Tình hình kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 45 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội và giáo dục đào tạo

Với vị trí địa lý thuận lợi, cách Cần Thơ 179 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, thành phố Cà Mau là một thành phố trẻ có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong những năm gần đây. Cà Mau có bờ biển dài nên khả năng đánh bắt cá tôm rất lớn. Cà Mau có nhiều sông và mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên đi lại và vận chuyển bằng ghe thuyền rất thuận tiện. Ngay trong rừng đước, rừng tràm, thuyền đi chỗ nào cũng được. Cảng biển quốc tế Năm Căn và các cảng cá khác, cùng với sân bay Cà Mau đã được cải tạo để đưa vào sử dụng đang góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và thành phố Cà Mau nói riêng.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố những năm qua được tập trung đầu tư. Thành phố ưu tiên đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng như: giao thông, lưới điện, thuỷ lợi, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân.

Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tổng sản phẩm (GRDP theo giá so sánh) tăng bình quân gần 7%/năm; quy mô nền kinh tế ước đạt hơn 60 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 1,35 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người đạt gần 51 triệu đồng/người (tương đương 2.182 USD), tăng gần 1,3 lần so năm 2015. Tình hình triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế đạt được một số kết quả quan trọng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp (trong đó khu vực dịch vụ chiếm 41,7%).

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 4%/năm; năng lực sản xuất không ngừng tăng lên, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chủ lực, như: chế biến thuỷ sản, sản xuất điện, đạm, khí hoá lỏng. Sản lượng chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu 5 năm đạt 700.000 tấn. Hệ thống lưới điện nông thôn được ưu tiên đầu tư; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện tăng từ 97,5% năm 2015 lên 99,9% năm 2020. Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo đang được đầu tư khai thác, chiều hướng phát triển tốt. Hạ tầng khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp được tập trung đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để mời gọi, thu hút đầu tư.

Khu vực thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 9,94%. Các ngành dịch vụ thương mại, ngân hàng, vận tải, y tế, bảo hiểm, viễn thông, du lịch, tư vấn… phát triển tốt; hình thành nhiều trung tâm thương mại, cung ứng đa dạng hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng bình quân 21%; lượng hành khách vận chuyển tăng 25%. Du lịch từng bước phát triển tốt hơn, cơ sở vật chất, các công trình hạ tầng tiếp tục được đầu tư; ước 5 năm thu hút hơn 7,3 triệu lượt khách (trong đó có 135.000 lượt khách quốc tế),

tăng 58% lượt khách; doanh thu du lịch ước đạt hơn 9.000 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so nhiệm kỳ trước. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm gần 5,6 tỷ USD, tiếp tục là tỉnh đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm. Các đặc sản chủ lực của tỉnh như: cua Năm Căn, tôm khô Rạch Gốc, mật ong U Minh... đã góp phần mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và nhân dân.

Sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp tăng hơn 5%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (2,7%). Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được nhân rộng. Thuỷ sản tiếp tục khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, diện tích nuôi tôm thâm canh 8.720 ha, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 150.000 ha; tổng sản lượng thuỷ sản 5 năm đạt 2,7 triệu tấn, bình quân tăng 3,7%/năm. Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn được mở rộng (đạt gần 15.000 ha), năng suất tăng hơn 10% so với sản xuất truyền thống; sản xuất lúa hữu cơ đạt kết quả bước đầu; tổng sản lượng lúa 5 năm đạt 2,5 triệu tấn. Sản xuất rau màu hiệu quả khá, hình thành một số vùng sản xuất tập trung. Kinh tế biển phát triển mạnh, các chương trình đầu tư, hỗ trợ kinh tế biển được triển khai, thực hiện khá tốt; khai thác thuỷ sản được quản lý tốt hơn, giảm dần tình trạng khai thác trái phép; nguồn lợi thuỷ sản được bảo vệ khá chặt chẽ.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện đồng bộ, rộng khắp theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đạt nhiều kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn thay đổi đáng kể, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Đến cuối năm 2020, bình quân toàn tỉnh đạt 15,2 tiêu chí/xã; có 41/82 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 50% tổng số xã, tăng 29% so năm 2015.

Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, xã hội 5 năm đạt gần 74.000 tỷ đồng, chiếm 28% GRDP. Tổng thu ngân sách Nhà nước 5 năm hơn 26.000 tỷ đồng. Chi ngân sách hơn 43.000 tỷ đồng, tăng bình quân 14%/năm; thực hiện tốt các giải pháp tái cơ cấu đầu tư công; chi đầu tư phát triển chiếm 40% tổng chi. Hoạt động và tăng trưởng tín dụng khá, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế; nợ xấu được kiểm soát và xử lý khá tốt .

Mối liên kết kinh tế được tăng cường, đã triển khai thực hiện tốt các nội dung hợp tác, liên kết vùng với các địa phương, đơn vị theo kế hoạch liên kết phối hợp toàn vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020.

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực kinh tế thành phố Cà Mau đã triển khai đồng bộ công cuộc cải cách hành chính. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ tỉnh, thành phố đến cơ sở được

điều chỉnh, sắp xếp phù hợp hơn; hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành của chính quyền từng bước được nâng lên. Thành phố triển khai, thực hiện nghiêm túc các thể chế của Nhà nước; đồng thời nâng cao chất lượng xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, tạo bước đột phá trong giải quyết thủ tục hành chính; chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số hiệu quả quản lý cải thiện đáng kể, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt qua từng năm (năm 2019 đạt thứ hạng 3/63 tỉnh, thành phố và đứng đầu trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long).

Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của thành phố, đề án, kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức và thu hút nguồn nhân lực, nhất là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài, đưa trí thức trẻ về cơ sở được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ bản đạt chuẩn theo quy định. Nguồn nhân lực phục vụ các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng nâng lên.

Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chỉ đạo, thực hiện rà soát, sắp xếp trường, lớp học, giáo viên tinh gọn; chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo chuyển biến tích cực ở tất cả các bậc học, cấp học. Giáo dục nghề nghiệp đa dạng hoá các hình thức, nội dung, phương pháp đào tạo theo nhu cầu việc làm của xã hội; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên được chuẩn hoá; cơ sở vật chất và các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục được quan tâm đầu tư phát triển. Ước 5 năm, toàn tỉnh công nhận 90 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số có 296/522 trường học đạt chuẩn, chiếm gần 57% tổng số trường.

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ được triển khai rộng rãi trên các lĩnh vực đời sống xã hội; đa số các đề tài, dự án được triển khai ứng dụng vào sản xuất và đời sống. Công tác sở hữu trí tuệ và hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm thực hiện khá chặt chẽ, đúng quy định.

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục và đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa đồng đều; công tác quản lý trường, lớp học, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có nơi chưa chặt chẽ; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gặp khó do thiếu vốn, nhiều trường bị rớt chuẩn; xã hội hoá giáo dục chưa chuyển biến mạnh. Đội ngũ làm công tác khoa học và công nghệ còn thiếu và yếu. Đầu tư khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Vài nét về các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau

* Trƣờng THPT Nguyễn Việt Khái

Trường THPT Nguyễn Việt Khái - tiền thân là trường THCS Bán Công Cà Mau - được thành lập năm 1998, đóng trên địa bàn Khóm 1, Phường 8, Thành phố Cà Mau. Tọa lạc trên một khu đất rộng, không gian mát mẻ vì có nhiều cây xanh, gồm 4

dãy với tổng số 40 phòng, kể cả các phòng chức năng, tất cả đều được xây dựng kiên cố nhưng đây là cơ sở cũ của trường Cao đẳng Sư phạm Cà Mau để lại nên có phần thiết kết một số phòng học chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT.

Trường có Chi bộ Đảng trực thuộc Thành ủy Cà Mau, Ban giám hiệu, Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên, Hội cha mẹ học sinh, 8 tổ chuyên môn, tổ Văn phòng và các Ban: Văn thể, Báo chí, Lao động… Đội ngũ cán bộ giáo viên của trường là 107 người đạt 100% trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá Đất nước.

Từ khi thành lập đến nay, các thế hệ CB, GV, NV của Trường luôn phát huy truyền thống yêu nước, kiên trì vượt khó, tâm huyết với nghề; từng bước xây dựng nề nếp, kỉ cương, luôn sống và dạy dỗ học sinh với tình thương, trách nhiệm; mỗi cán bộ giáo viên là tấm gương sáng, hết lòng vì học sinh thân yêu, tập thể sư phạm nhà trường luôn không ngừng nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.

Trong quá trình hoạt động thầy và trò nhà trường luôn cố gắng vươn lên trong

giảng dạy và học tập với tiêu chí “ Nền nếp - Tự tin - Vượt khó trong học tập”. Với sự

nỗ lực phấn đấu, thầy và trò Trường THPT Nguyễn Việt Khái đã đạt được một số thành tích, tạo tiền đề cho những năm học tiếp theo: nhiều thầy cô giáo đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh; được nhận Giấy khen của Sở GD ĐT Cà Mau, Bằng khen của UBND Tỉnh Cà Mau, Bộ GD ĐT, Thủ Tướng Chính phủ. Các thế hệ học sinh cũng góp phần tô thắm các thành tích mà nhà trường đã đạt được.

Năm học 2020 – 2021 nhà trường có tổng số 28 lớp học với 1221 học sinh, trong đó khối 10 có 8 lớp ; khối 11 có 8 lớp ; khối 12 có 12 lớp. Tỉ lệ tốt nghiệp khối 12 năm 2020 đạt 98% và trong thời gian tới, Nhà trường tiếp tục phấn đấu đạt được những mục tiêu: Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn; thi đỗ tốt nghiệp THPT, thi đỗ vào các trường Đại học, CĐ, ngày càng cao; tạo mọi cơ hội cho học sinh được phát triển tài năng; phát triển kỹ năng sống, tự tin bước vào cuộc sống hội nhập; nhà trường thực sự là môi trường rất tốt để học sinh học tập và rèn luyện.

* Trƣờng THPT Cà Mau

- Được thành lập năm 1991, trường THPT Cà Mau với tiền thân là trường THPT Bán công Cà Mau và là mô hình Bán công đầu tiên trong tỉnh Cà Mau, trường đặt trên địa bàn Phường 2 Thành phố Cà Mau. Trường THPT Cà Mau là trường công lập có xét tuyển đầu vào. Năm học 2020 - 2021 nhà trường có 3398HS/1815 nữ; được chia thành 80 lớp với khối 12 có 25 lớp, khối 11 có 26 lớp, khối 10 có 29 lớp.

phòng.

Thi tốt nghiệp THPT 2020 có 1048/1053 HS lớp 12 đỗ tốt nghiệp THPT tỉ lệ 99,53%, tính tỉ lệ chung 98.98%( Vượt tỉ lệ mặt bằng chung tỉnh)

- Phối hợp chặt chẻ với cha mẹ học sinh nhà trường trong công tác giáo dục học sinh- thông qua “Thư điện tử”. GVCN sẽ báo cáo phụ huynh hàng tháng về kết quả HL-HK của học sinh qua thư điện tử. Nhà trường có chế độ khen thưởng hàng tháng thi đua, học sinh đạt các danh hiệu, có thành tích đặc biệt ( nhất – nhì – ba), đạt danh hiệu HSG các môn, có chế độ thưởng cho tập thể lớp đạt giải trong đợt thi đua, có nhiều suất học bổng cho HS.

Phấn đấu đạt các giá trị “Nhà trường văn hóa, giáo viên mẫu mực, học sinh thanh lịch” và giáo dục học sinh “Trung thực, thân thiện, tiến thủ, thành đạt”.

* Trƣờng THPT Tắc Vân

Trường THPT Tắc Vân được thành lập năm 1980, trường nằm ở hướng Đông là vị trí cửa ngỏ của Thành phố Cà Mau, cách trung tâm Thành phố khoản 15 km. Với chất lượng đội ngũ đạt 100% giáo viên tốt nghiệp Đại học trong đó hơn 7% có trình độ Thạc sĩ. Là những giáo viên giỏi, chiễn sĩ thi đua, có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi; phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có phong cách ứng xử thân thiện với học sinh và phụ huynh học sinh.

Mục tiêu đào tạo:

- Xây dựng nhà trường thành một đơn vị giáo dục chất lượng cao.

- Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, ý chí vươn lên và khả năng thích ứng cao.

- Trang bị kiến thức cơ bản theo tiêu chuẩn kiến thức của Bộ GD-ĐT, đảm bảo đạt điểm cao trong các kì thi học sinh giỏi, thi vào các trường đại học.

Phương châm giáo dục.

- Quan tâm giáo dục toàn diện: kết hợp giáo dục kiến thức chuẩn với coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: Khơi dậy và hun đúc cho mỗi ý tưởng sáng tạo, mỗi khả năng tiềm ẩn của các em, tăng cường khả năng thuyết trình, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để mỗi học sinh được thành công trong học tập và cuộc sống.

- Giao lưu và hội nhập quốc tế qua việc chú trọng dạy môn ngoại ngữ với bốn kĩ năng cơ bản giúp học sinh giao lưu và hội nhập tốt.

động tư vấn tâm lý giáo dục giúp các em học sinh có tâm thế học tập thân thiện, tự tin, thoải mái và hiệu quả.

Hoạt động dạy và học:

- Thực hiện phương pháp giáo dục và dạy học tiên tiến với sự hỗ trợ tối ưu của trang thiết bị hiện đại. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và đào tạo phù hợp với mô hình đào tạo chất lượng cao; Bố trí sắp xếp thời khóa biểu hợp lý đảm bảo thời lượng cho các buổi học, tiết học tự chọn, nâng cao, ngoại khoá chuyên đề.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)