8. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS các trường về tầm quan
quan trọng của hoạt động phong trào ĐTN trong trường THPT
Kết quả khảo sát ý kiến của đội ngũ CBQL, GV và HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau về tầm quan trọng của hoạt động phong trào Đoàn TNCS HCM trong nhà trường được thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Nhận thức về mức độ quan trọng của hoạt động phong trào Đoàn TNCS HCM tại trường THPT (n = 775)
Đối tƣợng Quan trọng Khá quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng GV 36% 47% 17% 0% CBQL 40% 50% 10% 0% Học sinh 35% 36% 29% 0%
Các mức độ đánh giá Thang điểm quy ƣớc Điểm trung bình
Yếu 1 điểm 1,00 - 1,75 điểm
Trung bình 2 điểm 1,76 - 2,50 điểm
Khá 3 điểm 2,51 - 3,25 điểm
Bảng 2.1 cho thấy, hầu hết CBQL, GV nhận thức rằng hoạt động phong trào Đoàn TNCS HCM tại các trường THPT có vai trò quan trọng và khá quan trọng. Trong đó có 40% CBQL và 36% GV được hỏi khẳng định rằng đây là hoạt động quan trọng của nhà trường. Chỉ có 17% ý kiến GV và 10% ý kiến CBQL cho là ít quan trọng. Không có ý kiến nào xem hoạt động này là không quan trọng.
Đối với học sinh, mức độ nhân thức chia đều cho các phương án khảo sát: 35% ý kiến khẳng định là quan trọng; 36% ý kiến cho là khá quan trọng; 29% ý kiến cho là ít quan trọng. Cũng không có ý kiến nào cho rằng hoạt động phong trào Đoàn TNCS HCM tại các trường THPT không quan trọng.
Tìm hiểu sâu hơn nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động phong trào Đoàn TNCS HCM trong các trường THPT ở từng khía cạnh cụ thể, chúng tôi đưa ra một số ý kiến nhận xét và đề nghị học sinh lựa chọn những nhận xét mà họ cho là rất đúng (phù hợp) với suy nghĩ của bản thân.
Kết quả khảo sát thu được như sau:
Bảng 2.2. Nhận thức về vai trò của hoạt động phong trào Đoàn TNCS HCM tại trường THPT (n = 500)
TT Nhận xét về vai trò của hoạt động phong trào ĐTN trong nhà trƣờng THPT
Rất đúng
Thứ bậc
1 Có vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách cho
học sinh 97,0 1
2 Bổ sung kiến thức cho quá trình học tập của học sinh 42,0 4
3 Góp phần gắn lí thuyết với thực hành trong quá trình học
tập, rèn luyện của học sinh 52,0 3
4 Lấp khoảng trống thời gian để học sinh không đi chơi:
trò chơi điện tử, cờ bạc hoặc các trò chơi không tốt khác 12,0 10
5 Góp phần giáo dục hành vi, lí tưởng sống cho học sinh 29,5 8
6 Tạo môi trường cho học sinh được giải trí 32,0 6
7 Tạo điều kiện để học sinh rèn luyện kĩ năng, năng lực hoạt
động phong trào 38,0 5
8 Tạo môi trường cho học sinh kiểm nghiệm kiến thức, trải
nghiệm thực tiễn 30,9 7
9 Góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc,
đạo đức cách mạng cho học sinh 95,3 2
10 Tăng thêm hứng thú trong học tập cho học sinh
Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhận thức của học sinh về vai trò của các phong trào Đoàn TNCS HCM trong nhà trường ở mức độ khác nhau đối với các khía cạnh tác động cụ thể. Các nhận xét có trên 50% số học sinh được hỏi lựa chọn (cho là phù hợp) bao gồm:
- 97% ý kiến cho là hoạt động phong trào ĐTN trong nhà trường “ có vai
trò quan trọng trong hình thành nhân cách cho học sinh”;
- 95,3% ý kiến khẳng định: Hoạt động phong trào ĐTN “góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, đạo đức cách mạng cho học sinh”;
- 52,0% ý kiến cho rằng hoạt động phong trào ĐTN “góp phần gắn lí
thuyết với thực hành trong quá trình học tập, rèn luyện của học sinh”.
Qua trao đổi với CBQL và GV được biết, nhận thức của cán bộ làm công tác Đoàn về vai trò phong trào Đoàn TNCS HCM tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau nhìn chung tốt; mỗi người đều ý thức được tầm quan trọng của công tác này. Song mối quan tâm của cán bộ, GV ở một số mặt công tác cụ thể trong phong trào Đoàn còn hạn chế. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức, quản lí các phong trào Đoàn TNCS HCM chưa đạt được hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, các biểu hiện tiêu cực trong xã hội đã tác động trực tiếp, ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của phong trào Đoàn TNCS HCM. Một số CBQL cấp trường cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến phong trào Đoàn; quan niệm rằng nhà trường chỉ nên đầu tư vào nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức dạy tốt, học tốt, các hoạt động khác như phong trào Đoàn, hội chỉ cần thực hiện theo yêu cầu công văn, chỉ thị của cấp trên là đủ. Suy nghĩ này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên trong các nhà trường.