Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 93 - 123)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm và phân tích kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau thể hiện ở bảng 3.1 và bảng 3.2.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp TT Các biện pháp Mức độ đánh giá TBC Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Phân vân Không cấp thiết Hoàn toàn không cấp thiết 1

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THCS

34 6 0 0 0 4,85 1

2

Xây dựng kế hoạch hoạt động TĐG trong KĐCLGD phù hợp, khả thi

32 6 2 0 0 4,75 2

3

Tăng cường tập huấn hoạt động TĐG trong KĐCLGD cho đội ngũ CBQL, GV trường THCS

31 7 2 0 0 4,73 3

4

Triển khai hiệu quả việc thu thập, xử lý, phân tích, minh chứng và viết báo cáo TĐG trong KĐCLGD trường THCS

30 8 2 0 0 4,70 4

5

Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THCS

30 6 4 0 0 4,65 5

6

Đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp Mức độ đánh giá (%) TBC Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Phân vân Không Khả thi Hoàn toàn không khả thi 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động đánh giá ở trường THCS

33 7 0 0 0 4,83 1

2

Xây dựng kế hoạch hoạt động TĐG trong KĐCLGD phù hợp, khả thi

30 7 3 0 0 4,68 2

3

Tăng cường tập huấn về hoạt động TĐG trong KĐCLGD cho đội ngũ CBQL, GV, NV trường THCS 30 7 2 1 0 4,65 3 4 Đẩy mạnh công tác chỉ đạo việc thu thập, xử lý, phân tích minh chứng và viết báo cáo TĐG trong KĐCLGD trường THCS

30 7 1 1 1 4,60 4

5

Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS

29 6 3 1 1 4,53 5

6

Đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động TĐG trong KĐCLGD

27 6 3 3 1 4,38 6

Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1 và bảng 3.2 cho thấy sáu biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường THCS thành phố Cà Mau do luận văn đề xuất có tính cấp thiết rất cao (TBC từ 4,63 trở lên) và tính khả thi cao (TBC từ 4,38 trở lên). Sáu biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường THCS thành

phố Cà Mau do luận văn đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi lần lượt xếp theo thứ tự điểm TBC từ cao đến thấp là:

(1) Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THCS;

(2) Xây dựng kế hoạch hoạt động TĐG trong KĐCLGD phù hợp, khả thi;

(3) Tăng cường tập huấn hoạt động TĐG trong KĐCLGD cho đội ngũ CBQL, GV trường THCS;

(4) Triển khai hiệu quả việc thu thập, xử lý, phân tích, minh chứng và viết báo cáo TĐG trong KĐCLGD trường THCS;

(5) Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THCS;

(6) Đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS.

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của sáu biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường THCS thành phố Cà Mau do luận văn đề xuất là cơ sở để Hiệu trưởng các trường THCS thành phố Cà Mau lựa chọn các biện pháp để áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TĐG trong KĐCLGD. Ngoài ra, ở mỗi biện pháp đều có những ưu, nhược điểm nhất định nên trong quá trình thực hiện hiệu trưởng cần phối hợp tốt giữa các biện pháp dựa trên cơ sở kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường THCS thành phố Cà Mau.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận tại Chương 1, kết quả khảo sát, nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TĐG ở các trường THCS thành phố Cà Mau tại Chương 2, dựa vào các nguyên tắc đề xuất biện pháp, luận văn đã đề xuất sáu biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau. Trong từng biện pháp nêu rõ mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp cụ thể. Mỗi biện pháp phản ánh một khía cạnh khác nhau trong công tác quản lý hoạt động TĐG ở các trường THCS thành phố Cà Mau nhưng giữa các biện pháp lại có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất thúc đẩy quá trình quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD được tốt hơn.

Các biện pháp được đề xuất tại Chương 3 đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn, tính hiệu quả, tính hệ thống và toàn diện. Kết quả khảo nghiệm cho thấy sáu biện pháp đề xuất đều có tính cấp thiết rất cao và có tính khả thi cao. Kết quả khảo nghiệm cho phép nhận định có thể áp dụng vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kiểm định chất lượng giáo dục là yêu cầu mang tính thời đại, là đòn bẩy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Tự đánh giá trong KĐCLGD là khâu đầu tiên có vai trò quyết định đến cả quá trình tham gia KĐCLGD của mỗi trường. Vì vậy, các trường THCS cần coi công tác TĐG là một trong những công việc ưu tiên hàng đầu và cần đầu tư về nhân lực, tài lực, vật lực để thực hiện trong nhiệm vụ hằng năm.

Luận văn đã đề cập một cách có hệ thống các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, chất lượng giáo dục, KĐCLGD, TĐG trong KĐCLGD và đã là rõ những vấn đề cơ bản lý luận về hoạt động TĐG trong KĐCLGD và lý luận về quản lý hoạt động TĐG ở trường THCS. Bên cạnh đó, luận văn đã làm rõ vai trò của hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS của địa phương.

Thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau đã nêu lên được những mặt mạnh, mặt hạn chế trong quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS cũng như xác định thời cơ, thách thức của quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau. Quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau chưa được tiến hành một cách hệ thống và còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp quản lý tác động đến quá trình TĐG sẽ góp phần đảm bảo tiến độ, nâng cao hiệu quả hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau hiện nay.

Luận văn đề xuất sáu biện pháp quản lý hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau bao gồm: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THCS; Xây dựng kế hoạch hoạt động TĐG trong KĐCLGD phù hợp, khả thi; Tăng cường tập huấn hoạt động TĐG trong KĐCLGD cho đội ngũ CBQL, GV trường THCS; Triển khai hiệu quả việc thu thập, xử lý, phân tích, minh chứng và viết báo cáo TĐG trong KĐCLGD trường THCS; Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở trường THCS; Đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động TĐG trong KĐCLGD trường THCS.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp trên được đánh giá là rất cần thiết và đảm bảo tính khả thi cao. Các biện pháp có mối quan hệ tác động, hỗ trợ lẫn nhau và có tính khoa học, hệ thống, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi trường THCS hiện nay. Nếu áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu

quả quản lý hoạt động TĐG và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THCS thành phố Cà Mau.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

- Ban hành quy định bắt buộc về thực hiện KĐCLGD phổ thông và lộ trình KĐCLGD tất cả các cơ sở giáo dục phổ thông.

- Quy định nội dung TĐG vào nhiệm vụ giáo dục Trung học hằng năm để có chế tài với tất cả các trường THCS, từ đó thúc đẩy công tác TĐG của các trường.

- Chỉ đạo các trường sư phạm xây dựng và triển khai giảng dạy các nội dung về KĐCL GD tương ứng các trình độ đào tạo giúp cho sinh viên các trường sư phạm có kiến thức cơ bản về KĐLC GD phục vụ công tác sau này.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau

- Tham mưu với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh và Bộ GD&ĐT dành nguồn kinh phí trong chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kiên cố hóa trường lớp để đầu tư cho các đơn vị đăng ký đạt chuẩn trong KĐCL GD và các trường đã đạt chuẩn chất lượng để tiếp tục duy trì và phát triển đồng thời phân bổ ngân sách cho hoạt động TĐG ở các trường THCS và hướng dẫn các định mức chi cụ thể.- Trong quy định thi đua khen thưởng, cần đưa nội dung TĐG trong KĐCL GD vào bảng điểm thi đua để có chế tài khen thưởng, kỷ luật.

- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn công tác TĐG cho đội ngũ CBQL, GV ở các trường; thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề KĐCLGD để nâng cao nhận thức và năng lực TĐG cho thành viên các Hội đồng TĐG.

- Tạo điều kiện giới thiệu các đơn vị làm tốt, các mô hình điển hình cho các CB, GV, NV là thành viên của các trường được tham quan, học tập.

2.3. Đối với Phòng GD&ĐT thành phố Cà Mau

- Tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố để phân bổ ngân sách cho công tác TĐG ở các trường THCS và hướng dẫn các định mức chi cụ thể.

- Trong quy định thi đua khen thưởng, cần đưa nội dung TĐG trong KĐCLGD vào bảng điểm thi đua để có chế tài khen thưởng, kỷ luật.

- Tăng cường công tác kiểm tra sâu sát thực tế kế hoạch các trường đăng ký đánh giá ngoài, đặc biệt các trường nằm trong lộ trình phấn đấu đạt chuẩn chất lượng; chỉ đạo, tư vấn khắc phục kịp thời những điểm hạn chế, đồng thời đầu tư CSVC còn thiếu.

2.4. Đối với các trường THCS thành phố Cà Mau

- Tăng cường tổ chức nghiên cứu triển khai thực hiện các văn bản hiện hành liên quan đến công tác TĐG đến CB, GV, NV nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ

CBQL, GV, nhân viên và HS về KĐCLGD nói chung và TĐG trong KĐCLGD nói riêng.

- Tăng cường việc bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực TĐG của đội ngũ, cử cán bộ tham gia các khóa học chuyên sâu về KĐCLGD.

- Tăng cường nguồn chi từ kinh phí tự chủ cho công tác TĐG trong KĐCLGD. - Tích cực tham mưu với các cơ quan quản lý địa phương và Phòng GD&ĐT thành phố Cà Mau trong việc hỗ trợ, đầu tư xây dựng, tu bổ, sửa chữa CSVC; thực hiện chế độ chính sách; xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, chỉ tiêu phát triển...nhằm tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện các kế hoạch cải tiến chất lượng… đồng thời làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, dần đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT:

[1] Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh Phượng Vương (2004), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nxb Thống kê, Hà Nội.

[2] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 Thông tư ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường THCS, Hà Nội.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Công văn số 5932/BGDĐT-QLCL về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội.

[5] Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học,Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[6] Nguyễn Đức Chính, Trần Xuân Bách, (2015), Quản lý chất lượng trong giáo dục, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[7] Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 -2020, Hà Nội.

[8] Nguyễn Quang Giao (2015), Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[9] Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức (2012) Đại cương khoa học quản lý và quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

[10] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2011), Đại cương Khoa học quản lý, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[11] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (1996), Lý luận đại cương về quản lý,

Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

[12] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Hà Nội.

[13] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Giáo dục, Hà Nội.

[14] Lê Quang Sơn (2017), Lý luận quản lý và quản lý giáo dục, Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

[15] Nguyễn Quốc Tuấn, Trương Hồng Trình, Lê Thị Minh Hằng (2007), Quản trị chất lượng toàn diện, Nxb Tài chính.

Nẵng.

[17] Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

[18] Hoàng Ngọc Đặng (2017), Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Kon PLông tỉnh Kon Tum.

TIẾNG ANH

[19] Development Education Association (2001), Measuring effectiveness in development education, London.

[20] Hawick Highschool (2009), Self-evaluation and Quality Assurance.Website: http: //www.hawickhighschool .co. uk/.

[21] Sallis E. (1993), Total Quality Management in Education,Kogan Page, London. [22] UNESCO Bangkok - Asia and Pacific Regional Bureau for Education, (2013),

UNESCO Handbook on Education Policy Analysis and Proramming”, Bangkok.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS VỀ CÔNG TÁC TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

Để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp quản lý công tác tự đánh giá (TĐG) trong kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) ở các trường THCS thành phố Cà Mau; xin thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề sau đây.

Xin thầy/cô vui lòng đánh dấu X vào ô trống chỉ phương án lựa chọn.

Câu 1: Xin thầy/cô cho biết ý kiến về sự cần thiết của công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường THCS?

□Rất cần thiết □ Cần thiết □ Khá cần thiết

□Không cần thiết □ Hoàn toàn không cần thiết

Câu 2: Ý kiến đánh giá của thầy/cô về ý nghĩa của công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường THCS:

□ Để hoàn thành nhiệm vụ do cấp trên giao

□ Để chuẩn bị đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng giáo dục

□ Để cải tiến chất lượng của nhà trường

□ Để bắt đầu quá trình KĐCL GD và cải tiến chất lượng của nhà trường

□ Không có ý kiến

Câu 3: Ý kiến đánh giá của thầy/cô về thực trạng xây dựng kế hoạch tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường THCS thầy/cô đang công tác:

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Khá Trung

bình

Yếu

Xác định chính xác mục đích

và phạm vi TĐG     

Có phân công nhiệm vụ rõ ràng

cho từng thành viên     

Dự kiến các nguồn lực và thời

điểm cần huy động     

Dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí

    

Xác định thời gian biểu cho

từng hoạt động     

Tính hợp lý và khả thi của kế

hoạch     

Câu 4: Ý kiến đánh giá của thầy/cô về thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự thực hiện công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường THCS thầy/cô đang công tác:

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Khá Trung

bình

Yếu

Hội đồng TĐG am hiểu về

KĐCL và có năng lực đánh giá     

Hội đồng TĐG thường xuyên

được bồi dưỡng, tập huấn     

Các thành viên, các nhóm chuyên trách được phân công hợp lý

    

Câu 5: Ý kiến đánh giá của thầy/cô về thực trạng tổ chức triển khai công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở trường THCS thầy/cô đang công tác:

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Khá Trung

bình

Yếu

Thông báo kế hoạch, quy trình TĐG đến từng CBQL, GV, nhân viên để mỗi thành viên trong trường tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch

    

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 93 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)