)