8. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong nhà trường
a. Ý nghĩa của biện pháp
nhất về nội dung, cách thức tổ chức, phương pháp và biện pháp tiến hành các hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong nhà trường THPT, đảm bảo được sự phối hợp hài hòa giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình tổ chức các hoạt động phong trào ĐTN, từ đó tạo nên một môi trường giáo dục đồng bộ, có chiều rộng và sâu, huy động được sức mạnh tổng hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đoàn viên học sinh.
b. Nội dung của biện pháp
Như ta đã biết, năng lực của học sinh được hình thành bởi nhiều yếu tố, nhiều sự tác động khác nhau như: tác động của giáo dục đào tạo, môi trường giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó giáo dục nhà trường đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, một mình nhà trường không thể bao quát hết được, làm thay được vai trò của các lực lượng giáo dục trong xã hội. Bởi vậy, nhà trường cần phải biết phối kết hợp các lực lượng giáo dục, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, do đó phải đặc biệt coi trọng sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Trước hết cần làm cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường hiểu đúng vai trò, tầm quan trọng của hoạt động phong trào Đoàn TNCS HCM trong giáo dục nhằm hướng tới hình thành một cách tối ưu nhân cách và kĩ năng sống cho đoàn viên học sinh. Để tổ chức hiệu quả hoạt động phong trào cho học sinh, để hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên của trường THPT trở thành hoạt động giáo dục thiết thực và có ảnh hưởng lan tỏa trong thanh niên, Đoàn Thanh niên rất cần sự phối hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Dưới sự chỉ đạo của Bí thư Đoàn trường, đội ngũ cán bộ Đoàn là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo trường trong việc tổ chức thực hiện nội dung, chương trình hoạt động phong trào cho học sinh. GV là người cố vấn, cung cấp kiến thức môn học có liên quan tới các nội dung hoạt động phong trào Đoàn. Còn các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường có trách nhiệm phối hợp với tổ chức Đoàn để thực hiện.
Bí thư Đoàn trường, cán bộ Đoàn là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nội dung cho từng hoạt động phong trào Đoàn. Tùy vào từng giai đoạn phát triển, trưởng thành của học sinh, khả năng tự quản, khả năng tổ chức hoạt động của ban cán sự và các thành viên trong các chi đoàn, Đoàn trường cần dự thảo chương trình hoạt động, xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục, báo cáo Lãnh đạo trường phê duyệt.
Để phù hợp với từng lứa tuổi học sinh, cần phân công cán bộ Đoàn từng khối lớp lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình, cách thức tổ chức và cơ chế hoạt động. Sau khi chương trình, kế hoạch, cơ chế phối hợp tổ chức hoạt động phong trào
đã được thông qua Bí thư chi đoàn là người đứng ra phối hợp với ban cán sự lớp để tổ chức các hoạt động cho học sinh của lớp. Đồng thời phải phối hợp với các lực lượng giáo dục như Hội CMHS, Ban chuyên môn, GV và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động phong trào Đoàn.
Nhà trường (đại diện là Đoàn TNCS HCM) cần thường xuyên phối hợp với các lực lượng - cá nhân ngoài nhà trường để giáo dục sinh viên thông qua các phong trào Đoàn TNCS HCM: giáo dục truyền thống, giáo dục văn hóa từ thiện nhân đạo, phối hợp địa phương lao động, hướng nghiệp, phối hợp với các cơ quan GD pháp luật, phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội, phối hợp với các đoàn thể giáo dục năng khiếu, giao lưu văn hóa, văn nghệ... phòng chống cháy nổ...
Trên cơ sở kế hoạch cụ thể, nhà trường cần chủ động tổ chức hội họp, hướng dẫn các phong trào, nắm bắt tình hình kết quả các phong trào, những hành vi, nội dung cần điều chỉnh để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, thích hợp.
Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội ngoài nhà trường như: Hội liên hiệp thanh niên Việt nam, Hội chữ thập đỏ, tổ chức Đoàn TNCS HCM địa phương, Đài phát thanh, truyền hình ở địa phương, Hội cựu chiến binh phường, các đơn vị kinh tế xã hội có thể tham gia vào việc tổ chức các hoạt động trên địa bàn dân cư theo từng chủ điểm giáo dục. Đoàn trường có thể kết hợp với Thành đoàn Cà Mau, các nhà tài trợ để tổ chức phát thanh truyền hình các cuộc thi, tổ chức tuyên truyền về an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, Phòng CSGT tuyên truyền về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Hội cựu chiến binh tham gia vào việc nói chuyện chuyên đề truyền thống anh bộ đội cụ Hồ, về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc… Tuy nhiên, để sự phối hợp này có hiệu quả cao thì các chương trình phối hợp đều cần được xây dựng trên cơ sở thống nhất chung về cơ chế phối hợp. Các bên tham gia đều cần biết rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình trong mọi chương trình phối hợp, từ đó có thể tham gia chủ động vào hoạt động phối hợp.