8. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động phong trào của Đoàn
Thanh niên trong nhà trường
a. Ý nghĩa của biện pháp
Để các hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên trong nhà trường THPT đạt hiệu quả như mong muốn, ngoài việc đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức, xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng, cần có sự đầu tư trang thiết bị, kinh phí tổ chức các hoạt động, đồng thời có chế độ, chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng công tác này.
Cơ sở vật chất, phương tiện đầy đủ sẽ giúp nhà trường, Đoàn Thanh niên và các bộ phận liên quan tổ chức thuận lợi, đa dạng các hoạt động phong trào, đồng thời học
sinh có thể tham gia hiệu quả các hoạt động này, giúp nâng cao đời sống tinh thần của học sinh và trên cơ sở đó duy trì bền vững những kết quả đạt được trong công tác giáo dục học sinh.
b. Nội dung của biện pháp
Về phía tổ chức Đoàn, cần xây dựng mối liên hệ thường xuyên với tỉnh Đoàn, thành Đoàn, Ban Cán sự Đoàn trường học, tranh thủ sự chỉ đạo, tham gia hỗ trợ phong trào Đoàn trong các nhà trường hướng đến mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
Về phía tổ chức nhà trường, phát huy vai trò và tiềm năng của lực lượng đoàn viên học sinh, cán bộ, giáo viên trong xây dựng và phát triển nhà trường, vận động các tổ chức đoàn thể, hội xung kích tình nguyện tham gia tổ chức hoạt động phong trào Đoàn trong nhà trường, góp phần xây dựng, tăng cường hỗ trợ đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên.
Tham mưu các cấp chính quyền, tranh thủ sự chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ Đoàn trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau nhằm tạo các điều kiện cần thiết phát triển phong trào Đoàn trong các nhà trường.
Phối hợp là một việc làm thường xuyên trong hoạt động của bất kỳ một đơn vị, một tổ chức nào. Hoạt động phối hợp có thể diễn ra giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các phòng ban, bộ phận, giữa các tổ chức đoàn thể và giữa các cán bộ, công chức, viên chức, trong cùng đơn vị nhằm mang lại hiệu quả công việc tốt nhất. Sự phối hợp càng đặc biệt cần thiết để đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Đoàn Thanh niên trong nhà trường, bởi các hoạt động đoàn thể thường không có sẵn, có đủ nguồn lực để tổ chức.
Để nâng cao chất lượng hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong nhà trường, hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó dành phần trăm nhất định quỹ hoạt động chi tiêu của đơn vị cho hoạt động phong trào Đoàn.
Cán bộ quản lý các cấp, Chi ủy chi bộ Đảng trong nhà trường cần có sự thống nhất trong chỉ đạo hoạt động phong trào Đoàn cũng như tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, tài chính để Đoàn trường tổ chức các hoạt động phong trào nhằm hướng tới thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Cần tăng cường điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc tổ chức các phong trào Đoàn TNCS HCM trong nhà trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật trường học là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục và học sinh, đoàn viên. Môi trường sư phạm là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành các phong trào Đoàn TNCS HCM. Muốn tiến hành một phong trào nào đó có hiệu quả, thì nhất thiết phải có môi trường sư phạm và cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng.
quả nó là nhiệm vụ của cả đội ngũ, từ lãnh đạo nhà trường đến cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. Đây là một quá trình lâu dài có sự đóng góp từ nhiều nguồn: Nhà nước, cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh, đặc biệt có sự đóng góp từ các tổ chức chính trị, xã hội và cá nhân, nhà hảo tâm ngoài nhà trường. Song vai trò chủ đạo thuộc về lãnh đạo nhà trường. Nguồn lực để đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên, như đã nêu, còn hạn chế. Ban Chấp hành Đoàn trường cần tham mưu với lãnh đạo trường để có biện pháp chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động này.
Lực lượng giáo dục trong trường bao gồm chi bộ Đảng, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, Ban chấp hành Đoàn trường nhân viên.... Mỗi thành viên đều có chức năng nhiệm vụ riêng. Đây là lực lượng có khả năng sư phạm, có kinh nghiệm trong tổ chức giáo dục học sinh. Cần xem đây là điều kiện tiềm năng cho việc tổ chức các hoạt động phong trào. Đoàn trường cần xây dựng các chương trình hoạt động phù hợp để tranh thủ được tiềm năng, đóng góp của các lực lượng này.
Hàng năm, trên cơ sở việc thành lập Ban Chỉ đạo các phong trào, Hiệu trưởng cần xác định khung kế hoạch, phân công công việc, định ra chế độ sinh hoạt, cơ chế phối hợp hoạt động, để mọi hoạt động đều được bàn bạc thống nhất, phát huy được tiềm năng của mọi thành viên Ban Chỉ đạo trong tổ chức, hướng dẫn, quản lí các phong trào Đoàn.
Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường - phụ huynh học sinh, Đoàn TNCS HCM các phường, các trung tâm y tế…, các xí nghiệp nhà máy trên địa bàn, các tổ chức quần chúng, mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, chữ thập đỏ, cựu chiến binh, nhà hảo tâm..., mỗi tổ chức, cá nhân có một vị trí, chức năng, tiềm năng riêng. Nếu phát huy được năng lực chuyên môn của họ, có thể tranh thủ được sự đóng góp cần thiết cho hoạt động phong trào Đoàn, kể cả sự đóng góp về vật chất và tinh thần. Nếu nhà trường biết phát huy và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân trên, chắc chắn hiệu quả các hoạt động phong trào của Đoàn trường sẽ ngày càng được nâng cao.
Muốn làm được điều trên, Lãnh đạo nhà trường phải lập kế hoạch huy động, phối hợp quản lí hành động. Trên cơ sở đặc điểm và điều kiện của địa phương nhà trường chủ động lập kế hoạch, thương thảo với các tổ chức, cá nhân ngoài trường về nhân lực, tài lực, vật lực cho các nội dung hoạt động phong trào cụ thể.
Để có được môi trường giáo dục tốt, cơ sở vật chất đảm bảo cho các hoạt động phong trào mang lại hiệu quả giáo dục cao, cần có kế hoạch bảo vệ, gìn giữ tu bổ, sử dụng có hiệu quả, hết công suất cơ sở vật chất hiện có. Tranh thủ nguồn kinh phí có được mua sắm, sửa chữa những cơ sở vật chất cần thiết cho các hoạt động phong trào, kết hợp với việc đẩy mạnh phong trào tự làm thiết bị để bổ sung, nâng cao hiệu quả
các hoạt động.
Phát động phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ hệ thống cây xanh, cây bóng mát trong sân trường tạo môi trường rộng, thoáng mát cho các hoạt động phong trào. Xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp hấp dẫn học sinh khi tham gia các phong trào.