Bồi dưỡng, tập huấn năng lực tổ chức hoạt động phong trào Đoàn Thanh

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 79 - 81)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Bồi dưỡng, tập huấn năng lực tổ chức hoạt động phong trào Đoàn Thanh

niên cho cán bộ Đoàn trường THPT

a. Ý nghĩa của biện pháp

Bồi dưỡng, tập huấn giúp nâng cao hiểu biết chung về tổ chức hoạt động phong trào của Đoàn Thanh niên, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động phong trào ĐTN cho cán bộ Đoàn trường. Đó là công việc quan trọng để đảm bảo chất lượng hoạt động này. Bồi dưỡng, tập huấn đồng thời giúp tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong tổ chức hoạt động phong trào Đoàn Thanh niên ở các nhà trường, giúp cán bộ Đoàn cập nhật những yêu cầu mới trong giáo dục thanh niên nhà trường hiện nay. Hiểu biết của cán bộ Đoàn về tầm quan trọng, sự cần thiết của việc tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua hoạt động phong trào của Đoàn cho thế hệ thanh niên trong giai đoạn hiện nay là nền tảng tạo nên sự thống nhất cao và sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả giữa các thành viên, các tổ chức trong nhà trường đối với các hoạt động phong trào của học sinh.

b. Nội dung của biện pháp

Bí thư Đoàn trường là người tổng chỉ huy, người thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn trong nhà trường, được sự chỉ đạo và phân công công tác của Hiệu trưởng, vì vậy Bí thư Đoàn trường phải là người có chuyên môn nghiệp vụ công tác Đoàn và có nhiệt huyết với phong trào Đoàn, Đội. Người Bí thư Đoàn trường phải tham gia các lớp lý luận và nghiệp vụ công tác Đoàn, có độ tuổi trung bình dưới 35 tuổi (tùy vào tình hình thực tế từng trường mà tuổi của Bí thư đoàn trường có thể trên 35 tuổi).

Nhà trường cần có kế hoạch, chương trình cụ thể nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đoàn chủ chốt (các uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn Trường, các uỷ viên Ban Chấp hành liên chi đoàn, các bí thư chi đoàn) trong xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động phong trào cho đoàn viên học sinh.

Cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn cách thức triển khai các bước xây dựng kế hoạch như: phân tích thực trạng - những thuận lợi, khó khăn, tiềm năng phát triển; cách đánh giá tình hình thực tế và đề ra các hoạt động phù hợp, có tính khả thi cao; cách hoạch định các mục tiêu, nội dung thực hiện....

Cần xác định đúng vai trò của Ban Chấp hành chi đoàn của các lớp trong tổ chức và tham gia các hoạt động phong trào do Đoàn trường tổ chức. Ban Chấp hành chi đoàn có nhiệm vụ quan trọng trong việc thu hút sự tham gia nhiệt tình và có hiệu quả của đoàn viên, thanh niên vào các hoạt động, các phong trào do Đoàn trường tổ chức, nâng cao ý thức rèn luyện phẩm chất chính trị của đoàn viên, thanh niên học sinh. Nhà trường cần bồi dưỡng nâng cao hiểu biết của cán bộ khối, lớp về cách thức tổ chức các hoạt động, cách tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của học sinh trong từng thời điểm để tổ chức các hoạt động cho phù hợp; bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về cách

thức tổ chức các hoạt động phong trào của Đoàn TNCS HCM cho tất cả cán bộ Đoàn từ cấp chi đoàn trở lên; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động Đoàn trong nhà trường để họ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động và làm tốt vai trò người thủ lĩnh, hướng dẫn và tổ chức cho đoàn viên học sinh tham gia các hoạt động. Hình ảnh người thủ lĩnh có ý nghĩa rất quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn tới các đoàn viên học sinh trong các hoạt động phong trào. Hiểu biết của cán bộ Đoàn càng sâu sắc, năng lực tổ chức hoạt động càng được nâng cao thì càng phát huy được vai trò trong học sinh. Và khi đó thì người cán bộ Đoàn càng có uy tín trong tập thể, được mọi người tín nhiệm nghe theo. Song để phát huy được vai trò theo sứ mạng, trọng trách được giao, người cán bộ Đoàn cần được định kỳ bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức công tác phong trào.

Lãnh đạo trường cần quan tâm tạo cơ chế để Đoàn trường tích cực, chủ động tham mưu, tổ chức các hoạt động phong trào và thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động một cách sôi nổi, có hiệu quả cũng như có ý thức học tập, tích luỹ kiến thức, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân.

Cần lựa chọn, đào tạo cán bộ Đoàn có nghiệp vụ, có trình độ, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động.

Bí thư chi đoàn là người trực tiếp tổ chức các hoạt động phong trào. Cần định hướng cho thanh niên học sinh lựa chọn những thành viên tích cực, có năng lực tổ chức làm Bí thư chi đoàn, đồng thời tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ này.

Lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn là tiền đề để tổ chức hiệu quả hoạt động phong trào trong các trường THPT.

Những tiêu chuẩn dưới đây cần thống nhất xác định để lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ Đoàn trong trường THPT:

- Nhiệt tình, tâm huyết, tự nguyện làm công tác;

- Có khả năng nhạy bén, phát hiện những vấn đề thời sự cấp bách, những việc mới, việc khó để đề xuất hoạt động thu hút sự tham gia của thanh niên;

- Có uy tín cao đối với cán bộ, giáo viên trong trường, với đoàn viên giáo viên, học sinh. Có khả năng phối hợp với các ban, đoàn thể, phối hợp và vận động đoàn viên, học sinh để xác lập và huy động nguồn lực cho hoạt động.

- Có điều kiện và sức khoẻ để "đồng cam, cộng khổ" với các hoạt động của Đoàn TNCS HCM.

Tổ chức các chương trình tập huấn cho các cán bộ Đoàn ít nhất mỗi năm một lần với các nội dung và hình thức phong phú, thu hút sự chú ý của cán bộ Đoàn. Để chương trình có hiệu quả cao, có thể mời giảng viên ở Học viện thanh thiếu niên, Thành đoàn, TW đoàn…, tốt nhất là chọn người có kinh nghiệm, đã từng kinh qua

hoạt động Đoàn.

Công tác tập huấn được tổ chức dưới nhiều hình thức: - Biên soạn tài liệu;

- Cung cấp tài liệu;

- Tổ chức các đợt tập huấn;

- Tổ chức giao lưu học hỏi các mô hình tốt;

- Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi ý kiến về nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động phong trào của Đoàn, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động Đoàn trong học sinh;

- Tổ chức các hình thức đào tạo tại chỗ (có thể ở tại trường hoặc hình thức dã ngoại).

- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, qua đó trang bị một số vấn đề cơ bản về nội dung hoạt động phong trào của Đoàn và quản lý hoạt động này cho giáo viên làm công tác trợ lý học sinh, cán bộ Đoàn chủ chốt của nhà trường.

Phải đánh giá được kết quả đào tạo, bồi dưỡng qua từng lớp. Xây dựng một thang đo cụ thể cho chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Phương pháp truyền đạt phải có sự đầu tư, đổi mới như: học trực tuyến, đa dạng đối tượng, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động phòng trào đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh của các trường thpt trên địa bàn thành phố cà mau 1 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)