Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt độngTĐG trong KĐCLGD ở các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 59 - 64)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt độngTĐG trong KĐCLGD ở các

thực hiện đảm bảo quy định về việc thành lập Hội đồng TĐG. Tuy nhiên, một số trường THCS chưa xây dựng cơ chế phối hợp khoa học, chặt chẽ nên các thành viên, nhóm công tác và Hội đồng TĐG, chưa thường xuyên họp để kiểm tra tiến độ, hiệu quả của hoạt động TĐG của các nhóm công tác, các cá nhân theo các nội dung được phân công.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau trường THCS thành phố Cà Mau

2.4.2.1. Bố trí nhân sự thực hiện TĐG

Tổ chức hoạt động TĐG trong KĐCLGD bao gồm tổ chức nhân sự đảm nhận hoạt động TĐG và tổ chức triển khai hoạt động TĐG. Kết quả khảo sát 16 CBQL và 94 GV tham gia Hội đồng TĐG của 07 trường THCS thành phố Cà Mau về nhân sự thực hiện hoạt động TĐG ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau Bố trí nhân sự thực hiện TĐG Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá Trung bình Chưa tốt SL TL SL TL SL TL SL TL

Hội đồng TĐG am hiểu về kiểm định

chất lượng và có năng lực đánh giá 25 22,7 37 33,6 30 27,3 18 16,4 Hội đồng TĐG thường xuyên được bồi

dưỡng, tập huấn 24 21,8 36 32,7 38 34,6 12 10,9 Các thành viên, các nhóm công tác

được phân công hợp lý 56 50,9 30 27,3 19 17,3 5 4,5 Từ số liệu khảo sát ở bảng 2.8, kết quả khảo sát cho rằng Hội đồng TĐG trường THCS am hiểu về KĐCLGD và có năng lực đánh giá ở mức độ tốt với kết quả khảo sát là 22,7% ý kiến khảo sát; hệ thống văn bản về KĐCLGD cũng như hoạt động TĐG do Bộ GD&ĐT ban hành cần phải được Hội đồng nắm rõ ràng và đầy đủ trong suốt quá trình TĐG. Năng lực TĐG của Hội đồng TĐG bao gồm cả việc phổ biến các quy trình, xây dựng kế hoạch, thu thập các thông tin và minh chứng cần thiết, từ đó, đưa ra bảng báo cáo đánh giá, có sự so sánh đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT, đồng thời có kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo TĐG. Vì vậy, xuyên suốt quá trình TĐG, việc am hiểu về KĐCLGD và có năng lực đánh giá của Hội đồng TĐG là rất cần thiết. Kết quả khảo sát cho thấy yêu cầu này

chưa đạt đối với Hội đồng TĐG của nhà trường. Ý kiến đánh giá các thành viên, các nhóm công tác được phân công hợp lý ở mức độ tốt chỉ chiếm 50,9% trong tổng số người được hỏi. Thực trạng do nhiều nguyên nhân, trong đó công tác bồi dưỡng, tập huấn cho các thành viên của Hội đồng TĐG chưa phát huy tốt nhiệm vụ. Có đến 38/110 người được hỏi, chiếm tỷ lệ 34,6% cho rằng Hội đồng TĐG được bồi dưỡng, tập huấn ở mức độ trung bình. Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên, nhóm công tác được đánh giá ở mức độ trung bình chiếm 17,3% ý kiến khảo sát.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy thực trạng tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau đạt mức độ trung bình. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao khả năng đánh giá cũng như mức độ am hiểu về KĐCLGD, hoạt động TĐG cũng như phân công trách nhiệm cho từng nhóm công tác, từng thành viên của Hội đồng TĐG được quan tâm ở mức độ nhất định. Thực trạng tổ chức nhân sự thực hiện hoạt động TĐG đòi hỏi các trường THCS thành phố Cà Mau cần có biện pháp cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của từng trường THCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động TĐG.

2.4.2.2. Triển khai hoạt động TĐG

Việc tổ chức triển khai là một quá trình quan trọng đối với hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Quá trình này cần phải được tiến hành một cách chặt chẽ theo kế hoạch TĐG và các quy trình TĐG đã được công bố, với sự phối hợp nhịp hàng giữa các bộ phận và sự điều hành linh hoạt của Chủ tịch Hội đồng TĐG. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động TĐG trong KĐCLGD được các trường THCS thành phố Cà Mau thực hiện khá tốt nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nhất định và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu KĐCLGD. Với việc ban hành kế hoạch TĐG cụ thể, hoạt động TĐG trong KĐCLGD được tổ chức thực hiện trên thực tế. Các trường THCS thông báo kế hoạch TĐG, quy trình TĐG đến các thành viên trong trường tự giác, tích cực tham gia thực hiện theo kế hoạch và tự nguyện thực thi nhiệm vụ theo kế hoạch TĐG đã ban hành; xác định cấu trúc bộ máy quản lý, bố trí sắp đặt các nhóm đúng người đúng việc dựa theo chức năng, quyền hạn của từng người, từng bộ phận; tiếp nhận điều phối hiệu quả các nguồn lực; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, thiết lập các mối quan hệ quản lý, cơ chế thông tin, tạo sự phối hợp trong quản lý hoạt động TĐG.

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức triển khai hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau

Tổ chức triển khai hoạt động TĐG

Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá Trung

bình Chưa tốt SL TL SL TL SL TL SL TL

Thông báo kế hoạch, quy trình TĐG đến CBQL, GV để mỗi thành viên trong trường tự giác chấp nhận và tự nguyện hành động theo kế hoạch TĐG

0 0 56 50,9 41 37,3 13 21,8

Tiếp nhận và điều phối có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) phục vụ hoạt động TĐG

0 0 42 38,2 65 59,1 3 2,7

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong Hội đồng TĐG và các thành viên, giữa Hội đồng TĐG và các bộ phận liên quan

5 4,5 65 59,1 32 29,1 8 7,3

Kết quả khảo sát 07 trường THCS ở thành phố Cà Mau cho thấy, việc thông báo kế hoạch, các quy trình TĐG đến các thành viên của nhà trường được đánh giá ở mức khá với 50,9% ý kiến khảo sát. Việc phổ biến kế hoạch và các quy trình TĐG đạt hiệu quả nhất định nhưng kết quả khảo sát chưa cao với 37,3% ý kiến đánh giá mức độ trung bình. Như vậy, các trường THCS thành phố Cà Mau cần tăng cường phổ biến các quy trình TĐG và kế hoạch TĐG cụ thể đến toàn bộ thành viên Hội đồng TĐG và CBQL, GV nhà trường biết rõ để thực hiện hoạt động TĐG hiệu quả.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy việc điều phối các nguồn lực trong quá trình TĐG ở 07 trường THCS được khảo sát tại trường THCS thành phố Cà Mau được đánh giá chỉ ở mức khá với 50,9% ý kiến, mức trung bình với 37,3% ý kiến khảo sát. Điều này cho thấy, việc điều động nguồn lực tuy còn nhiều khó khăn trong điều kiện hiện nay, nhưng Hội đồng TĐG ở các trường THCS thành phố Cà Mau đã có sự nỗ lực điều phối trong suốt quá trình thực hiện một cách tốt nhất.

Hoạt động TĐG đòi hỏi sự phối hợp của nhiều lực lượng trong trường THCS, trong đó không chỉ Hội đồng TĐG mà mỗi giáo viên, nhân viên ở các bộ phận phải nắm vững những kiến thức cơ bản về KĐCLGD và hoạt động TĐG trong KĐCLGD, đặc biệt là áp dụng vào công việc. Nếu không có sự phối hợp từ tất cả các bộ phận trong nhà trường thì hoạt động TĐG sẽ không đạt hiệu quả cao, thậm chí bị gián đoạn.

Có 59,1% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình, 38,2% ý kiến đánh giá ở mức độ khá đối với nội dung xây dựng phối hợp giữa các bộ phận trong Hội đồng TĐG và các thành viên, giữa Hội đồng TĐG và các bộ phận liên quan; thiết lập các mối quan hệ quản lý, cơ chế thông tin, tạo ra sự phối hợp đồng bộ thống nhất trong hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu hoạt động TĐG. Như vậy, có thể thấy công tác tổ chức triển khai hoạt động TĐG ở các trường THCS thành phố Cà Mau hiện nay được đánh giá mức độ khá.

2.4.3. Thực trạng tổ chức tập huấn TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau

Nhằm đánh giá thực trạng tổ chức tập huấn hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS thành phố Cà Mau, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 16 CBQL và 94 GV của 07 trường THCS thành phố Cà Mau với kết quả khảo sát ý kiến thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng tập huấn tổ chức TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau

TT Công tác tổ chức tập huấn cho CB.GV, NV Mức độ thán thành (%)

CBQL GV

1 Nhà trường thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật và

phương pháp TĐG 6 37,5 31 33,0

2 Nội dung tập huấn TĐG phù hợp, đảm bảo kiến thức

chuyên môn về TĐG 11 68,8 60 63,8 3 Báo cáo viên tập huấn TĐG am hiểu về KĐCLGD và

TĐG trong KĐCLGD trường THCS 8 50,0 57 60,6 4

Các thành viên của Hội đồng TĐG và toàn thể CBQL, GV tham gia tập huấn về hoạt động TĐG trong KĐCLGD

11 68,8 69 73,4

5 Nhà trường có các quy định, chế tài đảm bảo tất cả

thành viên tham gia tập huấn đầy đủ 5 31,3 57 60,6

6 Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị

để tổ chức tập huấn 13 81,3 80 85,1 7

Thời gian tổ chức tập huấn, thành phần tham dự, hình thức tập huấn TĐG phối hợp tạo điều kiện để các CBQL, GV tham gia

16 100 69 73,4

8 Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả các đợt tập huấn

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy, các trường THCS thành phố Cà Mau chưa thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật và phưương pháp TĐG cho các thành viên trong nhà trường (tối thiểu là các thành viên của Hội đồng TĐG). Điều này thể hiện với kết quả đánh giá 37,5% ý kiến khảo sát và 33,0% ý kiến khảo sát. Do đội ngũ CBQL nhà trường chưa nắm chắc kiến thức về TĐG trong KĐCLGD và quan trọng nhất là kỹ thuật TĐG, phương pháp TĐG để triển khai hoạt động TĐG của nhà trường đạt hiệu quả. Phần lớn các trường THCS mới chỉ triển khai kế hoạch TĐG trong Hội đồng sư phạm vào đầu năm học, sau khi xây dựng kế hoạch TĐG, các trường THCS chưa quan tâm bồi dưỡng chuyên môn TĐG cho Hội đồng TĐG và các nhóm công tác mà chỉ thông báo các văn bản hướng dẫn của các cấp đến Hội đồng TĐG để thực hiện. Kết quả khảo sát về nội dung tập huấn TĐG phù hợp, đảm bảo kiến thức chuyên môn về TĐG được CBQL, GV đánh giá 68,8% ý kiến khảo sát và 63,8% ý kiến khảo sát. Trên thực tế, chỉ có một số trường THCS quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật TĐG, phương pháp TĐG cho Hội đồng TĐG và các nhóm công tác. Bên cạnh đó, chuyên viên phụ trách hoạt động KĐCLGD của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT chưa tham gia tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV các trường THCS thành phố Cà Mau. Cách truyền tải nội dung của Hiệu trưởng các trường THCS chưa rõ ràng, chưa cụ thể dẫn đến khó khăn của từng cá nhân khi thực hiện TĐG trong KĐCLGD trường THCS. Do đó, kết quả đánh giá nội dung báo cáo viên tập huấn TĐG am hiểu về KĐCLGD và TĐG trong KĐCLGD trường THCS chỉ được đánh giá 50,0% ý kiến khảo sát và 60,6% ý kiến khảo sát.

Trong công tác tổ chức tập huấn TĐG, các thành viên tham dự tham gia đầy đủ, nhiệt tình. Tuy nhiên, nội dung tập huấn TĐG chưa đầy đủ và chưa chi tiết, còn chung chung và theo các văn bản nên chưa sát thực tế triển khai hoạt động TĐG ở các trường THCS. Bên cạnh đó, các trường THCS đã tham mưu với cấp trên đầu tư CSVC và được cấp trên quan tâm giúp đỡ các trường THCS nên đây một ưu điểm lớn thể hiện sự quan tâm đầu tư đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức tập huấn với kết quả khảo sát CBQL, GV đánh giá rất tốt 81,3% ý kiến khảo sát và 85,1% ý kiến khảo sát. Thông qua việc chuẩn bị địa điểm, phòng ốc đảm bảo điều kiện về không gian, ánh sáng, phù hợp để tập huấn và các phương tiện về máy chiếu, máy tính, tài liệu tập huấn, âm thanh… để lớp tập huấn TĐG đạt hiệu quả.

Qua số liệu ở bảng 2.10 thể hiện nội dung “Thời gian tổ chức tập huấn, thành phần tham dự, hình thức tập huấn TĐG phù hợp tạo điều kiện để các CBQL, GV tham gia” được CBQl, GV đánh giá 100% ý kiến khảo sát và 73,4% ý kiến khảo sát cho thấy các trường THCS hết sức quan tâm đến việc lựa chọn, sắp xếp thời gian, thành phần tham dự và hình thức tổ chức các lớp tập huấn. Nhưng phần lớn các trường

THCS khi tổ chức tập huấn chỉ quan tâm đến kế hoạch công tác của trường. Hình thức của các lớp tập huấn TĐG đa số là hình thức truyền đạt kiến thức về lý thuyết qua việc triển khai các văn bản quy định, chưa đi sâu vào các nội dung thực hành như: thực hành thu thập, xử lý, sắp xếp minh chứng; viết phiếu đánh giá tiêu chí; nhận xét phiếu đánh giá tiêu chí… Tuy nhiên, các lớp tập huấn TĐG được tổ chức hầu hết vào cuối giờ làm việc hoặc vào ngày nghỉ cuối tuần, hoặc các buổi sinh hoạt Hội đồng sư phạm. Do đó, tâm lý của CBQL, GV cảm thấy gò bó, không thoải mái khi tham gia các lớp tập huấn TĐG về mặt thời gian.

Nội dung thực hiện kiểm tra, đánh giá hiệu quả các đợt tập huấn TĐG được CBQL, GV đánh giá mức độ tán thành 87,5% ý kiến khảo sát và 50,0% ý kiến khảo sát cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá chưa được các trường THCS quan tâm như: tổ chức viết bài thu hoạch, thảo luận… sau lớp tập huấn nhằm biết được khả năng nắm bắt các nội dung tập huấn TĐG của các thành viên được tham gia tập huấn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)