Tự trang bị kiến thức pháp luật về kinh tế để có thể phán xét vấn đề đúng sai dựa trên cơ sở quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 44 - 50)

đề đúng sai dựa trên cơ sở quy định của pháp luật

Kinh nghiệm cho thấy kiến thức kinh tế và pháp luật về kinh tế càng vững, càng sâu thì phóng viên càng có khả năng phát hiện các đề tài về kinh tế và việc xử lý thông tin càng chắc chắn, chuẩn xác, sắc sảo.

Vị trí, vai trị và tầm quan trọng của pháp luật là điều không thể phủ nhận, nhất là đối với xã hội hiện đại. “Pháp luật là một trong lĩnh vực không thể thiếu

mà người làm báo phải tự trang bị kiến thức cho mình, dù là ở bất kì vị trí nào: lãnh đạo cơ quan báo, biên tập viên, phát hành quảng cáo... Đặc biệt, phóng viên - những người trực tiếp tác nghiệp càng cần nắm rõ những kiến thức pháp luật để thể hiện tác phẩm báo chí một cách rõ nét và khách quan, trung thực.Ngoài ra, việc nắm vững kiến thức pháp luật cũng giúp những người làm báo có quy trình tác nghiệp đúng đắn, tự bảo vệ quyền lợi cá nhân mình, quyền lợi của cơ quan báo, quyền lợi của cộng đồng.”(Trích PVS – Phụ lục)

Kiến thức pháp luật là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng các sản phẩm báo chí của người làm báo. Pháp luật là tiền đề, là kim chỉ nam cho hoạt động báo chí. Có thể nói, hiểu biết pháp luật sẽ hỡ trợ đắc lực cho người làm báo trong quá trình tác nghiệp. Pháp luật giúp họ hiểu được vị trí, địa vị pháp lý cụ thể của chính mình, của cơng chúng, của các đối tượng, chủ thể khác. Hơn nữa, hiểu biết pháp luật cũng giúp cho người làm báo nắm được một cách bài bản chu trình, cách thức tiến hành để tạo ra sản phẩm báo chí khơng chỉ hợp tình mà cịn hợp pháp. Hơn nữa, am hiểu pháp luật sẽ hạn chế những rủi ro khi làm nghề cho phóng viên. Kiến thức về pháp luật sẽ cho họ những nhận thức về nghĩa vụ, quyền hạn của mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật trong quá trình làm nghề.

Nhưng trên thực tế, làm báo hiện nay chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu luật pháp khi viết một vấn đề liên quan đến một sự việc đã xảy ra rồi. Tiếp cận luật pháp của người làm báo hiện nay khơng phải theo hướng phịng tránh mà theo theo hướng giải quyết hậu quả. Hậu quả ở đây là do thiếu kiến thức pháp luật từ cơ bản đến chuyên sâu. Ta có thể kể đến vụ PMU 18 (vụ việc liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải đầu năm 2006), hai phóng viên của hai tờ nhật báo hàng đầu Việt Nam là Thanh Niên và Tuổi Trẻ đã bị bắt hồi năm 2008 là một bài học đắt giá cho tất cả những ai đang hoạt động báo chí mà cịn thiếu hiểu biết pháp luật. Các hoạt động báo chí như thẩm định thơng tin, lấy thơng tin, nhập vai điều tra…đều đòi hỏi am hiểu kiến thức pháp luật vững vàng.

Từ đó, hiểu biết pháp luật cũng giúp cho người làm báo nắm được một cách bài bản chu trình, cách thức tiến hành để tạo ra sản phẩm báo chí khơng chỉ hợp tình mà cịn hợp pháp. Có thể nói, mức độ hiểu biết pháp luật qút định chính “sinh mạng” nghề nghiệp của người làm báo kinh tế.

Vì thế, việc đào tạo cung cấp kiến thức pháp luật cho sinh viên chun ngành báo chí là cực kì cần thiết. Về cơ bản, sinh viên chuyên ngành báo chí tiếp xúc với pháp luật tại trường thông qua môn học “Pháp luật đại cương” và “Pháp luật và đạo đức nghề nghiệp nhà báo”. Nhưng những môn học này mới chỉ dừng ở việc cung cấp hệ thống lý thuyết chứ chưa đủ để giúp sinh viên ứng dụng vào các tình h́ng thực tế tác nghiệp báo chí sau này. Cụ thể là việc hai môn học trên chỉ cung cấp những kiến thức pháp luật tởng quan nói chung và luật Báo chí nói riêng. Nhưng làm báo cần sự hiểu biết về nhiều bộ luật khác nữa. Đơn cử như viết về kinh tế cần biết về luật kinh tế, luật đất đai, viết mảng pháp luật cần biết luật dân sự, luật hình sự… Trên thực tế, nhiều sinh viên ngành báo chí lại chưa ý thức được sự cần thiết đó để có thể tự mình chủ động trong việc tìm hiểu và trau dồi kiến thức pháp luật.

Vấn đề đặt ra là các văn bản pháp luật thì nhiều (ngồi Hiến pháp, cịn có những Bộ luật như Dân sự, Hình sự, Lao động, Tớ tụng Dân sự, Tớ tụng Hình sự... các đạo luật chuyên ngành như: hành chính, thương mại, đất đai, mơi trường... cũng như hàng trăm các pháp lệnh, nghị định hướng dẫn...). Hơn nữa, các văn bản đó lại được sửa đởi, bở sung liên tục thì làm. Thế nào để một người phóng viên, thường khơng phải là những nhà luật học, lại có thế nắm vững được nó?

Trong tở chức và quản lý kinh tế, pháp luật có vai trị to lớn. Bởi vì, chức năng tở chức và quản lý kinh tế của nhà nước có phạm vi rộng và bao gồm nhiều quan hệ mà nhà nước cần xác lập, điều hành và kiểm sốt như hoạch định chính sách kinh tế, xác định chỉ tiêu kế hoạch, quy định các chế độ tài chính. Chức năng kinh tế này của nhà nước sẽ khơng có hiệu quả nếu khơng có hệ thớng pháp luật.Nói cách khác, kinh tế quyết định pháp luật, pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, đồng thời pháp luật có tác động trở lại đới với

kinh tế. Pháp luật nước ta một mặt ghi nhận những yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, tạo lập hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế đa dạng của tồn xã hội, mặt khác có tác động mạnh mẽ trở lại đới với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự tác động tích cực hay tiêu cực của pháp luật phụ thuộc vào chất lượng của các quy định pháp luật và sự áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn.

Trong những năm đởi mới đất nước vừa qua, xét trên bình diện tởng thể, pháp luật đã có tác động tích cực đới với sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy vậy, trong lĩnh vực kinh tế, cũng còn nhiều quy định pháp luật bất cập, chưa phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường. Trong áp dụng pháp luật, cơ chế quản lý các hoạt động kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật cũng còn nhiều yếu kém, sơ hở, chưa kịp thời nên chưa phát huy được hiệu lực và hiệu quả của pháp luật.

Cơ chế thị trường mang tính khách quan song nếu để tự phát sẽ không giải quyết được tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu xã hội. Bằng pháp luật tạo dựng mơi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển, điều tiết thu nhập, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh theo pháp luật; xử lý tranh chấp kinh tế, bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật.

Pháp luật là công cụ chủ yếu trong quản lý kinh tế của nhà nước, tạo lập hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm kỷ cương xã hội, lợi ích cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Pháp luật có vai trị thúc đẩy, hỡ trợ, phát huy những mặt tích cực của kinh tế thị trường. Pháp luật có vai trị to lớn để hạn chế những mặt trái, tiêu cực vớn có của nền kinh tế thị trường như độc quyền, cạnh tranh khơng lành mạnh, thất nghiệp, suy thối tài ngun, mơi trường…

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay gồm các ngành luật sau:

• Luật Hiến pháp: Đây là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật. Gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản về

tổ chức quyền lực nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân về q́c tịch. • Luật Hành chính: Gồm tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các

quan hệ xã hội hình thành trong q trình tở chức và thực hiện các hoạt động chấp hành điều hành của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

• Luật Tài chính: Bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của Nhà nước, như việc lập, phê chuẩn, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước, việc đặt và thu các loại thuế.

• Luật Ngân hàng: Điều chỉnh các quan hệ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng Nhà nước; về tổ chức và hoạt động của các tở chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tở chức khác.

• Luật Đất đai: Tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất trên cơ sở nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước thớng nhất quản lý là đại diện chủ sở hữu.

• Luật Dân sự: Tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân phi tài sản. Những chế định cơ bản của Luật Dân sự là: Quyền sở hữu, hợp đồng, thừa kế, quyền sở hữu trí tuệ… • Luật Hơn nhân và gia đình: Bao gồm tởng thể những quy phạm pháp luật

điều chỉnh những quan hệ nhân dân và quan hệ tài sản phát sinh do việc kết hôn giữa nam và nữ như: điều kiện kết hôn, quan hệ tài sản giữa hai người vợ và chồng, cha mẹ và con cái nhằm mục đích bảo đảm chế độ hơn nhân tự do, tiến bộ, quyền bình đẳng giữa nam và nữ...

• Luật Lao động: Tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người làm công ăn lương và người sử dụng lao động các quan hệ xã hội khác liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.

• Luật Bảo đảm xã hội (Luật An sinh xã hội): Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về bảo hiểm xã hội, ưu đãi xã hội và cứu trợ xã hội.

• Luật Hình sự: Là tởng thể những quy phạm pháp luật quy định hành bi nào là tội phạm, mục đích của hình phạt và những điều kiện áp dụng hình phạt, hình thức và mức độ hình phạt đới với người có hành vi phạm tội. • Luật tớ tụng Hình sự: Gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những

quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình điều tra, xét xử những vụ án hình sự. • Luật tớ tụng Dân sự: Là tởng thể những quy phạm quy định trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án, thi hành luật dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tớ tụng...

• Luật Kinh tế: Là tởng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động, cạnh tranh, giải thể và phá sản...

• Luật thương mại: Điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ các hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

• Luật Mơi trường: Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ những hoạt động kiểm soát suy thối, ơ nhiễm mơi trường và sự cớ mơi trường; bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; cải thiện môi trường...Luật Mơi trường có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của quốc gia Việt Nam trong cơ chế kinh tế thi trường. • Tư pháp q́c tế: Là một ngành luật hoặc lĩnh vực pháp luật trong hệ

thống pháp luật Việt Nam. Bao gồm những nguyên tắc và những quy phạm pháp luật điểu chỉnh quan hệ dân sự, hơn nhân gia đình, lao động...phát sinh giữa các công dân, các tổ chức của Việt Nam với công dân và tổ chức của các nước khác. Hiểu ở nghĩa này Tư pháp q́c tế cịn được coi như là Luật dân sự có ́u tớ nước ngồi.

Mức độ hiểu biết pháp luật của phóng viên kinh tế được minh chứng rõ ràng nhất khi trực tiếp tham gia viết bài và tác nghiệp. Chưa tính đến các sinh viên báo chí, ngay cả những nhà báo làm nghề lâu năm cũng thừa nhận, pháp luật là ́u tớ rất nhạy cảm. Phóng viên phải tự giới hạn mình để khơng vi phạm pháp luật. Bởi chỉ cần một sai phạm trong q trình tác nghiệp cũng có thể khiến nhà báo ngồi tù, ra tòa. Nền tảng kiến thức pháp luật tớt khơng chỉ có lợi trong hoạt động sáng tạo báo chí mà nó như tấm áo giáp bảo hộ cho người làm báo khi thực hiện những thể loại khó như phóng sự, điều tra, tránh được những tình h́ng “gậy ông đập lưng ông”.

Không hiếm những trường hợp nhà báo có những bài viết liên quan đến pháp luật, trong đó lại sử dụng sai hoặc có những phân tích khơng đúng về mặt pháp luật. Ngoài những văn bản pháp luật như Hiến pháp, cịn có các bộ luật dân sự, hình sự, lao động, tớ tụng…, các đạo luật chun ngành như hành chính, thương mại, đất đai, mơi trường, cũng như hàng trăm pháp lệnh, nghị định, quyết định,... hướng dẫn. Điều quan trọng, các văn bản, quy định đó thường xuyên được sửa đởi, bở sung, nên rất khó cho nhà báo có thể tiếp cận một cách đầy đủ và nhanh nhất những nội dung sửa đổi của các quy định của Nhà nước. Đây là một vấn đề khá hóc bùa đới với nhà báo trong việc tuân thủ pháp luật hiện nay, đặc biệt trong bới cảnh tồn cầu hóa thơng tin, thế giới trở nên “phẳng” hơn, bởi khơng cịn biên giới cứng, mọi thành viên đều được hưởng thông tin một cách bình đẳng trong mơi trường hội tụ truyền thơng.

Kinh nghiệm cho thấy kiến thức kinh tế và pháp luật về kinh tế càng vững, càng sâu thì phóng viên càng có khả năng phát hiện các đề tài về kinh tế và việc xử lý thông tin càng chắc chắn, chuẩn xác, sắc sảo.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w