Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phong trào ĐTN ở trường

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phong trào ĐTN ở trường

THPT

1.3.3.1. Phương pháp tổ chức hoạt động phong trào ĐTN ở trường THPT

Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định dựa trên cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn. Phương pháp có tác động rất lớn đến thành công hay thất bại của hoạt động.

Phương pháp hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là hệ thống các cách thức, biện pháp làm việc của cán bộ đoàn và đoàn viên trên cơ sở mục đích, nội dung

và nguyên tắc đã xác định nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách của đoàn viên.

Phương pháp hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đóng vai trò là ''công cụ'' hữu hiệu trong việc tổ chức và hoạt động đoàn, bảo đảm cho việc triển khai thực hiện các hoạt động đoàn theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của tổ chức đoàn; là cơ sở để đánh giá khả năng sáng tạo, năng lực vận dụng của cán bộ đoàn; là phương tiện công tác của cán bộ đoàn.

Hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nếu không có phương pháp, cách thức phù hợp sẽ không có hiệu quả, không bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Xa rời phương pháp hoạt động, tổ chức đoàn sẽ không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

Phương pháp hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở trường THPT trên địa bàn Thành phố Cà Mau thống nhất với phương pháp giảng dạy và đào tạo, giáo dục và tự giáo dục ở trường THPT, được hình thành và đúc rút trong quá trình hoạt động thực tiễn, dựa trên nền tảng của quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự chỉ đạo, định hướng của Đảng ủy, Chi ủy nhà trường, bên cạnh đó còn có những đặc điểm riêng do tính chất đặc thù của tổ chức Đoàn quy định.

Nét đặc thù của phương pháp công tác Đoàn trường THPT thể hiện ở:

- Đề cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đoàn viên, học sinh. - Giáo dục đoàn viên, học sinh bằng các biện pháp như: thuyết trình, phản biện, nêu gương, thuyết phục.

- Đưa đoàn viên, học sinh vào các hoạt động tập thể, mang tính thực tiễn xã hội, thông qua các trò chơi để giáo dục.

Hoạt động phong trào của Đoàn chủ yếu sử dụng ý kiến đề xuất từ tập thể hơn là dùng biện pháp hành chính như là nội quy, quy chế, điều lệ.

Trong tổ chức, triển khai các hoạt động đoàn ở trường THPT có nhiều phương pháp thực hiện, như: phương pháp thuyết phục; phương pháp tổ chức hoạt động tập thể mang tính xã hội; phương pháp trò chơi và vui chơi; phương pháp thi đua; phương pháp xây dựng hệ thống các quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế; thu thập xử lý thông tin; tham gia ý kiến đề xuất kiến nghị, đối thoại, kiểm tra, đánh giá..., trong đó, có bốn phương pháp hoạt động cơ bản: phương pháp thuyết phục; phương pháp tổ chức hoạt động tập thể; phương pháp trò chơi và vui chơi; phương pháp thi đua.

a. Phương pháp thuyết phục

Thuyết phục là quá trình tổ chức hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, bằng lý lẽ và việc làm mẫu mực để người được thuyết phục hiểu được mục đích của hoạt động, tin theo và làm theo. Thuyết phục là một nghệ thuật nằm trong

nghệ thuật giao tiếp.

Có nhiều dạng thuyết phục: thuyết phục bằng tình cảm, bằng lý trí, bằng lời nói, bằng khuyến khích lợi ích hoặc đề cao nghĩa cử để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ mà tham gia hoạt động.

Đối tượng thuyết phục của Đoàn trường THPT bao gồm: đoàn viên, thanh niên học sinh, đoàn viên giáo viên.

Đối với đoàn viên, tổ chức Đoàn thuyết phục, vận động họ hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức; tham gia phát triển đoàn viên, xây dựng Đoàn trường vững mạnh; tích cực tham gia học tập và rèn luyện, giúp đỡ nhau trong cuộc sống; không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nghiệp vụ, trình độ giác ngộ lý luận, chính trị, hiểu biết pháp luật…, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đối với thanh niên học sinh chưa phải là đoàn viên, tổ chức Đoàn cần giáo dục, định hướng lý tưởng chính trị, đồng thời vận động, thuyết phục họ phấn đấu trở thành đoàn viên để tham gia công tác Đoàn và được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.

Đối với giáo viên, tổ chức Đoàn cần thuyết phục để họ tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn viên, thanh niên tham gia công tác đoàn.

Khi thuyết phục, cán bộ đoàn phải là người có uy tín, có trình độ hiểu biết nhất định, có cái “tâm'' và cái ''tầm" của người làm công tác phong trào. Điều đó biểu hiện bằng hành vi, lối sống, chuẩn mực, tri thức, lý luận, tâm lý, khả năng truyền cảm, bằng lòng nhiệt tình, tâm huyết và sự gắn bó với đoàn viên nói chung. Con đường thực hiện thuyết phục được tiến hành theo trình tự từ tình cảm đến lý trí, từ thói quen hằng ngày đến phong tục tập quán, lối sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Phương châm của thuyết phục là mềm dẻo, khôn khéo, thông minh, linh hoạt trong ứng xử; biết chớp thời cơ để đạt được mục đích của người thuyết phục.

Khi sử dụng phương pháp thuyết phục, cán bộ đoàn cần dựa trên các quy định về chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Đoàn làm phương tiện, căn cứ để thực hiện thuyết phục kết hợp với các biện pháp giáo dục, tình cảm; kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục tư tưởng chính trị với khuyến khích bằng lợi ích; tránh tình trạng ''nói hay, làm dở'', "quy chụp", "đao to, búa lớn", ''sáo mòn, cũ kỹ"; giáo điều, khô khan, không đi sâu vào thực chất, hời hợt, không phù hợp.

b. Phương pháp tổ chức hoạt động tập thể

Hoạt động tập thể của tổ chức Đoàn tạo ra những điều kiện thuận lợi, khả năng tốt trong giáo dục và rèn luyện năng lực của đoàn viên.

Thông qua hoạt động tập thể, đoàn viên thanh niên có thể tự rèn luyện, tự khẳng định bản thân, gắn bó với tập thể, hình thành tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong

mọi công việc và trong cuộc sống.

Yêu cầu đối với các hoạt động tập thể là:

- Khoa học, sinh động, hấp dẫn, thu hút đoàn viên, học sinh tham gia;

- Có hiệu quả, thiết thực, góp phần tăng cường hiệu quả giáo dục đoàn viên, học sinh.

Khi tổ chức các hoạt động tập thể, cần xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết với các nội dung sau:

- Thành lập các ban, các bộ phận chức năng gồm các đoàn viên có nhiệt tình, có năng lực, năng khiếu làm xung kích cho các hoạt động;

- Thành lập mạng lưới cộng tác viên của Đoàn trường, phân công cho mỗi đoàn viên đảm nhiệm một công việc thuộc nội dung hoạt động;

- Giáo dục cho đoàn viên, học sinh về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao bản lĩnh chính trị, sự hiểu biết về vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức đoàn để từ đó xây dựng tổ chức đoàn ngày càng vững mạnh.

Trong khi tổ chức cho đoàn viên, học sinh, Đoàn trường phải tìm tòi, phát hiện nhân tố mới, bồi dưỡng, xây dựng thành điển hình tiên tiến làm nòng cốt cho hoạt động đoàn và phong trào thanh niên trong nhà trường.

Các hoạt động tập thể do Đoàn trường tổ chức và phát động phải là trường học để rèn luyện, đào tạo những con người mới giàu lòng yêu nước, sáng tạo trong học tập, nhạy cảm trong nghiên cứu khoa học, tiên phong trong chuyển giao công nghệ, là đại biểu ưu tú để giới thiệu cho Đảng kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.

c. Phương pháp trò chơi và vui chơi

Trò chơi có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với sinh hoạt của thanh niên. Trò chơi chẳng những đáp ứng nhu cầu của thanh niên mà còn là phương pháp giáo dục đoàn viên thanh niên có hiệu quả.

Đặc thù của trò chơi là có sức lôi cuốn rất cao, dễ đưa đoàn viên đến sự hứng thú, thu hút sự tham gia.

Trò chơi mang đến cho đoàn viên, thanh niên sự thỏa mãn và sảng khoái.

Tham gia các hoạt động trò chơi giúp đoàn viên, học sinh lĩnh hội tri thức tự nhiên, xã hội và tư duy, tạo cho đoàn viên sự nhạy cảm, nhạy bén, phản xạ tinh thần tốt, hình thành kĩ năng, kỉ xảo hoạt động mà trên giảng đường khó có điều kiện rèn luyện.

Trò chơi còn giúp đoàn viên, học sinh khả năng ứng xử linh hoạt, khả năng giao tiếp và quan hệ xã hội rộng rãi.

phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm giới tính, đặc điểm thể chất của người chơi. Hình thức trò chơi cần luôn luôn đổi mới, hấp dẫn. Nội dung và mức độ yêu cầu của trò chơi được nâng cao dần (từ đơn giản đến phức tạp).

Trò chơi cần được lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với yêu cầu giáo dục và cần phải được chuẩn bị chu đáo, nhất là những trò chơi cần sử dụng dụng cụ và các điều kiện vật chất khác.

Phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn và sự thành công của trò chơi, nhất là những trò chơi vận động, trò chơi ngoài trời, trò chơi lớn, dã ngoại…

d. Phương pháp thi đua

Phương pháp thi đua trong công tác Đoàn là phương pháp đề cao và kích thích hoạt động của đoàn viên và tập thể chi đoàn, đoàn cơ sở, thi đua làm cho đoàn viên và tập thể chi đoàn không ngừng phấn đấu vươn lên giành kết quả cao hơn.

Phương pháp thi đua được sử dụng tốt sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho tổ chức Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện đoàn viên.

Đoàn trường tổ chức thi đua trong các hoạt động:

- Thi đua học tập giữa các đoàn viên và giữa các chi đoàn về kết quả học tập, rèn luyện, thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, các cuộc thi học sinh giỏi.

- Thi đua trong việc tham gia công tác tình nguyện, ngày Chủ nhật xanh, hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, ý thức tham gia các hoạt động tập thể ở trường.

- Thi đua trong các hội thi, hội diễn văn nghệ, đại hội thể dục thể thao, các giải thi đấu, hội trại,...

Phương pháp thi đua là phương pháp đặc trưng của các tổ chức chính trị - xã hội dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Thi đua hiểu theo đúng nghĩa của nó hoàn toàn khác với sự cạnh tranh, đố kị, níu kéo nhau, chạy theo thành tích, phô trương hình thức.

Vì thế, cần giải thích cho mỗi đoàn viên hiểu rõ mục đích, nội dung và tiêu chuẩn thi đua. Hình thức thi đua cần phong phú, sinh động và nghiêm túc. Tránh qua loa, đại khái, hình thức chủ nghĩa “có phát mà không động”.

Tránh biến thi đua thành ganh đua, ăn thua. Giáo dục uốn nắn kịp thời các thủ đoạn xấu, tính ích kỉ, hẹp hòi, hiếu thắng ở mỗi đoàn viên và chi đoàn.

Đánh giá kết quả thi đua phải công bằng, dân chủ, công khai. Ban tổ chức các hoạt động, đội ngũ lãnh đạo đoàn không được áp đặt ý muốn chủ quan của mình mà phải lắng nghe ý kiến, dư luận của đoàn viên, thanh niên..

Thi đua phải đạt được sự đoàn kết, thái độ cầu thị, sự vui sướng, tự hào lành mạnh về thành tích của mỗi cá nhân và tập thể.

Ngoài các phương pháp kể trên, trong quá trình tổ chức hoạt động, Đoàn trường có thể vận dụng thêm các phương pháp khác để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả các hoạt

động. Đó là, nắm bắt và xử lý thông tin; tổ chức tọa đàm, hội thảo; kiểm tra và tự kiểm tra; xây dựng điển hình tiên tiến; tạo dư luận xã hội...

1.3.3.2. Hình thức tổ chức hoạt động phong trào ĐTN ở trường THPT

Đặc trưng của phong trào Đoàn TNCS HCM ở trường THPT là hoạt động diễn ra ở các môi trường giáo dục, với quy mô và hình thức khác nhau. Hình thức tổ chức đa dạng, phong phú: Hình thức sân khấu hóa, hình thức sân chơi trí tuệ, hình thức thi rung chuông vàng, chương trình học sinh, hình thức thi thanh lịch, nói chuyện thời sự, tuyên truyền tham gia, dã ngoại, tình nguyện…

Hình thức tổ chức có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả các phong trào Đoàn TNCS HCM trong trường học, nó mang lại sự hấp dẫn cho các hoạt động, thu hút được nhiều đoàn viên thanh niên tham gia nhiệt tình và có kết quả. Tuy nhiên thời gian tổ chức hình thức hoạt động các phong trào phải hợp lý, nếu không sẽ không gây hứng thú đoàn viên thanh niên, hoạt động khó có hiệu quả.

Do đặc thù của các hoạt động là nhằm giáo dục một cách toàn diện cho đoàn viên nên khó có thể phân định rạch ròi các loại hình hoạt động. Có thể liệt kê các loại hình hoạt động chính và mang tính tương đối như sau:

- Các hoạt động giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên: Hội thi, hội diễn, bài viết tuyên tuyền,...

- Các hoạt động học thuật: Nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, hội thi học sinh giỏi, hội thi theo chủ đề, diễn đàn học tập,...

- Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, giao lưu,...

- Các hoạt động cộng đồng: hoạt động tình nguyện tiếp sức mùa thi, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, hoạt động hiến máu nhân đạo, chủ nhật xanh,...

- Các hoạt động theo mô hình câu lạc bộ: câu lạc bộ sở thích, câu lạc bộ học thuật theo chuyên ngành...

1.4. Quản lý hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên của trƣờng THPT

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên của trường THPT THPT

Quản lý mục tiêu hoạt động phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở trường THPT nhằm đảm bảo mục tiêu hoạt động được quán triệt, được cụ thể hóa thành các chuẩn để có thể đánh giá, được định kì rà soát, điều chỉnh, xem xét.

Quán triệt tầm quan trọng của hoạt động phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với hoạt động giáo dục cho đoàn viên, học sinh; xây dựng các mục tiêu cụ thể về hoạt động giáo dục của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu trong nhà trường; xây dựng các tiêu chí cụ thể để thực hiện mục tiêu đã đề ra – Đó là những công việc cần thiết để quản lý mục tiêu hoạt động phong trào cỉa Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh của trường THPT. Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn, thực hiện các mục tiêu giáo dục hoạt động giáo dục đã xác định; nâng cao chất lượng công tác quản lý, góp phần đảm bảo hiệu quả thực hiện các mục tiêu chung của nhà trường: Đào tạo thế hệ thanh niên học sinh có nhận thức đúng đắn, có thái độ sẵn sàng và có hành vi chuẩn mực.

* Về nhận thức: Quản lý triển khai các biện pháp giúp đoàn viên học sinh nhận thức được trách nhiệm cùng với việc trang bị tri thức khoa học, cần hiểu biết, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi những chuẩn mực đạo đức, những giá trị nhân cách cần thiết, những phẩm chất đạo đức như: thế giới quan khoa học, ý thức học hỏi, tinh thần trách nhiệm,… Từ đó, phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức, trau dồi lý tưởng cách mạng, ý thức pháp luật và tránh các thói hư tật xấu.

* Về thái độ: Chỉ đạo giáo dục đoàn viên học sinh hiểu biết và ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm sai trái, có thái độ rõ ràng đối với các hiện tượng tích cực, các tấm gương học tập, rèn luyện trong nhà trường cũng như

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)