8. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Cà Mau nằm ở cực nam của đất nước, có ba mặt giáp biển với 307 km bờ biển. Phía bắc giáp Kiên Giang, phía đông bắc giáp Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp Biển Đông, phía tây và tây nam giáp vịnh Thái Lan. Cà Mau là vùng đất mới, bao gồm đất phèn, đất mặn, đất than bùn và đất bãi bồi, tạo nên những cánh đồng màu mỡ. Cà Mau có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, 7 sông chính là sông Ông Đốc, Bảy Háp, Cái Lớn, Gành Hào, Dầm Dơi, Trèm Trẹm, Bạch Ngưu tạo thành các cửa sông lớn. Ngoài biển Cà Mau còn có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối.
Thành phố Cà Mau nằm phía Đông Bắc tỉnh Cà Mau. Diện tích tự nhiên của thành phố là 249,29 km2, bằng 4,71% diện tích toàn tỉnh. Địa giới hành chính của Thành phố Cà Mau có 10 phường và 7 xã. Thành phố là đô thị loại II tiến tới đô thị loại I và là đô thị động lực của tỉnh. Đến đầu năm 2017, dân số Thành phố Cà Mau có 55.222 hộ với 224.414 người, chiếm 18% dân số của tỉnh. Thanh niên có độ tuổi từ 16 đến 30 là trên 55.000 thanh niên chiếm 24% dân số thành phố.
Thành phố Cà Mau nằm phía đông bắc tỉnh Cà Mau, có vị trí địa lý: Phía đông giáp thị xã Giá Rai và huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu; Phía tây nam giáp huyện Cái Nước;
Phía tây giáp huyện Trần Văn Thời; Phía nam giáp huyện Đầm Dơi;
Phía bắc và tây bắc giáp huyện Thới Bình.
Khí hậu ở Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,5°C. Thời gian nắng trung bình 2.200 giờ/năm. Lượng mưa trung bình khoảng 2360 mm. Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây Nam hoặc Tây. Mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông. Cà Mau nằm ngoài vùng ảnh hưởng của lũ lụt ở hệ thống sông Cửu Long, đồng thời ít bị ảnh hưởng của bão.