Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động phong trào ĐTN ở trường

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động phong trào ĐTN ở trường

THPT

Hiệu trưởng cần chỉ đạo cán bộ phụ trách công tác Đoàn trong nhà trường nắm bắt, hiểu rõ các phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, phong trào của Đoàn TNCS HCM để tổ chức các hoạt động này một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo. Hình thức tổ chức các phong trào Đoàn TNCS HCM tại các trường THPT phải được quản lí chặt chẽ. Các hình thức tổ chức các phong trào Đoàn TNCS HCM đều phải hướng đến mở rộng khả năng thu hút đoàn viên thanh niên vào các hoạt động tập thể, tạo cho thanh niên có nhiều cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, những hiểu biết của mình. Sự quan tâm của Ban Giám hiệu có tác dụng không nhỏ đối với việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ Đoàn các cấp trong nhà trường.

Nhà quản lý, cán bộ Đoàn phải vận dụng linh hoạt, áp dụng những phương pháp, hình thức hoạt động phù hợp, tránh bắt các đoàn viên tốn quá nhiều công sức, quá nhiều thời gian để ảnh hưởng tới chất lượng học tập chính khóa.

Trong việc quản lí các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phong trào, người quản lí cần lưu ý sử dụng phối hợp các phương pháp và các hình thức để các phong trào này mạng lại hiệu quả và chất lượng cao nhất. Cán bộ Đoàn phải đưa ra các mô hình và các phương pháp tổ chức có hiệu quả, sáng tạo, nhân rộng các mô hình, các phương pháp này, thường xuyên xem xét, rút kinh nghiệm và đánh giá chúng.

Trong quản lí phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động phong trào, cần quán triệt các nguyên tắc giáo dục: giáo dục gắn với lao động sản xuất, gia đình-nhà trường- xã hội, giáo dục trong lao động, trong tập thể, thống nhất ý thức và hành động.

1.4.4. Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động phong trào của ĐTN của trường THPT

Xác định mục đích của kiểm tra, đánh giá:

- Đảm bảo Điều lệ, kỷ cương của tổ chức Đoàn được thực hiện nghiêm minh; nghị quyết, chủ trương công tác của Đoàn được triển khai thống nhất và hiệu quả;

- Góp phần bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, đoàn viên không ngừng tiến bộ, chấp hành nghiêm Điều lệ Đoàn, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

- Phát hiện những mô hình mới, điển hình tiên tiến, những việc làm tốt để nhân rộng. Đồng thời, chấn chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, những biểu hiện tiêu cực, ngăn ngừa và hạn chế sai phạm nảy sinh;

- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, giúp các cấp bộ Đoàn đề ra các chủ trương công tác mới hoặc hoàn chỉnh các chủ trương công tác đã ban hành cho phù hợp.

Xác định yêu cầu của kiểm tra, đánh giá:

- Nắm vững tính mục đích, tính chủ động của hoạt động Đoàn, xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đoàn;

- Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh là nhiệm vụ chính trị của các cấp bộ Đoàn. Do vậy, công tác kiểm tra, đánh giá của Đoàn phải lấy đó làm mục tiêu, phương hướng, nội dung hoạt động. Nếu không xác định đúng công tác kiểm tra, đánh giá sẽ mất phương hướng và trở thành công tác nghiệp vụ đơn thuần.

Cán bộ quản lý cần nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức của Đoàn; nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nắm vững chỉ thị, nghị quyết của Đoàn các cấp, từ đó đánh giá, chỉ đạo công tác Đoàn trong nhà trường từng thời kỳ cho phù hợp.

Kiểm tra, đánh giá phải kết hợp biện chứng giữa xây với chống. Với tính chất của tổ chức Đoàn thì biện pháp xây dựng con người, xây dựng tổ chức chính là mục tiêu chính của công tác kiểm tra, đánh giá. Vì vậy, trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, cần quán triệt một số điểm sau:

- Thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động của tổ chức Đoàn, hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn, những ưu điểm, nhược điểm, trong hoạt động Đoàn ở từng địa bàn, lĩnh vực, trong mỗi cán bộ, đoàn viên để kịp thời cổ vũ những nhân tố tích cực, ngăn chặn, giáo dục, xử lý những biểu hiện tiêu cực.

- Đối với những cán bộ, đoàn viên mắc sai lầm, khuyết điểm phải xem xét, xử lý đúng mục đích, phương châm, nguyên tắc, thủ tục theo quy định. Tránh tình trạng xử lý kỷ luật kéo dài, không khách quan hoặc không đúng, gây mất lòng tin trong quần chúng, đoàn viên, thanh niên.

- Sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá phải rút ra những bài học bổ ích về thực hiện nhiệm vụ chính trị, về giáo dục, quản lý cán bộ, đoàn viên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác, nhằm ngăn ngừa tái phạm sai lầm, khuyết điểm.

- Tính giáo dục của công tác kiểm tra của Đoàn được thể hiện ở mục đích là: Qua kiểm tra phải rút ra được các bài học về lãnh đạo, chỉ đạo, về tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đoàn để bồi dưỡng, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức Đoàn, cán bộ, đoàn viên.

- Tính hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá được thể hiện: Sau các đợt kiểm tra, đánh giá thì đối tượng được kiểm tra, đánh giá thấy được ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của mình để sửa chữa, phấn đấu tiến bộ; kiểm tra, đánh giá để xây dựng Đoàn vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tổ chức.

- Dựa vào tổ chức Đoàn vừa là phương pháp cơ bản của công tác kiểm tra, đánh giá, vừa là vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng tổ chức Đoàn, nhưng trong tình hình cụ thể của mỗi tổ chức đoàn cần vận dụng phù hợp.

- Phát huy tinh thần tự giác của tổ chức Đoàn, của cán bộ, đoàn viên: Tổ chức Đoàn được thành lập theo quy định có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, đoàn viên là những thanh niên tiên tiến, tự nguyện đứng trong hàng ngũ của Đoàn. Tự giác là bản chất của Đoàn. Vì vậy tự giác không chỉ là phương tiện mà còn chính là mục đích của công tác kiểm tra, đánh giá nói riêng, công tác xây dựng Đoàn nói chung.

- Phát huy trách nhiệm xây dựng Đoàn của cán bộ, đảng viên trong nhà trường.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên của trƣờng THPT

1.5.1. Các yếu tố khách quan

Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương nơi trường đóng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm lo, đầu tư cho thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh niên trong các trường THPT trên địa bàn.

Sự thống nhất chỉ đạo của các cơ quan chính quyền, đoàn thể các cấp, sự hỗ trợ, tạo điều kiện cho hoạt động Đoàn Thanh niên ở các trường THPT có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng các phong trào thanh niên học sinh.

Kinh phí, CSVC, thiết bị là điều kiện quan trọng để tổ chức hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, CSVC nghèo nàn nhà trường khó có thể tổ chức được các hình thức hoạt động đa dạng, hiệu quả cao cho học sinh.

Sự phát triển và bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ đến thanh niên, trong đó có nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tư tưởng và hành động của đoàn viên, thanh niên trong một bộ phận các trường THPT.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên. Nếu các nhà quản lý trong nhà trường có năng lực, kinh nghiệm tổ chức hoạt động phong trào thì hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên sẽ có nhiều thuận lợi.

Nhận thức và ý thức của giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng đối với hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên. Bản thân người giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục, chịu trách nhiệm trực tiếp về giáo dục học sinh trong lớp chủ nhiệm. Nếu giáo viên chủ nhiệm quan tâm đúng mức thì hiệu quả của hoạt động Đoàn sẽ được chú trọng hơn và chất lượng sẽ được nâng cao.

Trình độ, nghiệp vụ của cán bộ đoàn có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên các nhà trường.

Tiểu Kết Chƣơng 1

Hoạt động phong trào Đoàn TNCS HCM trong trường THPT là một bộ phận không thể thiếu trong chương trình giáo dục chung của nhà trường. Hoạt động này có mối liên kết chặt chẽ với các hoạt động giảng dạy, giáo dục. Hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong trường THPT đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm đào tạo của các trường THPT.

Hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên của trường THPT hiện nay, bên cạnh những thuận lợi cũng có không ít khó khăn, thách thức như: yêu cầu đổi mới giáo dục, nhận thức của các lực lượng giáo dục, năng lực của cán bộ đoàn trường, điều kiện thực tế ở từng nhà trường, địa phương … Có thể nói, hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên ngày càng đòi hỏi nhiều hơn nỗ lực chung của đội ngũ trong các nhà trường.

Những vấn đề lý luận trình bày trong Chương 1 là cơ sở để tác giả tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên trong các trường THPT ở thành phố Cà Mau và đề xuất các biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong các trường THPT ở địa bàn nghiên cứu.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH CỦA CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CÀ MAU

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục thành phố Cà Mau Mau

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Cà Mau nằm ở cực nam của đất nước, có ba mặt giáp biển với 307 km bờ biển. Phía bắc giáp Kiên Giang, phía đông bắc giáp Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp Biển Đông, phía tây và tây nam giáp vịnh Thái Lan. Cà Mau là vùng đất mới, bao gồm đất phèn, đất mặn, đất than bùn và đất bãi bồi, tạo nên những cánh đồng màu mỡ. Cà Mau có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, 7 sông chính là sông Ông Đốc, Bảy Háp, Cái Lớn, Gành Hào, Dầm Dơi, Trèm Trẹm, Bạch Ngưu tạo thành các cửa sông lớn. Ngoài biển Cà Mau còn có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối.

Thành phố Cà Mau nằm phía Đông Bắc tỉnh Cà Mau. Diện tích tự nhiên của thành phố là 249,29 km2, bằng 4,71% diện tích toàn tỉnh. Địa giới hành chính của Thành phố Cà Mau có 10 phường và 7 xã. Thành phố là đô thị loại II tiến tới đô thị loại I và là đô thị động lực của tỉnh. Đến đầu năm 2017, dân số Thành phố Cà Mau có 55.222 hộ với 224.414 người, chiếm 18% dân số của tỉnh. Thanh niên có độ tuổi từ 16 đến 30 là trên 55.000 thanh niên chiếm 24% dân số thành phố.

Thành phố Cà Mau nằm phía đông bắc tỉnh Cà Mau, có vị trí địa lý: Phía đông giáp thị xã Giá Rai và huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu; Phía tây nam giáp huyện Cái Nước;

Phía tây giáp huyện Trần Văn Thời; Phía nam giáp huyện Đầm Dơi;

Phía bắc và tây bắc giáp huyện Thới Bình.

Khí hậu ở Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,5°C. Thời gian nắng trung bình 2.200 giờ/năm. Lượng mưa trung bình khoảng 2360 mm. Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây Nam hoặc Tây. Mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông. Cà Mau nằm ngoài vùng ảnh hưởng của lũ lụt ở hệ thống sông Cửu Long, đồng thời ít bị ảnh hưởng của bão.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo

Với vị trí địa lý thuận lợi, cách Cần Thơ 179 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 350km, thành phố Cà Mau là một thành phố trẻ có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong những năm gần đây. Cà Mau có bờ biển dài nên khả năng đánh bắt cá tôm rất lớn. Cà Mau có nhiều sông và mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên đi lại và vận chuyển bằng ghe thuyền rất thuận tiện. Ngay trong rừng đước, rừng tràm, thuyền đi chỗ nào cũng được. Cảng biển quốc tế Năm Căn và các cảng cá khác, cùng với sân bay Cà Mau đã được cải tạo để đưa vào sử dụng đang góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và thành phố Cà Mau nói riêng.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của thành phố những năm qua được tập trung đầu tư. Thành phố ưu tiên đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng như: giao thông, lưới điện, thuỷ lợi, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân.

Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tổng sản phẩm (GRDP theo giá so sánh) tăng bình quân gần 7%/năm; quy mô nền kinh tế ước đạt hơn 60 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 1,35 lần so với năm 2015; GRDP bình quân đầu người đạt gần 51 triệu đồng/người (tương đương 2.182 USD), tăng gần 1,3 lần so năm 2015. Tình hình triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế đạt được một số kết quả quan trọng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp (trong đó khu vực dịch vụ chiếm 41,7%).

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 4%/năm; năng lực sản xuất không ngừng tăng lên, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chủ lực, như: chế biến thuỷ sản, sản xuất điện, đạm, khí hoá lỏng. Sản lượng chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu 5 năm đạt 700.000 tấn. Hệ thống lưới điện nông thôn được ưu tiên đầu tư; tỷ lệ hộ dân sử dụng điện tăng từ 97,5% năm 2015 lên 99,9% năm 2020. Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo đang được đầu tư khai thác, chiều hướng phát triển tốt. Hạ tầng khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp được tập trung đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để mời gọi, thu hút đầu tư.

Khu vực thương mại, dịch vụ phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 9,94%. Các ngành dịch vụ thương mại, ngân hàng, vận tải, y tế, bảo hiểm, viễn thông, du lịch, tư vấn… phát triển tốt; hình thành nhiều trung tâm thương mại, cung ứng đa dạng hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng bình quân 21%; lượng hành khách vận chuyển tăng 25%. Du lịch từng bước phát triển tốt hơn, cơ sở vật chất, các công trình hạ tầng tiếp tục được đầu tư; ước 5 năm thu hút hơn 7,3 triệu lượt khách (trong đó có 135.000 lượt khách quốc tế),

tăng 58% lượt khách; doanh thu du lịch ước đạt hơn 9.000 tỷ đồng, tăng 3,6 lần so nhiệm kỳ trước. Kim ngạch xuất khẩu 5 năm gần 5,6 tỷ USD, tiếp tục là tỉnh đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm. Các đặc sản chủ lực của tỉnh như: cua Năm Căn, tôm khô Rạch Gốc, mật ong U Minh... đã góp phần mở rộng thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và nhân dân.

Sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp tăng hơn 5%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (2,7%). Cơ cấu lại ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực, nhất là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)