Thực trạng nhận thức của CBQL, GV ở các trường THCS thành phố Cà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 52 - 54)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV ở các trường THCS thành phố Cà

TĐG trong KĐCLGD trường THCS thành phố Cà Mau được triển khai từ năm học 2018 - 2019. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều CBQL, GV ở các trường THCS chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu đầy đủ về hoạt động TĐG, còn mơ hồ khi hỏi đến hoạt động “TĐG”, “đánh giá ngoài”, “kiểm định chất lượng”, “quy trình TĐG”,...

Nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng nhận thức về sự cần thiết và ý nghĩa của hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 16 CBQL và 94 GV của 07 trường THCS thành phố Cà Mau về hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Kết quả khảo sát ý kiến thể hiện ở bảng 2.3 và 2.4.

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS

Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của hoạt động

TĐG CBQL GV Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Rất cần thiết 8 50% 37 39,36% Cần thiết 4 25% 39 41,49% Khá cần thiết 4 25% 10 10,63% Không cần thiết 0 0 8 8,52%

Hoàn toàn không cần thiết 0 0 0 0

Từ số liệu ở bảng 2.3, có thể nhận thấy:

Ý kiến của CBQL đánh giá hoạt động TĐG rất cần thiết, cần thiết và khá cần thiết chiếm tỷ lệ 100%, không có ý kiến nào đánh giá hoạt động TĐG là không cần thiết và hoàn toàn không cần thiết.

Đối với ý kiến của GV, có 91,48% ý kiến cho rằng hoạt động TĐG là rất cần thiết, cần thiết và khá cần thiết. Điều này cho thấy phần lớn CBQL, GV ở các trường THCS thành phố Cà Mau đã nhận thức được sự cần thiết của hoạt động TĐG đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tuy nhiên, hoạt động TĐG ở một số trường THCS thành phố Cà Mau chưa triển khai đến các CBQL, GV về sự cần thiết của hoạt động TĐG nên một số GV thiếu quan tâm đến hoạt động TĐG của nhà trường và do sự chỉ đạo, phân công, giám sát của Hiệu trưởng chưa cụ thể.

Qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy CBQL và GV ở các trường THCS thành phố Cà Mau đã nhận thức được sự cần thiết và ý nghĩa của hoạt động TĐG. Bên cạnh đó, vẫn còn những CBQL, GV chưa nhận thức đúng đắn ý nghĩa, vai trò của hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS, đặc biệt là đối với GV.

Trên thực tế, cả 07 trường THCS được khảo sát tại thành phố Cà Mau đều đã tiến hành hoạt động TĐG, tuy nhiên, hoạt động TĐG chưa đạt được hiệu quả ngay từ nhận thức của đội ngũ tiến hành hoạt động TĐG. Do vậy, hoạt động TĐG ở các trường THCS thành phố Cà Mau còn mang tính thủ tục, hình thức và chưa hướng đến việc cải tiến theo định hướng của tiêu chuẩn đánh giá trường trung học do Bộ GD&ĐT ban hành.

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức về ý nghĩa của hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS

Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động TĐG

CBQL GV

Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ %

Để hoàn thành nhiệm vụ do cấp trên giao 0 0 13 13,8% Là cơ sở để đăng ký đánh giá ngoài 6 37,5% 10 10,6% Là cơ sở để nhà trường nâng cao chất

lượng giáo dục 7 43,8% 15 16,0%

Là quá trình nhà trường đối chiếu với các tiêu chuẩn để báo cáo thực trạng chất lượng của trường

8 50,0% 31 33,0%

Để có thành tích thi đua 0 0 28 29,8% Qua kết quả khảo sát về ý nghĩa của hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau được thể hiện qua bảng 2.4 cho thấy:

Đối với CBQL có 37,5% ý kiến đánh giá “TĐG là cơ sở để đăng ký đánh giá ngoài”; 43,8% ý kiến đánh giá “TĐG là cơ sở để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục”; 50,0% ý kiến đánh giá “là quá trình nhà trường đối chiếu với các tiêu chuẩn để

báo cáo thực trạng chất lượng của trường”. Không có ý kiến của CBQL đánh giá hoạt động TĐG là “để hoàn thành nhiệm vụ do cấp trên giao” và không có ý kiến nào “để có thành tích thi đua”.

Đối với kết quả khảo sát GV tại bảng 2.4 cho thấy: có 10,6% ý kiến GV đánh giá “TĐG là cơ sở để đăng ký đánh giá ngoài”; 16,0% ý kiến đánh giá “TĐG là cơ sở để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục”; 33,0% ý kiến đánh giá “là quá trình nhà trường đối chiếu với các tiêu chuẩn để báo cáo thực trạng chất lượng của trường”. Bên cạnh đó, vẫn còn 13,8% ý kiến GV đánh giá hoạt động TĐG là “để hoàn thành nhiệm vụ do cấp trên giao” và 29,8% ý kiến “để có thành tích thi đua”.

Qua kết quả khảo sát, có thể nhận thấy: CBQL và GV ở các trường THCS thành

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)