Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 95 - 124)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

a. Về tính cấp thiết của các biện pháp

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất (n = 275)

TT Các biện pháp Mức độ đánh giá Điểm trung bình Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết 1

Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động phong trào ĐTN trong trường THPT

117 45 7 106 2,63 5

2

Xây dựng kế hoạch hoạt động phong trào ĐTN phù hợp với yêu cầu công tác thanh niên và nhiệm vụ năm học của nhà trường

270 4 1 0 3,98 1

3

Bồi dưỡng, tập huấn năng lực tổ chức hoạt động phong trào ĐTN cho cán bộ Đoàn trường THPT

190 56 15 14 3,53 4

4

Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phong trào ĐTN trong nhà trường

200 71 1 3 3,70 2

5 Xây dựng cơ chế phối hợp các lực

TT Các biện pháp Mức độ đánh giá Điểm trung bình Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết

lượng hoạt động phong trào ĐTN trong nhà trường

6

Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động phong trào của ĐTN trong nhà trường

109 12 56 98 2,48 7

7 Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều

chỉnh các hoạt động phong trào 235 18 1 21 3,69 3

Qua phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp CBQL và GV thì đa số các biện pháp được đề xuất đều mang tính rất cấp thiết.

Kết quả khảo nghiệm được tổng kết, phân tích theo bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết, các biện pháp có điểm trung bình khá cao từ 2,48 đến 3,98.

Điểm trung bình của biện pháp thứ 2, 3, 4 và thứ 7 mang tính rất cấp thiết và được xếp ở bậc 1, 2, 3, 4. Điều này chứng tỏ biện pháp thứ 2, 3, 4, 7 là rất quan trọng cho việc quản lý các hoạt động phong trào Đoàn TNCS HCM ở các trường THPT trên địa bàn khảo sát.

Các biện pháp còn lại cũng có điểm trung bình tương đối cao, điều này cho thấy các biện pháp đề xuất mang tính rất cấp thiết và cấp thiết. Tuy nhiên, ở biện pháp thứ 6 có điểm trung bình 2,48 điều này cho thấy biện pháp thứ 6 ít cấp thiết. Vì thế, khi triển khai các biện pháp chúng ta cần chú ý đến xem xét các khía cạnh hạn chế có thể của biện pháp để kiểm soát và thực thi đạt hiệu quả.

b. Về tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất (n = 275)

TT Các biện pháp Mức độ đánh giá Điểm trung bình Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động phong trào ĐTN trong trường THPT

TT Các biện pháp Mức độ đánh giá Điểm trung bình Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 2

Xây dựng kế hoạch hoạt động phong trào ĐTN phù hợp với yêu cầu công tác thanh niên và nhiệm vụ năm học của nhà trường

256 10 7 2 3,89 2

3

Bồi dưỡng, tập huấn năng lực tổ chức hoạt động phong trào ĐTN cho cán bộ Đoàn trường THPT

190 56 15 14 3,53 5

4

Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phong trào ĐTN trong nhà trường

200 71 1 3 3,70 3

5

Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phong trào ĐTN trong nhà trường

102 90 80 3 3,06 6

6

Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động phong trào của ĐTN trong nhà trường

109 70 56 40 2,90 7

7 Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh

các hoạt động phong trào 235 18 1 21 3,69 4

Kết quả khảo nghiệm được tổng kết, phân tích theo bảng 3.2 cho thấy, các biện pháp đề xuất đều có tính khả thi cao. Điểm trung bình của tất cả các biện pháp nói chung đạt điểm từ 2,90 đến 3,97. Trong đó có các biện pháp số 1, 2, 3, 4, 7 mang tính rất khả thi; các biện pháp 5 và 6 ở mức khả thi. Không có ý kiến đánh giá các biện pháp không khả thi. Như vậy, có thể thấy các biện pháp đưa ra rất phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn đang khảo sát.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên của các trường THPT và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động này tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, luận văn đã đề xuất hệ thống 7 biện pháp quản lý, bao gồm: Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong trường THPT; Xây dựng kế hoạch hoạt động phong trào ĐTN phù hợp với yêu cầu công tác thanh niên và nhiệm vụ năm học của nhà trường; Bồi dưỡng, tập huấn năng lực tổ chức hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên cho cán bộ Đoàn trường THPT; Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong nhà trường; Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong nhà trường; Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên trong nhà trường; Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động phong trào.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao, có thể triển khai áp dụng vào các nhà trường ở địa phương nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu đề tài đã thỏa mãn mục tiêu, nhiệm vụ và giả thiết nghiên cứu đặt ra. Cụ thể:

- Phong trào Đoàn TNCS HCM là bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện trong trường THPT, là con đường quan trọng hình thành, phát triển nhân cách học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục;

- Phong trào Đoàn TNCS HCM góp phần bổ trợ cho hoạt động giáo dục, giúp học sinh mở rộng kiến thức, nâng cao nhận thức, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục;

- Phong trào Đoàn TNCS HCM được tổ chức tốt sẽ giúp các nhà giáo dục phát hiện năng khiếu học sinh, từ đó có kế hoạch hướng nghiệp cho học sau khi ra trường, là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn giáo dục của nhà trường với yêu cầu của thực tiễn giáo dục. Đây là nhân tố góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường;

- Phong trào Đoàn TNCS HCM ở các trường THPT bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau, nếu có biện pháp tổ chức hợp lý, khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt mạnh thì sẽ đạt được hiệu quả cao.

- Trong những năm qua, phong trào Đoàn TNCS HCM tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Song nhìn chung, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục đào tạo. Hầu hết CBQL, GV, học sinh nhà trường đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động này, song hiệu quả tổ chức các phong trào cho học sinh tại các trường THPT chưa cao.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đề, đề tài đã đề xuất các biện pháp quản lý phong trào của Đoàn TNCS HCM trên địa bàn thành phố Cà Mau như sau:

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong trường THPT;

- Xây dựng kế hoạch hoạt động phong trào ĐTN phù hợp với yêu cầu công tác thanh niên và nhiệm vụ năm học của nhà trường;

- Bồi dưỡng, tập huấn năng lực tổ chức hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên cho cán bộ Đoàn trường THPT;

- Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong nhà trường;

- Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong nhà trường;

- Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên trong nhà trường;

- Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động phong trào.

Các biện pháp đã được khảo nghiệm về nhận thức của CBQL, GV và kết quả cho thấy đều có tính cấp thiết và khả thi cao, có thể áp dụng vào các nhà trường theo mục tiêu nghiên cứu đề ra cho đề tài luận văn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với chi bộ Đảng các trường THPT

Chi ủy chi bộ Đảng cần quan tâm nhiều hơn tới tổ chức đoàn thể trong trường học, đặc biệt là quan tâm chỉ đạo Đoàn TNCS HCM trong tổ chức các phong trào. Đồng thời chỉ đạo các đoàn thể, các phòng chức năng triển khai thực hiện biện pháp phối hợp trong quá trình quản lý các phong trào của nhà trường nói chung và các phong Đoàn TNCS HCM nói riêng.

2.2. Đối với Ban Giám hiệu

Có biện pháp hữu hiệu nâng cao nhân thức cho CBQL, GV về vai trò, tầm quan trọng và tính cần thiết của việc áp dụng các biện pháp quản lý phong trào Đoàn TNCS HCM cho học sinh trong nhà trường.

Quan tâm đầu tư, hỗ trợ về kinh phí tổ chức, trang thiết bị và các điều kiện cần thiết phục vụ cho quá trình tổ chức và quản lý các phong trào Đoàn.

Chỉ đạo phòng chức năng xây dựng quy chế thi đua, đánh giá, khen thưởng và tính điểm rèn luyện cho sinh viên tích cực tham gia các phong trào Đoàn.

2.3. Đối với Thành Đoàn Cà Mau

Thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ Đoàn về mục đích, nội dung, cách thức tiến hành các biện pháp quản lý phong trào Đoàn ở các trường THPT.

Tổ chức các hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình tổ chức phong trào hiệu quả tới các Đoàn trường trực thuộc để trao đổi kinh nghiệm, tổ chức tốt hơn cho những năm học tiếp sau.

2.4. Đối với Đoàn trường THPT

BCH Đoàn trường cần sâu sát chỉ đạo và tạo điều kiện, ủng hộ, hỗ trợ các phong trào Đoàn của Chi đoàn các lớp; tăng cường quản lý các phong trào Đoàn.

Cần phân công cán bộ phong trào là người có năng lực, phẩm chất, tâm huyết với các hoạt động phong trào, luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, tự học, nghiên cứu để nâng cao năng lực công tác.

2.5. Đối với GV

Cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của các phong trào Đoàn TNCS HCM, có thái độ ủng hộ tích cực, vận động quần chúng, đoàn viên, giáo viên khác tham gia vào các hoạt động phong trào Đoàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo Cáo Chính Trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau khoá XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Trang wed Báo ảnh Đất Mũi ngày 04/10/2020.

(https://baoanhdatmui.vn/tin-tuc/dai-hoi-dang-48/toan-van-du-thao-bao-cao- chinh-tri-trinh-dai-hoi-dai-bieu-dang-bo-tinh-ca-mau-lan-thu-xvi-nhiem-ky-

2020-2025-30688.html)

[2] Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đoàn Thành phố Cà Mau khóa X tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Cà Mau lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 – 2022.

[3] Điều Lệ Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua ngày 13/12/2017. [4] Luật Giáo dục 2019.

[4] Luật thanh niên 2020.

[5] Luật Thanh Niên & Chiến Lược Phát Triển Thanh Niên, Văn Bản Chỉ Đạo Của

Trung Ương Đoàn Thực Hiện Nhiệm Vụ Của Đảng Đề Ra, NXB Thanh Niên.

[6] Tìm Hiểu Luật Thanh Niên, Điều Lệ Đoàn Thanh Niên Và Văn Bản Hướng Dẫn

Thi Hành, NXB Thế Giới.

[7] Viện Ngôn ngữ học (2010). Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển

học.

[8] Hồ Chí Minh (1969), Di chúc, NXB Sự thật, Hà Nội.

[9] Hồ Chí Minh (2007), Về Vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục.

[10] Hồ Văn Vĩnh (2002), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chí trị Quốc gia Hà Nội.

[11] Lê Quang Sơn (2015), Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, tài

liệu dành cho lớp Cao học khóa 32, Khoa Tâm lý Giáo dục.

[12] Lại Xuân Lâm (2007). Một số phương pháp quản lý của Trung ương Đoàn nhằm

thực hiện tốt chức năng cơ bản của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

[13] Nguyễn Phương (2018), Tìm hiểu các quy định pháp luật dành cho Bí thư Đoàn,

NXB Hồng Đức.

[14] Nguyễn Bá Sơn (2000). Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, NXB Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

[15] Trần Kiểm (2014). Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục, NXB

[16] Trần Thanh Giang (2013), Giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về giáo dục,

lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ.

[17] Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

NXB Giáo dục Hà Nội.

[18] Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Giáo trình giáo dục học (tập 1,2), Nhà xuất bản Đại

học sư phạm Hà Nội.

[19] Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2011), Chiến lược phát triển thanh niên

Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt

Quyết định số: 2474/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011.

[20] C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

[21] Thomas J. Robbins - Wayned Morryn (1999), Quản lí và kỹ thuật quản lí, NXB

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Về thực trạng quản lý các phong trào Đoàn TNCS HCM tại các trƣờng THPT trên địa bàn Thành phố Cà Mau

(Dành cho Cán bộ quản lí và Giáo viên)

Để nghiên cứu thực trạng quản lý các phong trào Đoàn TNCS HCM ở các trường THPT trên địa bàn Thành phố Cà Mau, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phong trào Đoàn TNCS HCM để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường, xin quý Thầy (Cô) và anh/chị cho biết ý kiến về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu (x) hoặc điền thông tin vào ô hay cột phù hợp.

Trân trọng cảm ơn quý Thầy (Cô) và các anh/chị.

I. Xin thầy/cô và anh chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:

* Giới tính Nam Nữ

* Bộ môn được đào tạo: …….………

* Chức vụ:……… * Thời gian công tác:

Trên 05 năm

Dưới 05 năm

II. Câu hỏi

Câu 1. Thầy/Cô và Anh/chị vui lòng cho biết ý kiến về công tác quản lý các phong trào Đoàn TNCS HCM hiện nay tại các trường THPT mà Thầy/Cô và Anh/chị đang công tác.

Câu 2. Đánh giá của Thầy (Cô) và anh/chị về mức độ quan trọng của công tác quản lý các phong trào Đoàn TNCS HCM tại đơn vị mà mình đang công tác.

a. Rất quan trọng b. Quan trọng

Câu 3. Đánh giá của Thầy (Cô) và anh/chị về thực trạng thực hiện các nội dung của công tác quản lý các phong trào Đoàn TNCS HCM tại đơn vị mà mình đang công tác.

TT Nội dung hoạt động phong trào Đoàn TNCS HCM Mức độ thực hiện (%) Hiệu quả Khá hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả 1

Các phong trào giáo dục (Giáo dục đạo

đức, lối sống, lý tưởng cách mạng; Giáo dục lòng yêu nước, trách nhiệm

công dân; Giáo dục kỹ năng sống…)

2

Các phong trào hành động cách

mạng (Tình nguyện hè; Tuổi trẻ sáng

tạo; Xung kích bảo vệ Tổ quốc;…)

3 Các phong trào đồng hành với thanh

niên lập thân, lập nghiệp

Câu 4. Đánh giá của Thầy (Cô) và anh/chị về thực trạng quản lý mục tiêu hoạt động phong trào Đoàn TNCS HCM tại đơn vị mà mình đang công tác.

TT Quản lý mục tiêu hoạt động phong trào Đoàn TNCS

HCM Mức độ thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu Điểm TB Thứ bậc 1 Xây dựng các mục tiêu cụ thể

của hoạt động phong trào Đoàn trong nhà trường

2 Tuyên truyền, phổ biến các

mục tiêu hoạt động phong trào Đoàn trong nhà trường

3 Xây dựng các tiêu chí đánh

giá thực hiện các mục tiêu hoạt động phong trào Đoàn trong nhà trường

4 Quán triệt về nhận thức, thái

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 95 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)