Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 91 - 93)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau với các biện pháp nêu trên đều có vị trí, tầm quan trọng và phạm vi tác động nhất định. Các biện pháp đều có mối quan hệ hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, biện pháp này là tiền đề, là điều kiện cho các biện pháp kia tồn tại và phát triển,

biện pháp nào cũng có ưu điểm và hạn chế nhất định, không có biện pháp nào là duy nhất để giải quyết tất cả những khó khăn, vướng mắc trong quản lý hoạt động TĐG. Trong các biện pháp trên, biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THCS” là biện pháp tiên quyết, quyết định hiệu quả của hoạt động TĐG trong KĐCLGD của nhà trường. Vì khi nhận thức đúng, suy nghĩ tích cực thì mới tạo được động lực phấn đấu của một cá nhân, một tập thể hoặc một nhóm công tác. Nếu tư tưởng nhận thức không tốt thì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công việc. Biện pháp này là cơ sở tạo tiền đề cho việc thực hiện các biện pháp khác nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THCS.

Các biện pháp đề xuất có tính độc lập tương đối với nhau, có vai trò riêng biệt trong quá trình quản lý hoạt động TĐG ở trường THCS. Biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THCS” được xem là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình TĐG, là điều kiện tiên quyết để hình thành động cơ đúng đắn ngay từ ban đầu cho đội ngũ để thực hiện hoạt động TĐG. Biện pháp “Xây dựng kế hoạch hoạt động TĐG trong KĐCLGD phù hợp, khả thi” là biện pháp mang tính chiến lược, là tiền đề thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động TĐG bởi do nếu xây dựng kế hoạch tốt, phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương thì quá trình triển khai thực hiện hoạt động TĐG mới đảm bảo. Biện pháp “Tăng cường tập huấn hoạt động TĐG trong KĐCLGD cho đội ngũ CBQL, GV trường THCS” đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Vì đây là biện pháp nền tảng, là biện pháp mang tính lâu dài trong các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS, là một trong những yếu tố có tính chất quyết định, tạo cơ sở đảm bảo khả năng thực hiện quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS. Biện pháp “Triển khai hiệu quả việc thu thập, xử lý, phân tích, minh chứng và viết báo cáo TĐG trong KĐCLGD trường THCS” là biện pháp cơ bản để đảm bảo chất lượng của hoạt động TĐG, trong đó sản phẩm là báo cáo TĐG. Biện pháp “Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THCS” tạo cơ sở để nhà quản lý đánh giá đúng tiến độ và hiệu quả hoạt động TĐG so với kế hoạch TĐG đã ban hành. Ngoài ra, biện pháp “Đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS” được xem là tạo môi trường quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động TĐG được diễn ra thông suốt, đạt hiệu quả cao.

Các biện pháp trên có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung, là điều kiện thức đẩy nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất cùng tác động đến quá trình quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, để quản lý hiệu quả hoạt độngTĐG trong

KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau, đòi hỏi Hiệu trưởng các trường THCS phải sử dụng đầy đủ, đồng bộ và thống nhất sáu biện pháp nêu trên, không được tách rời, không được xem nhẹ. Tùy theo từng thời điểm, điều kiện cơ sở vật chất và hoàn cảnh cụ thể của ngành giáo dục, của địa phương và của nhà trường mà Hiệu trưởng kết hợp sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình quản lý hoạt động TĐG ở các trường THCS thành phố Cà Mau.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)