8. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên phù hợp vớ
yêu cầu công tác thanh niên và nhiệm vụ năm học của nhà trường
a. Ý nghĩa của biện pháp
Người cán bộ Đoàn phải biết trù tính các hoạt động của Chi đoàn, Đoàn khối, Đoàn trường. Sự trù tính này được thể hiện qua các kế hoạch công tác (từng quý, kỳ, thời điểm: 26/03, 22/12 ...), phương hướng, chương trình công tác (từng năm học, nhiệm kỳ…). Việc lập kế hoạch cho từng hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại của phong trào Đoàn Thanh niên trong nhà trường.
Việc lập kế hoạch giúp cho tổ chức Đoàn hình dung trước và chỉ ra được các công việc phải làm cụ thể, nhiệm vụ từng cá nhân, tập thể, thời gian thực hiện công việc, nguồn lực được đảm bảo như thế nào. Đặc biệt là các biện pháp thực hiện và các phương thức kiểm tra, đề phòng rủi ro ra sao.
b. Nội dung của biện pháp
Căn cứ vào các chương trình công tác năm học của Đoàn trường, phương hướng nhiệm kỳ công tác Đoàn và định hướng của Đảng uỷ (Chi uỷ), Ban chuyên môn, Ban Chấp hành Đoàn trường cần họp xây dựng Chương trình công tác năm học, kế hoạch công tác quý, tháng.
Tương tự, Ban chấp hành Chi đoàn cần xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm, quý, tháng. Đoàn các cấp có thể có các kế hoạch chuyên đề, ví dụ như kế hoạch trại nhân dịp 26/3, tổ chức tham quan dã ngoại, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11…
Xây dựng kế hoạch là cụ thể hoá mục tiêu, nội dung, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện, cách thức kiểm tra đánh giá, tiến trình thực hiện và phân công trách nhiệm thực hiện. Cần khắc phục tình trạng không có kế hoạch hoạt động, CBQL, GV
chỉ sử dụng kinh nghiệm cá nhân để tổ chức hoạt động phong trào, “khi rảnh thì làm, khi bận thì thôi”. Xây dựng kế hoạch hoạt động phong trào của Đoàn trường giúp các đơn vị, cá nhân chủ động triển khai các hoạt động, giúp người quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện về lĩnh vực công việc phụ trách, giúp đội ngũ thực thi hiểu rõ việc cần làm.
Xây dựng kế hoạch hoạt động phong trào Đoàn trường cần triển khai ngay từ đầu năm học. Việc xây dựng kế hoạch phải bảo đảm thực hiện những yêu cầu sau:
- Xác định chính xác mục tiêu của công việc; - Xác định nội dung công việc;
- Xác định địa điểm, thời gian, thành phần; - Xác định chính xác nguồn lực;
- Xác định cách thức thực hiện kế hoạch.
Lãnh đạo trường cần chủ động hướng dẫn, định hướng cho Cán bộ đoàn trường việc lập kế hoạch hoạt động hàng năm, kế hoạch của từng phong trào, chủ điểm. Hàng năm cần đánh giá tình hình thực hiện, rút kinh nghiệm, điều chỉnh, bổ sung những nội dung mới cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch của Đoàn trường.
Chi ủy các trường chủ trì, giao cho Đoàn Thanh niên nhà trường phối hợp với các đơn vị, tổ chức trong trường triển khai truyền thông, tuyên truyền về các hoạt động phong trào thanh niên trong các trường THPT hướng đến thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức chung về tầm quan trọng của hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong nhà trường.
Nhà trường cần truyền tải các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên về hoạt động phong trào thanh niên trong các trường THPT tới cán bộ, GV trong trường. Việc truyền tải đầy đủ các nội dung này không chỉ giúp cho cán bộ, GV nắm được quan điểm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện mà còn nâng cao nhận thức chung cho đội ngũ về tầm quan trọng của hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong trường THPT, đồng thời tạo ra sự thống nhất trong hành động của đội ngũ trong triển khai các hoạt động phong trào.
Sẽ khó đạt được hiệu quả mong đợi trong tổ chức hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên của trường THPT nếu không quan tâm đúng mức đến việc lập kế hoạch Đoàn trường về hoạt động phong trào đoàn TNCS HCM. Phải nhìn nhận việc lập kế hoạch hoạt động là một khâu không thể thiếu của quá trình hoạt động phong trào đoàn TNCS HCM ở các trường THPT, kế hoạch là kim chỉ nam cho mọi hoạt động phong trào Đoàn TN thành công.