phát triển khác:
Gồng mình trƣớc những tác động nặng nề của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc đang phát triển sẽ tiếp tục giảm mạnh trong 2009. Hậu quả "bão" tài chính gây ra cho các nƣớc đang phát triển sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với những dự đoán trƣớc đây. Trong khi đó, các nƣớc này lại thiếu những biện pháp đối phó. Tổ chức ngân hàng thế giới (WB) đã giảm dự đoán về tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2009 của các nƣớc đang phát triển xuống còn 2,1%, thay vì mức dự đoán 4,4% vào tháng
11 năm 2008(49). Con số này giảm mạnh so với mức tăng trƣởng 5,8% của năm 2008 cho thấy một viễn cảnh ảm đạm đang chờ đón các nƣớc đang phát triển.
Theo đánh giá của WB, khoảng 84 trong tổng số 109 nƣớc đang phát triển sẽ phải đối mặt với hiện tƣợng thiếu hụt tài chính, đặc biệt các nƣớc ở khu vực châu Âu, Trung Á, Mỹ La-tinh và phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi. WB dự báo trong năm 2009 kinh tế khu vực châu Âu và Trung Á sẽ gánh chịu mức tăng trƣởng âm 2%, Mỹ La-tinh và Caribe là âm 0,6%. WB cảnh báo kinh tế thế giới năm 2010 có thể chuyển biến tích cực, song sản lƣợng hàng hóa sẽ vẫn thấp, áp lực tài chính tiếp tục gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao đến hết năm 2011.
Các nƣớc đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, nhìn chung chƣa thực sự hội nhập sâu vào thị trƣờng tài chính thế giới. Do đó, các nƣớc này hầu nhƣ chịu ảnh hƣởng không phải trực tiếp từ lĩnh vực tài chính. Nguyên nhân là do khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng lan ra các lĩnh vực khác, và chính các lĩnh vực này mới thực sự ảnh hƣởng đến các nƣớc đang phát triển. Các lĩnh vực bị ảnh hƣởng chủ yếu là xuất khẩu, công nghiệp, lao động, nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nói nhƣ vậy cũng không có nghĩa là thị trƣờng tài chính của các quốc gia này là không bị ảnh hƣởng.
Về xuất khẩu thì hầu nhƣ các nƣớc này đều giảm. Vì thị trƣờng xuất khẩu chủ đạo của các nƣớc đang phát triển là các nƣớc phát triển. Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm giảm nhu cầu của các nƣớc phát triển. vì vậy các nƣớc phát triển thƣờng hạn chế nhập khẩu và đẩy mạnh các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nƣớc để cứu lấy tình hình nguy kịch của nƣớc mình.
Công nghiệp thì rơi vào khủng hoảng thừa, hàng sản xuất ra không có ngƣời mua, buộc các nghành công nghiệp trong nƣớc phải hạn chế sản xuất. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, hầu hết các nƣớc đang phát triển đều chuyển
sản xuất công nghiệp của nƣớc mình sang sản xuất tại các nƣớc đang phát triển với nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ. Khi nhu cầu ở các nƣớc phát triển giảm, buộc các nƣớc này phải cắt giảm sản xuất, do đó công nghiệp ở các nƣớc đang pháp triển cũng bị “vạ lây”. sản xuất đình trệ, các nhà máy sản xuất thì phá sản hoặc trên bờ phá sản.
Chính từ ảnh hƣởng của xuất khẩu và công nghiệp mà thị trƣờng lao động trở nên dƣ thừa, thất nghiệp tăng cao. Một điều tất nhiên là khi các nhà máy bị đóng cửa hoặc hạn chế sản xuất thì các công nhân sẽ bị đuổi ra đƣờng. Vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI & ODA) chảy vào các nƣớc đang phát triển có xu hƣớng giảm. Do các nguồn vốn này chủ yếu đổ từ các nƣớc phát triển sang. Nhiều nhà đầu tƣ của các nƣớc phát triển bị phá sản, thâm hụt tài chính, do đó họ cũng sẽ cân nhắc hơn trong việc nên đầu tƣ vào đâu, vào lĩnh vực nào, thời điểm nào là an toàn nhất. Khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ khiến những nƣớc nghèo và đang phát triển khó tiếp cận với nguồn vốn cần thiết. Những nƣớc nghèo nhất thế giới sẽ chịu ảnh hƣởng mạnh nhất. Chỉ ¼ số những nƣớc dễ chịu ảnh hƣởng mới có đủ khả năng làm dịu việc kinh tế đi xuống thông qua chƣơng trình tạo thêm việc làm. Khi nƣớc giàu vay tiền ngày một nhiều hơn, nƣớc nghèo không còn đƣợc tiếp cận với nguồn vốn vay. Nhiều tổ chức trƣớc đây hay cho các nƣớc nghèo vay tiền đã biến mất. Những nƣớc đang phát triển còn tiếp cận đƣợc với nguồn vốn vay sẽ phải chịu chi phí cao hơn và nguồn tiền chậm hơn, điều này làm chậm đầu tƣ và tăng trƣởng.
Chính các ảnh hƣởng nêu trên đã ảnh hƣởng sâu sắc đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo của toàn cầu.
Để có thể đi sâu hơn về những ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến một số nƣớc đang phát triển và từ đó đƣa ra những giải pháp cho Việt Nam để ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, em xin
đi sâu vào một số nƣớc có nền kinh tế, chính trị tƣơng đối giống Việt Nam và có quan hệ mật thiết với Việt Nam. Đó là Trung Quốc và các nƣớc khu vực ASEAN.
1. Ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến Trung quốc:
Trung Quốc tuy là nƣớc đang phát triển nhƣng lại là nền kinh tế thứ ba thế giới, hiện đang cố gắng trong năm 2009 trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Chính vì vậy, khi thế giới bị khủng hoảng thì Trung Quốc cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Một số lĩnh vực của Trung Quốc bị ảnh hƣởng có thể đƣợc phân tích theo các mục sau:
1.1.Ảnh hƣởng đến xuất, nhập khẩu:
Riêng năm 2007, trong tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc, xuất nhập khẩu đã đóng góp tới 2,5%. Trong các nƣớc châu Á, Trung Quốc là quốc gia sản xuất các hàng hóa xuất khẩu lớn vào thị trƣờng Bắc Mỹ và Châu Âu. Chính vì thế, Trung Quốc sẽ chịu nhiều tác động xấu từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tại hai khu vực nói trên. Hàng năm, với kim ngạch xuất khẩu lớn, các doanh nghiệp Trung Quốc đã thực hiện phân phối sản phẩm của mình tại các thị trƣờng các nƣớc phát triển, từ đó thu đƣợc một lƣợng lớn ngoại tệ cho doanh nghiệp và chính phủ. Do đó, tình trạng xấu trên thị trƣờng xuất khẩu sẽ tác động nặng nề đến nền kinh tế Trung Quốc
Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc hiện chiếm khoảng 60% GDP của nƣớc này. Khi ngƣời Mỹ không còn đƣợc vay tiền để tiêu dùng nhƣ trƣớc đây, thì “công xƣởng thế giới” là Trung Quốc cũng sẽ không tránh khỏi lâm vào cảnh khó khăn nhất định. Thƣơng mại xuất nhập khẩu là vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc. Về xuất khẩu, Mỹ là thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc hiện nay. Suy thoái kinh tế sẽ khiến nhu cầu đối với các loại sản phẩm hàng hóa giảm đi, khiến các nhà sản xuất không
còn động lực cải tiến kỹ thuật, mà bị buộc phải giảm giá sản phẩm để giữ thị phần. Điều này sẽ khiến điều kiện thƣơng mại của các công ty xuất khẩu Trung Quốc thêm xấu đi.
Về nhập khẩu, hiện các sản phẩm chủ yếu đều đƣợc định giá bằng USD, vì thế USD mạnh hay yếu sẽ quyết định giá cả của các sản phẩm này cao hay thấp. Thời gian vừa qua, USD có chiều mạnh lên, khiến giá dầu thô, quặng sắt giảm rõ rệt. Điều này có lợi cho Trung Quốc là thị trƣờng cần nhập rất nhiều các sản phẩm tài nguyên nêu trên. Song khủng hoảng tài chính lần này lại khiến cho tỷ giá USD và lòng tin của ngƣời nắm giữ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Trong thời gian ngắn sắp tới, chính sách làm yếu đồng USD sẽ tất yếu đƣợc áp dụng. Nhƣ thế thì giá cả của dầu thô, quặng sắt và các mặt hàng chủ yếu khác sẽ lại bị nâng lên. Các công ty Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm đƣợc tính giá bằng USD sẽ phải trả giá cao hơn cho mỗi đơn vị hàng nhập khẩu.
Xuất khẩu trong tháng 2 đầu năm 2009 giảm 25,7% xuống còn 64,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2008, nhập khẩu giảm 24,1% xuống còn 60,1 tỷ USD. Xu thế đi xuống này của xuất khẩu đƣợc dự báo là sẽ còn tiếp diễn trong cả năm 2009. Thặng dƣ thƣơng mại của Trung Quốc là 4,8 tỷ USD trong tháng 2 so với 39,1 tỷ USD của tháng trƣớc đó. Thâm hụt ngân sách đƣợc xem là lớn nhất trong vòng 60 năm qua(50)
.
1.2. Ảnh hƣởng đến thị trƣờng lao động(51):
Tình hình cắt giảm nhân công ồ ạt của các công ty tại Trung Quốc thời gian qua trở thành vấn đề đau đầu cho chính phủ hiện nay. Ít nhất 20 triệu ngƣời mất việc vì hàng loạt công ty đóng cửa và xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua. Tăng trƣởng kinh tế chỉ đạt một con số (9,0%) trong năm 2008, thấp nhất trong 6 năm trở lại.
Tờ China Daily cho biết theo kết quả khảo sát tháng 2.2009, khảo sát 356 công ty nƣớc ngoài thì gần 70% số các công ty cho biết họ sẽ cắt giảm kế hoạch tuyển dụng trong năm nay và 27% cho biết đã bắt đầu giãn thợ. Còn theo khảo sát 216 doanh nghiệp ở Trung tâm công nghiệp vùng châu thổ Châu Giang của Trung Quốc do KingField Management- một công ty chuyên tuyển dụng nhân tài đóng ở thành phố Quảng Châu- thực hiện, hơn 44% số giám đốc nhân sự đƣợc hỏi cho biết công ty họ đã cắt giảm việc làm. Một phần tƣ trong số họ đã có kế hoạch giãn thợ trong năm 2009. Đây là sự tƣơng phản hoàn toàn với việc tuyển dụng ồ ạt trong những năm gần đây. Các công ty đa quốc gia hiện hoặc cắt giảm chi phí ở nƣớc ngoài để đối phó với các vấn đề về nguồn vốn trong nƣớc hoặc trở nên thận trọng đối với việc đầu tƣ thêm ở Trung Quốc. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong tháng 1/2009 đã giảm 32,67% so với cùng kỳ năm trƣớc, xuống 7,54 tỷ USD trong khi FDI của tháng 1/2008 tăng 109,8% so với cùng kỳ năm 2007.
Theo WB, 25 triệu ngƣời ở Trung Quốc có nguy cơ mất việc nếu thị trƣờng xuất khẩu hàng Trung Quốc bị sụp đổ.
1.3. Ảnh hƣớng đến ngành ngân hàng(52):
Trong quá trình khủng hoảng không ngừng khuyếch tán, Mỹ sẽ không ngừng áp dụng các biện pháp để hạn chế suy thoái kinh tế nhƣ hạ lãi suất, bơm tiền, trợ cấp tài chính,.... Các chính sách này trên phạm vi rộng sẽ gia tăng tính lƣu động toàn cầu. Đối với Trung Quốc, việc Nhân dân tệ tăng giá cơ bản không thay đổi, nên càng khó ngăn cản tiền nóng quốc tế đổ vào Trung Quốc, khiến nƣớc này một lần nữa trở thành “cảng tránh bão” để tiền vốn quốc tế giữ giá và tăng giá trị, và cũng khiến các nhà đầu tƣ tài sản bằng USD của Trung Quốc bị rủi ro. Trong số 1800 tỷ USD dự trữ ngoại hối hiện
nay của Trung Quốc, có khoảng 1000 tỷ là đầu tƣ vào trái phiếu chính phủ và các trái phiếu của các tổ chức của Mỹ. Trong đó, Trung Quốc nắm giữ khoảng 300 – 400 tỷ USD trái phiếu của Fannie Mae và Freddie Mac, chiếm gần 20% dự trữ ngoại hối của chính phủ. Các ngân hàng thƣơng mại Trung Quốc nắm giữ 25,3 tỷ USD trái phiếu của Fannie Mae và Freddie Mac. Các ngân hàng thƣơng mại của Trung Quốc cũng nắm giữ khoảng 670 triệu USD trái phiếu của Lehman Brothers. Công ty đầu tƣ Trung Quốc nắm giữ 9,9% cổ phần của ngân hàng đầu tƣ Morgan Stanley. Lehman Brothers còn nợ 275 triệu USD của công ty con tại Hongkong của Tập đoàn City. Chi nhánh New York của Bank of China cũng từng chủ trì cho Lehman Brothers vay 50 triệu USD. Thị trƣờng tài chính Mỹ lung lay, tất nhiên dẫn đến giá cả các tài sản thế chấp rẻ đi, vì vậy Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hƣởng không nhỏ.
1.4. Ảnh hƣởng đến bất động sản:
Trong hoàn cảnh thị trƣờng nội địa Trung Quốc thời gian qua trầm lắng, giờ lại thêm các nhà đầu tƣ Mỹ có xu hƣớng bán tháo các tài sản ở Trung Quốc, càng khiến thị trƣờng bất động sản Trung Quốc thêm ảm đạm. Cuộc khủng hoảng khiến ngƣời mua nhà ở Trung Quốc mất lòng tin, chủ yếu giữ thái độ nghe ngóng. Hơn nữa, khủng hoảng khiến việc huy động vốn đầu tƣ vào ngành bất động sản càng thêm khó khăn. Ngân hàng thắt chặt việc cho vay. Việc huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu của các công ty cũng không đƣợc thuận lợi.
2. Ảnh hƣởng đến một số nƣớc khu vực ASEAN:
Trong năm 2009, ASEAN sẽ chứng kiến mức tăng trƣởng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng châu Á 1997-1998 đến nay. Dự kiến sẽ có sự suy giảm mạnh về tăng trƣởng từ mức ƣớc tính 4,8% năm 2008 xuống mức trên số
không trong năm 2009, và chỉ đạt mức phục hồi yếu ớt khoảng 3% trong năm 2010(53)
.
2.1. Ảnh hƣởng đến xuất khẩu(54):
Xuất khẩu của các nƣớc Đông Nam Á giảm. Do suy thoái kinh tế Mỹ và sự mất giá của đồng đôla làm giảm mức cầu nhập khẩu các máy móc, thiết bị và hàng tiêu dùng xa xỉ phẩm của nƣớc này từ các nƣớc đang phát triển, đặc biệt những nƣớc có xu hƣớng tăng trƣởng hƣớng về xuất khẩu nhƣ các nƣớc Đông Nam Á( ASEAN thuộc nhóm 50 nƣớc xuất khẩu lớn nhất thế giới). Tuy nhiên, mức tác động ảnh hƣởng sẽ không giống nhau đối với mỗi nƣớc. Trong đó, Malaysia, Singapore và Thái Lan (nằm trong danh sách top 10 nƣớc) phụ thuộc nhiều nhất vào xuất khẩu bởi vì tỉ lệ xuất khẩu /GDP của các quốc gia này rất cao (Singapore chiếm 260%, Malaysia chiếm 122%;). Tỷ trọng xuất khẩu của Thái Lan chiếm tới 70%/GDP.
- Tính đến cuối tháng ba, xuất khẩu của Malaysia giảm đến gần 30%. - Xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 1/2009 có mức sụt giảm lớn nhất trên cơ sở hàng năm kể từ năm 1997. Trong tháng l và 2 năm 2009, xuất khẩu của Thái Lan đã giảm 26,5%.và 11,3%. Bộ Tài chính Thái Lan dự báo, nền kinh tế nƣớc này chỉ tăng trƣởng 2,5% trong năm 2009 do xuất khẩu giảm mạnh.
- Hàng xuất khẩu chủ chốt trong tháng 1/2009 của Xingapo đã giảm hơn 1/3 trên cơ sở hàng năm và chính phủ nƣớc này dự kiến tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế giảm 2- 5% trong năm nay.
- Uỷ ban Kế hoạch và Phát triển quốc gia In-đô-nê-xi-a dự báo xuất khẩu của năm 2009 sẽ giảm 6% so với năm 2008. Trong đó, xuất khẩu các sản phẩm phi dầu mỏ và khí đốt sẽ giảm khoảng 20%. Ngân hàng Trung ƣơng
nƣớc này đã phải hạ thấp dự báo mức tăng trƣởng kinh tế từ 4,9% xuống cỡn 4%.
- Tháng 3/2009 so với tháng 3 cùng kỳ năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Lào trong năm 2009 đã giảm xuống, nhƣ giá đồng đỏ giảm 40% làm cho thu nhập từ xuất khẩu đồng giảm 60%, trị giá xuất khẩu điện giảm khoảng 30% và hàng may mặc giảm khoảng 10%, trị giá xuất khẩu cà phê giảm 18%, riêng ngôn do giá cả trƣợt dốc nên giá trị xuất khẩu ngô giảm rõ rệt (hiện còn khoảng 10.000 tấn tồn kho). Tính trong 3 tháng đầu năm tài khóa 2008-2009, tổng giá trị xuất khẩu của Lào giảm 41,22% so với cùng kỳ năm trƣớc. Ngoài ra, đối với lĩnh vực nhập khẩu, Lào cũng bị tác động ảnh hƣởng, dự kiến trong năm tài khóa 2008-2009, giá trị nhập khẩu điện có thể tăng lên 7%, giá các mặt hàng phục vụ dự án và đầu tƣ sẽ tăng lên 5%, đây là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mất cân bằng giữa xuất và nhập khẩu tăng, theo đó làm cho giá trị đầu tƣ ban đầu của Lào sẽ cao hơn so với dự tính. Giới báo chí Lào đánh giá, ảnh hƣởng chung nhất đối với Lào là năm tài khóa 2008-2009, mức tăng trƣởng GDP có thể sẽ suy giảm 1%, tức chỉ đạt 6,9% (2007-2008 là 7,9%). Do sự sụt giảm về tỷ lệ tăng trƣởng GDP hoặc tăng trƣởng không liên tục, Lào sẽ phải đối mặt với một số vấn đề nhƣ không đủ khả năng đạt mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo và