Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động phong trào

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.7. Định kỳ kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động phong trào

a. Ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá giúp công tác chỉ đạo của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên được sâu sát, đảm bảo các hoạt động phong trào Đoàn của nhà trường được tổ chức đúng hướng, đúng với kế hoạch đã đề ra và có chất lượng. Kiểm tra, đánh giá đồng thời giúp tham mưu cho Lãnh đạo trường để chỉ đạo Đoàn Thanh niên điều chỉnh các hoạt động, trên cơ sở đó hoạt động phong trào sẽ được tổ chức phù hợp hơn. Hoạt động kiểm tra, đánh giá có tác động tích cực đến đội ngũ những người triển khai thực hiện, thúc đẩy phát huy sáng kiến trong đội ngũ. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên vốn luôn cần đến sự đổi mới, sáng tạo.

b. Nội dung của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên cần được tổ chức một cách khoa học và linh hoạt phù hợp với thực tiễn hoạt động này ở từng nhà trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, từ đó góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt động phong trào và các hoạt động của Đoàn trường nói chung.

Nội dung kiểm tra, đánh giá cần được hoạch định rõ ràng, bao quát toàn bộ tiến trình tổ chức hoạt động phong trào của Đoàn trường cũng như kết quả đạt được. Qua kiểm tra phát hiện những mô hình mới, điển hình tiên tiến, những việc làm tốt để nhân rộng, đồng thời chấn chỉnh, uốn nắn những lệch lạc, những biểu hiện tiêu cực, ngăn ngừa và hạn chế sai phạm nảy sinh. Quá trình kiểm tra, đánh giá cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ đoàn, giúp đoàn viên thanh niên không ngừng tiến bộ, chấp hành nghiêm Điều lệ Đoàn, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Sau kiểm tra cần tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để giúp các cấp bộ Đoàn khắc phục những hạn chế, tồn tại và đề ra được các chủ trương công tác mới phù hợp hơn.

Kiểm tra nhằm kiểm định xem các mục tiêu đề ra đã thực hiện như thế nào? có vướng mắc gì? đâu là chỗ được, đâu là chỗ chưa đạt? và nguyên nhân của nó, thu thập thông tin phản hồi từ các mối quan hệ nhằm tác động kịp thời đúng lúc đến các hành vi của cán bộ đoàn và đoàn viên thanh niên, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên, khích lệ tính tích cực, sáng tạo của của GV, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức, thực hiện các hoạt động phong

trào Đoàn.

Ban Chấp hành Đoàn các cấp là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai nhiệm kỳ Đại hội của Đoàn cấp đó. Ban Chấp hành Đoàn có trách nhiệm và quyền hạn kiểm tra, giám sát tổ chức Đoàn, cán bộ và đoàn viên thuộc phạm vi lãnh đạo của mình đồng thời chịu sự giám sát, kiểm tra của Đoàn cấp trên.

Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát: Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn các cấp xây dựng và chỉ đạo cấp bộ đoàn cấp dưới, các ban chuyên môn và ủy ban kiểm tra xây dựng phương hướng và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát trong từng thời gian. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của các cấp bộ đoàn. Lãnh đạo và chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của ủy ban kiểm tra, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát: Ban chấp hành, Ban thường vụ Đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, trong đó xác định rõ nội dung, đối tượng, thời gian, phương pháp tiến hành kiểm tra, tổ chức lực lượng phân công cụ thể từng ủy viên ban thường vụ, ban chấp hành và các ban chức năng của tổ chức đoàn tiến hành kiểm tra.

Để công tác kiểm tra, đánh giá được tổ chức khoa học, hiệu quả cần xây dựng được các tiêu chí, cách thức, kế hoạch kiểm tra, hình thức kiểm tra đánh giá.

Các tiêu chí cần xây dựng: Tiêu chí đánh giá về hình thức tổ chức hoạt động; Tiêu chí về chất lượng nội dung; Tiêu chí thể hiện về ý thức tham gia của học sinh các Liên chi Đoàn, các chi đoàn với những thang điểm hợp lí để lấy đó làm cơ sở cho thi đua sau này.

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực hiện các phong trào đoàn phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể cho phép của trường và có tính khả thi. Kế hoạch cần được thiết kế dưới dạng sơ đồ hoá và được treo ở văn phòng Đoàn Thanh niên nhà trường, trong đó ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, tiến trình kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình hoạt động phong trào cần công bố công khai từ đầu năm học. Nội dung kiểm tra phải sát hợp, có sức thuyết phục, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng. Cần huy động được nhiều lực lượng cùng tham gia như: Ban Giám hiệu, cấp ủy, GV có kinh nghiệm và dành thời gian đích đáng cho kiểm tra. Ban Chấp hành Đoàn trường cần xây dựng các loại kế hoạch kiểm tra: Kế hoạch kiểm tra toàn năm học; kế hoạch kiểm tra từng học kỳ, từng tháng, từng tuần. Kế hoạch kiểm tra tuần được ghi chi tiết cụ thể: đối tượng (cá nhân, chi đoàn) được kiểm tra. Để kiểm tra, đánh giá mang tính khách quan, công bằng và thực chất thì các tiêu chí đánh giá được xây dựng phải cụ thể để so sánh, phân tích, đối chiếu.

Xây dựng lực lượng kiểm tra: BCH Đoàn trường ra quyết định thành lập Ban Kiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có kỹ năng tổ chức hoạt động phong trào đoàn. Ban Kiểm tra nên có cả đại diện của học sinh.

Công tác kiểm tra có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi kiểm tra gián tiếp thì trưởng ban kiểm tra (BCH Đoàn trường) phải uỷ nhiệm phân cấp rõ ràng (Cho Bí thư Đoàn, UV BTV, UV BCH...)

Tiến hành kiểm tra:

* Kiểm tra tổ chức Đoàn thanh niên:

Kiểm tra kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phong trào đoàn của năm học, của từng học kỳ, từng tháng, từng tuần. Cụ thể: Kiểm tra việc thiết kế hoạt động theo chủ đề từng tháng, kiểm tra việc chuẩn bị phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động; Kiểm tra việc hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động, bao gồm hoạt động có báo trước hoặc không báo trước; Kiểm tra qua thăm dò cán bộ chi đoàn lớp; Kiểm tra thông qua nhận xét của cán bộ Đoàn, của tập thể lớp; Kiểm tra thông qua trao đổi trực tiếp; Kiểm tra thông qua kết quả hoạt động phong trào Đoàn TNCS HCM.

* Kiểm tra chi đoàn, đoàn viên học sinh:

Đánh giá kết quả hoạt động của chi đoàn học sinh được thể hiện ở hai phương diện đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể lớp. Nội dung đánh giá phải thiết thực, cụ thể, sát thực tế và có tiêu chí rõ ràng thì việc đánh giá mới có tác động tích cực đến học sinh.

Việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh phải hết sức công tâm, mang tính khách quan và thể hiện tính giáo dục, tránh áp đặt tính chủ quan vì điều này sẽ tạo ra sự ức chế cho người được đánh giá.

Nội dung đánh giá cá nhân bao gồm: Đánh giá về mức độ nhận thức các vấn đề của nội dung hoạt động phong trào; Đánh giá về ý thức tinh thần trách nhiệm tham gia các hoạt động của tập thể; Đánh giá hiệu quả đóng góp của bản thân vào việc tổ chức thực hiện các hoạt động của lớp, của trường.

Nội dung đánh giá tập thể chi đoàn căn cứ vào: Số lượng học sinh tham gia hoạt động, các sản phẩm của hoạt động, ý thức cộng đồng trách nhiệm, tinh thần hợp tác giúp đỡ nhau trong hoạt động và sự sáng tạo của học sinh trong quá trình hoạt động cũng như thành tích xếp loại của chi đoàn lớp.

Các quy trình đánh giá: Đánh giá qua bài viết thu hoạch của học sinh, đánh giá qua quan sát hoạt động của học sinh, qua xếp loại thi đua của Đoàn, qua trao đổi nhận xét của người khác (Giáo viên chủ nhiệm lớp, học sinh trong lớp). Cán bộ Đoàn tổ chức cho học sinh tự đánh giá ý thức tham gia đóng góp đối với hoạt động chung của tập thể lớp.

Khi xây dựng nội dung đánh giá cần quan tâm đến cả hai nội dung đánh giá: đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể (Đối với tập thể: số lượng học sinh tham gia; sản phẩm hoạt động; ý thức tập thể; tinh thần hợp tác. Đối với cá nhân đó là mức độ nhận thức các vấn đề của hoạt động, trách nhiệm tham gia vào hoạt động, hiệu quả đóng góp vào việc tổ chức thực hiện).

Qua kiểm tra, Ban Chấp hành Đoàn các cấp cần kết luận rõ những ưu điểm, hạn chế về nội dung thực hiện; những kinh nghiệm về lãnh chỉ đạo; phát hiện những mô hình mới, cách làm sáng tạo của cơ sở; biểu dương, cổ vũ những tổ chức, cán bộ, đoàn viên gương mẫu, những tấm gương điển hình, tiên tiến; phê bình, xử lý đối với những cán bộ, đoàn viên, cơ quan lãnh đạo của Đoàn vi phạm (theo thẩm quyền).

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)