8. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phong trào Đoàn
Thanh niên trong nhà trường
a. Ý nghĩa của biện pháp
Tổ chức hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong các trường THPT nhằm góp phần thực hiện mục đích chung của quá trình giáo dục là hình thành cho học sinh phẩm chất, nhân cách của người công dân, người lao động mới, để khi trưởng thành các em có thể tham gia hiệu quả vào cuộc sống lao động hoặc có thể hòa nhập tốt với môi trường đại học, cao đẳng sau này. Để đạt mục đích chung đó, cần quan tâm không chỉ nội dung hoạt động phong trào, mà phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Cần quan tâm đồng bộ các mặt giáo dục đạo đức, trí tuệ, lao động, thể chất, thẩm mỹ… đa dạng hoá loại hình hoạt động, phương pháp, hình thức tổ chức, tạo sức hấp dẫn cho học sinh tham gia. Như vậy hoạt động phong trào mới đạt được mục tiêu, hiệu quả mong đợi.
b. Nội dung của biện pháp
Hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên một phần góp củng cố, khắc sâu tri thức mà học sinh đã học ở trên lớp, tăng cường cho học sinh sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội, phần khác giúp học sinh vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, kích thích sự phát triển tư duy, trí tuệ của học sinh. Qua các hoạt động phong
trào còn hình thành ở học sinh thái độ tích cực, tình yêu lao động, quê hương đất nước, tình bạn cao đẹp, định hướng các giá trị bền vững cho học sinh. Khi tham gia các hoạt động học sinh sẽ gặp những tình huống cụ thể của cuộc sống, bắt buộc học sinh phải tìm cách giải quyết bằng trí tuệ và sức lực của mình. Từ đó làm cho học sinh ngày một trưởng thành, giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng cần cho cuộc sống sau này và biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với cái chung của xã hội, với môi trường sống.
Nội dung các hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên ở trường THPT rất phong phú. Trong điều kiện hiện nay cần tập trung vào các hình thức hoạt động sau:
- Hình thức hội thi, hội diễn; - Hình thức sân chơi trí tuệ;
- Hình thức giao lưu văn hóa, thể thao;
- Hình thức hoạt động tình nguyện, vì cộng đồng; - Hình thức diễn đàn theo chủ đề;
- Hình thức câu lạc bộ.
Các hình thức nêu trên cần được triển khai đa dạng trong các lĩnh vực cụ thể sau:
- Các hoạt động chính trị:
+ Học tập điều lệ Đoàn, điều lệ trường THPT; + Thi Olympíc các môn khoa học Mác - Lênin; + Thi tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh; + Thi tìm hiểu pháp luật;
- Các hoạt động tình nguyện kỷ niệm những ngày lễ lớn:
+ Phát động thi đua tuần lễ xanh - sạch - đẹp, các hoạt động tình nguyện chào đón ngày khai trường, ngày thành lâp Đoàn TNCS HCM 26/3, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11…
- Các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ: + Hội diễn văn nghệ;
+ Hoạt động tuyên truyền pháp luật thông qua các cuộc thi viết; + Thi tiểu phẩm phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; + Thi giọng hát hay đoàn viên, thanh niên;
- Các hoạt động thể dục thể thao: + Giải bóng đá học sinh;
+ Giải cờ vua; + Giải cầu lông; + Giải kéo co.
- Các hoạt động xã hội: + Hiến máu nhân đạo;
+ Phong trào “ngày chủ nhật xanh”;
+ Quyên góp từ thiện ủng hộ đồng bào bị thên tai…
Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động là yếu tố quan trọng thu hút học sinh. Đa dạng trong sự đổi mới, sáng tạo không lặp lại những hoạt động cũ. Sự mới lạ bao giờ cũng thu hút học sinh, các hình thức cũ sẽ làm cho học sinh nhàm chán, không hứng thu khi tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức. Do dó, cần luôn làm mới các chủ đề, hình thức hoạt động. Chúng tôi đưa ra một số hình thức sau:
Hình thức 1: Thiết kế các hoạt động phong trào theo hình thức sân khấu hoá. Ở hình thức này, các chi đoàn hoặc liên chi đoàn phải thành lập đội tham gia các tiểu phẩm. Số lượng thành viên của đội phụ thuộc vào nội dung phản ánh của tiểu phẩm về các chủ đề. Điều quan trọng là cần lựa chọn các em có tố chất, năng khiếu khi tham gia các tiểu phẩm. Qua những hoạt động này tạo ra sân chơi cho các em, đưa các em vào hoạt động và tuyên truyền các nội dung giáo dục của Đoàn thanh niên tổ chức.
Hình thức 2: Tổ chức hoạt động phong trào theo hướng đấu loại. Qua các vòng đấu loại các đội được cọ sát, rèn rũa, thử thách qua đó, tính chất tổ chức, gắn kết, tinh thần hợp tác trong hoạt động được phát huy. Vào vòng đấu loại trong đòi hỏi các đội phải chuẩn bị công phu về kiến thức, cũng như tinh thần, thể lực thì mới đáp ứng được yêu cầu của vòng thi. Có thể tổ chức các hình thức: Giải bóng đá, giải cầu lông, cuộc thi tìm hiểu về nhà trường, tìm hiểu về phong trào đấu tranh của quê hương, đất nước…
Hình thức 3: Tổ chức hoạt động phong trào dưới hình thức các cuộc thi với nhiều chủ đề khác nhau: Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, thi Olympíc tiếng nh, thi các môn khoa học Mác - Lê nin.
Xuất phát từ điều kiện thực tế tại các trường THPT đã khảo sát ở Chương 2 luận văn, cần vận dụng tốt, đa dạng các phương pháp hoạt động phong trào sau:
- Phương pháp thuyết phục;
- Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể; - Phương pháp tổ chức trò chơi, vui chơi;
- Phương pháp thi đua, xây dựng điển hình tiên tiến; - Phương pháp tọa đàm, hội thảo;
- Phương pháp tạo dư luận xã hội.
Để vận dụng tốt các phương pháp trên cần thực hiện nhiệm vụ cụ thể như sau: + Phương pháp thuyết phục
thoại nhẹ nhàng, hợp lý. Trọng trách đó đang thuộc về đội ngũ cán bộ Ðoàn thanh niên vốn đang gặp không ít khó khăn, trở ngại trong thực tế hoạt động. Chính vì vậy, công tác tập huấn, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tri thức, chăm lo đời sống cho cán bộ đoàn, nhất là ở cơ sở rất cần được TW Ðoàn, các tỉnh, thành đoàn và các cơ quan liên quan chú trọng đầu tư, hỗ trợ thực chất hơn và có kết quả cụ thể hơn nữa.
+ Phương pháp tổ chức sinh hoạt tập thể
Các hoạt động có tính tập thể như: Hội trại 26/3, các buổi sinh hoạt dưới cờ, các buổi sinh hoạt truyền thống (về nguồn, hiến máu tình nguyện,…). Để các hoạt động này đạt hiệu quả cao thì ngoài vai trò của người Bí thư đoàn thì cần sự phối hợp chỉ đạo của CBQL, GV.
+ Phương pháp tổ chức trò chơi, vui chơi
Việc chọn lựa các trò chơi trong một buổi sinh hoạt nhất định phải căn cứ vào nhiều yếu tố:
Người tham dự cuộc chơi: độ tuổi (rất quan trọng), tình hình sức khỏe, trình độ văn hóa, kỹ năng chuyên môn (trò chơi không vượt quá khả năng thể lực, trí tuệ của người chơi), giới tính: có loại trò chơi thích hợp với nam giới nhưng lại không thích hợp với nữ giới và ngược lại; số lượng người tham dự: có loại trò chơi chỉ vui với số ít (do đó phải chia người chơi thành nhiều nhóm nhỏ; chơi làm nhiều đợt) ngược lại có loại trò chơi chỉ thích hợp với một số lượng người chơi đông; có loại trò chơi chỉ có thể tiến hành với một số đối tượng đã quen biết nhau (cùng đội, cùng đoàn …) nên không thích hợp với đa số người mới gặp nhau lần đầu.
Địa điểm: Trong nhà, ngoài trời, nơi trống trải, nơi có cỏ, cây xanh ; sân bãi rộng hẹp, có hoặc không có giới hạn rõ ràng, ảnh hưởng qua lại của môi trường và việc tổ chức thực hiện trò chơi. Ví dụ : có thể tổ chức các trò chơi leo trèo, ẩn nấp các nơi có cây xanh, lùm cây nhưng lại không tổ chức trò chơi ném bóng ở gần các loại cây hoang dại để đề phòng rắn rết khi kiếm bóng …
Khí hậu, thời tiết: mùa, tháng trong năm; ban ngày, ban đêm (để quyết định thời gian, cường độ thích hợp của các trò chơi).
Thời gian chơi: Thời gian chung dành cho toàn bộ các trò chơi trong buổi sinh hoạt hoặc ngày cắm trại và thời gian riêng của từng trò chơi trong chương trình chung.
Tác dụng, hiệu quả chính phụ của mỗi trò chơi: Trò chơi rèn luyện, phát khéo léo, sự nhanh trí, óc quan sát … người điều khiển phải xác định rõ các mục tiêu giáo dục trong buổi sinh hoạt … để chọn những trò chơi đáp ứng yêu cầu của mình.
Tính chất của mỗi trò chơi: Trò chơi rất đông (đòi hỏi một sự nổ lực hỗn hợp, kéo dài suốt cuộc chơi với cường độ cao hoặc vừa phải) ; trò chơi động (đòi hỏi một sự nổ lực liên tục nhưng có xen kẽ những lúc nghỉ ngơi ngắn) ; trò chơi tĩnh (sự nổ lực về
mặt thể lực yếu nhưng sự nổ lực về tinh thần, trí tuệ lại cao, trò chơi mang tính chất giải trí nhưng thư giãn trong niềm vui).
Trong một buổi sinh hoạt, cắm trại nên xen kẽ các trò chơi rất hoạt động với các trò chơi động và tĩnh để tránh sự mệt mỏi quá sức về thể chất của người chơi hoặc sự mệt mỏi do ít hoạt động thể lực và nhàm chán (chơi một trò chơi quá lâu, lặp lại một trò chơi mới hơn …)
+ Phương pháp thi đua, xây dựng điển hình tiên tiến
Tổ chức thi đua giữa các Chi đoàn – do Đoàn trường tổ chức; thi đua giữa các Đoàn trường – do Thành đoàn tổ chức bằng nhiều hình thức như: các cuộc thi về tìm hiểu truyền thống Đoàn TNCS HCM, các cuộc thi về Tình bạn đẹp, các cuộc thi Phòng chống bạo lực học đường…Qua đó xây dựng các điển hình tiên tiến, các cách làm hay và nhân rộng, tuyên truyền để toàn hệ thống đoàn từ Chi đoàn đến cấp Đoàn trường học hỏi và nhân rộng đến các Đoàn viên trực thuộc.
+ Phương pháp tọa đàm, hội thảo
Hội thảo là khái niệm chỉ cuộc gặp gỡ của những người có cùng mối quan tâm để cùng nhau tranh luận về một chủ đề. Toạ đàm là họp mặt trao đổi, nói chuyện thân mật với nhau về một vấn đề nào đó.
Đối thoại, hội thảo đều xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của Đoàn viên, thanh niên và học sinh. Thông qua các hình thức hoạt động này, cán bộ Đoàn hiểu rõ hơn tâm tư, tình cảm, sở thích, nguyện vọng của đối tượng đoàn viên, thanh niên. Ngược lại, đoàn viên có điều kiện tự thể hiện và khẳng định mình. (Tự thể hiện không chỉ có mục đích tự thân, nó còn là một trong những lý do tồn tại của con người với tư cách là một cá nhân cần được khẳng đinh về trí tuệ và nhân cách, về quan điểm và thái độ hành động trong cuộc sống).
Tính chất bình đẳng của các thành viên tham dự đối thoại, hội thảo đều có cái đích cần đạt tới là những chân lý cụ thể, tìm câu trả lời hợp lý hoặc giải pháp tối ưu cho một vấn đề. Do vậy, khoảng cách về chức vụ, địa vị, độ tuổi bị mờ nhạt. Tất cả các thành viên đều bình đẳng trong việc trình bày quan điểm riêng của mình, bảo vệ quan điểm đó khi chưa có những quan niệm khác thuyết phục hơn. Tất cả đều tự do và bình đẳng trong việc thừa nhận hoặc phản bác quan điểm này hay quan điểm khác. Vì vậy, các kỹ năng thuyết phục trước công chúng của Đoàn viên cũng được hình thành, rèn luyện và hoàn thiện dần.
Sự thống nhất của đề tài, chủ đề ở cả hai hình thức trên đều phải tập trung vào một hoặc một số vấn đề cụ thể. Nói cách khác, đó là sự thống nhất về mục đích cần đạt tới một chân lý cụ thể nào đó, đưa ra một giải pháp hiện thực nào đó để xử lý vấn đề đã đặt ra. Đây cũng là một cách thức giúp đỡ đoàn viên tự giáo dục theo chủ đề về
Đoàn, Hội đặt ra một cách có mục đích. + Phương pháp tạo dư luận xã hội
Định hướng dư luận xã hội hiện nay ở Đoàn viên, thanh niên cần xác định được ba mục tiêu cơ bản.
Một là, giúp cho Đoàn viên, thanh niên hình thành nhận thức đúng về sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội
Hình thành nhận thức đúng về sự kiện, hiện tượng là quá trình tác động của chủ thể (Bí thư đoàn trường, CBQL, GV) để đối tượng (Đoàn viên, thanh niên, học sinh) nhận thức đúng về hiện thực khách quan. Thứ nhất, Đoàn viên thanh niên nhận thức đúng về bản chất của sự kiện hiện tượng đặt trong bối cảnh lịnh sử của nó. Thứ hai, Đoàn viên thanh niên nhận thức đúng về bản chất của sự kiện hiện tượng đặt trong sự phân tích, lý giải bằng khoa học. Thứ ba, nhận thức của Đoàn viên thanh niên đúng về sự kiện, hiện tượng phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chuẩn mực giá trị truyền thống, các yêu cầu phát triển của tập thể và xã hội.
Hai là, giúp cho Đoàn viên thanh niên hình thành thái độ phù hợp với sự kiện, hiện tượng.
Thái độ là đặc trưng tâm lý xã hội gắn với nhu cầu, động cơ, mục đích của cá nhân và điều kiện xã hội, lịch sử cụ thể. Thái độ được hình thành trong quá trình Đoàn viên, thanh niên hoạt động, giao tiếp và dựa trên cơ sở khái quát hóa nhận thức, cảm xúc, tình cảm về đối tượng, về một sự kiện, hiện tượng nhất định. Định hướng dư luận xã hội giúp giải quyết sự tồn tại của các quan điểm khác nhau, loại bỏ, phản đối các quan điểm sai, gia tăng sự đồng thuận, cảm xúc, tình cảm với những quan điểm đúng trong nhóm và cộng đồng xã hội.
Ba là, giúp cho Đoàn viên thanh niên hình thành hành vi phát ngôn hợp lý đối với sự kiện, hiện tượng.
Hành vi phát ngôn hợp lý thể hiện sự nhất trí cao với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các giá trị của truyền thống dân tộc; các chuẩn mực đạo đức khác; thể hiện sự thống nhất nhận thức, tình cảm, động cơ bên trong của Đoàn viên thanh niên, bộc lộ thái độ đúng đắn, phù hợp với nội dung cần chuyển tải; phù hợp với các quy tắc và các chuẩn mực ngôn ngữ đã được thừa nhận trong xã hội và cộng đồng.