Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt độngTĐG trong

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 64 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4.Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt độngTĐG trong

KĐCLGD ở các trường THCS thành phố Cà Mau

Kiểm tra hoạt động TĐG trong KĐCLGD là một trong những nội dung quan trọng, bởi lẽ, đây là chức năng thiết yếu được thực hiện trong suốt quá trình TĐG và được thực hiện khi tổ chức hoạt động TĐG nhằm phát hiện các hạn chế trong quá trình triển khai TĐG để từ đó trường THCS áp dụng các biện pháp khắc phục, điều chỉnh nhằm triển khai hoạt động TĐG đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả theo kế hoạch đã đề ra.

Hoạt động kiểm tra sẽ thật sự hiệu quả khi được tổ chức thường xuyên nhằm thu thập các thông tin, số liệu phản ánh được thực trạng giáo dục. Từ đó phát huy mặt tốt và khắc phục những mặt chưa phù hợp. Kiểm tra phải gắn liền với đánh giá mới mang lại hiệu quả và cải tiến trực quan. Từ đó, hoạt động TĐG trong KĐCLGD các trường THCS thành phố Cà Mau đạt kết quả cao.

Kết quả khảo sát về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động TĐG trong KĐCLGD ở các trường THCS tại thành phố Cà Mau thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra hoạt động TĐG trong KĐCLGD tại các trường THCS thành phố Cà Mau Nội dung Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá Trung bình Chưa tốt SL TL SL TL SL TL SL TL

Có kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm

Nội dung Mức độ đánh giá (%) Tốt Khá Trung bình Chưa tốt SL TL SL TL SL TL SL TL Kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn và khắc phục các tồn tại được phát hiện thông qua hoạt động TĐG

0 0 23 20,9 31 28,2 56 50,9

Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra 0 0 31 28,2 55 50 24 21,8 Về nội dung “Kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra thường xuyên hoạt động TĐG”, chiếm tỷ lệ ý kiến cao nhất là mức đánh giá loại khá với 34,5% trong tổng số ý kiến. Tỷ lệ này cho thấy các thành viên thuộc Hội đồng TĐG phần lớn cho rằng nhà trường đã tổ chức kiểm tra thường xuyên theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, đối với công tác chấn chỉnh, uốn nắn và khắc phục các tồn tại được phát hiện thông qua hoạt động TĐG, ngoài 20,9% ý kiến đánh giá ở mức độ khá, có đến 28,2% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình. Điều này cho thấy, trong công tác kiểm tra ở các trường THCS thành phố Cà Mau hiện nay hạn chế đó là chưa kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại theo tiêu chuẩn đánh giá trường trung học.

Nội dung “tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra” đạt mức đánh giá loại khá với 24,5% ý kiến. Tuy nhiên, có đến 50% ý kiến đánh giá nội dung này chỉ đạt mức trung bình. Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra là cần thiết. Bởi lẽ, nếu không có nội dung này, thì việc kiểm tra trước đó chỉ mang tính thủ tục. Nếu không tổ chức rút kinh nghiệm sẽ không khắc phục được các hạn chế, tồn tại đã phát hiện thông qua công tác kiểm tra cũng như không xây dựng được kế hoạch TĐG tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở thành phố cà mau tỉnh cà mau 1 (Trang 64 - 65)