Hình thức thể hiện tác phẩm

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 103 - 108)

Tít

Tít (đầu đề) cho độc giả biết điều gì sẽ xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm đến bài viết. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nên tít hay, độc đáo sẽ hấp dẫn người đọc. Nếu tít dở, coi như tồn bộ cơng sức trong bài báo của bạn sẽ bị phủ nhận vì có thể độc giả sẽ khơng them ngó ngàng tới nó. Đa sớ Tít bài trên báo Hà Nội mới thiếu tính hấp dẫn. Đặc biệt, Tít báo rất dài và thường đi theo một lới mịn: Tít dẫn – Tít chính…Ví dụ như :

“Cho vay mua hàng trả góp:

Thêm cơ hội mua sắm cho khách hàng’’

Hoặc như

“Sử dụng nhiên liệu sinh học: Liệu có về đích đúng hẹn ?”

Tít chính của bài viết trên báo Hà Nội mới khá dài dòng, lan man, gây sự rới mắt cho người nhìn và khó chịu cho bạn đọc. Tít bài của thời báo Kinh tế Việt Nam và Lao động có sự linh hoạt và sáng tạo. Đa phần trên mặt báo đều sử dụng tít ngắn và hấp dẫn.

Sa pô

Trong tổng số gần 3000 tác phẩm viết về mảng kinh tế trên báo Hà Nội mới năm 2015 có tới 58% tác phẩm thuộc thể loại tin nên khơng có sa pơ. Chỉ có khoảng 42% bài viết cịn lại sử dụng sa pơ. Sa pơ được coi là cánh cửa để dẫn đến bài viết nhưng trên báo Hà Nội mới, phóng viên chưa khai thác được hết hiệu quả của nó. Những sa pơ hay trên các bài viết của Trang Kinh tế khơng được nhiều. Có thể kể ra một sớ sa pơ mà người viết cho là đáng chú ý như sa pô trong bài: “Bất động sản nghĩ dưỡng tầm trung: Sự lựa chọn khôn ngoan của

tạo hình, dễ gây ấn tượng với bạn đọc và phù hợp với xu hướng “đánh bóng” của bài viết. Sa pô như sau: “ 10 đến 20 tỉ đồng là giá một sản phẩm biệt thự

nghỉ dưỡng ven biển cao cấp. các ông trùm bất động sản đang cố đánh bóng những “đứa con dát vàng” này để lơi kéo giới thượng lưu, trong khi ở phân khúc thấp hơn, chỉ cần một vài tỉ khách mua đã có thể sở hữu một căn hộ cao cấp nhìn ra biển, hoặc dưới một tỉ sở hữu nhà phố biển và cộng hưởng nhiều tiện ích khó được khác…”

Cịn thơng thường, các sa pơ chỉ nêu lên một vài con sớ và sự kiện chính như một lời giới thiệu về nội dung bài viết đề cập tới hoặc trích nguyên một vài câu được coi là quan trọng trong bài. Những sa pô này thường không mấy tạo được sự hấp dẫn và lôi kéo bạn đọc.

Sa pơ trên báo Hà Nội mới thường được phóng viên viết khá dài và gần như bộc lộ toàn bộ nội dung bài viết nên phần thân bài khơng cịn hấp dẫn với bạn đọc nữa. Trái ngược hồn tồn với báo Hà Nội mới, sa pơ trên thời báo Kinh tế Việt Nam lại hồn tồn cơ đọng, hấp dẫn và gợi mở. Sa pô được viết theo kiểu đưa ra vấn đề và mang tính hứa hẹn sẽ giải quyết các vấn đề đó trong bài viết.

Có rất nhiều sa pơ hay trên trang thời báo Kinh tế Việt Nam, có thể kể đến như trong bài: “Cần thêm thông tin để kéo dài chuỗi tăng điểm” (Đăng ngày 12/10/2015) có viết:“Câu chuyện TPP và nới room đã trở thành động lực chính

cho đợt tăng của thị trường tuần trước. Tuy nhiên, để duy trì được nhịp tăng này trong những tuần tiếp theo, vẫn cần thêm những thơng tin tích cực. Trong tuần giao dịch thứ 3 của tháng 10 (12 -16/10), thị trường được dự báo có thể gặp phải áp lực chốt lời.”

Sa pơ trên báo Lao động cũng khá ngắn gọn và đơn giản cho thấy phóng viên khi viết bài chưa tập trung vào việc viết sa pơ. Chính vì vậy, trên mặt báo cũng ít có những sa pơ hay. Có thể lấy ví dụ một sa pơ hay trên báo Lao động như trong bài: “Đồng bằng sông Cửu Long: Cá tra chết trắng, người dân bị

dồn vào chân tường” (đăng ngày 10/03/2015):“Chết liên tục, chết kéo dài bất

chấp các loại thuốc và sự can thiệp của các “thầy thuốc”, thậm chí nhiều ao ni bị chết hồn tồn. Tình trạng các tra chết kỷ lục đã và đang dồn đẩy nông

dân ĐBSCL vào thế chân tường khi theo dự báo khả năng tăng giá bán trong năm 2015 cũng là rất nhỏ”. Đoạn sa pô trên sử dụng các động từ mạnh, liên

hồn tạo nên khơng khí khẩn trương, gấp gáp, tạo nhịp đập nhanh hấp dẫn đối với bạn đọc.

Ảnh, biểu đồ:

Các trang mục trên báo Hà Nội mới rất chú ý đến việc sử dụng ảnh. Hầu như bài viết nào cũng sẽ có ảnh mình họa. Nhìn chung chất lượng của ảnh tốt, chân thực, rõ ràng, phù hợp với nội dung bài viết vì thế có tác dụng nâng tầm bài viết lên. Tuy nhiên, nhiều bài viết trên trang kinh tế vẫn còn dẫn những ảnh minh họa “vơ dun”, khơng ăn nhập với bài viết. Cũng có những bức ảnh minh họa chỉ mang ý nghĩa “để cho có” chứ khơng thực sự mang ý nghĩa “minh họa”. Lối sử dụng ảnh minh họa trên các tác phẩm đơi khi cịn cẩu thả, qua loa và theo lới mịn.

Ảnh trên báo Thời báo Kinh tế Việt Nam có sựu đa dạng, phong phú. Góc chụp trên mặt báo chủ ́u là góc chụp tồn cảnh.Báo Lao động ngược lại, hay sử dụng các bức ảnh cận cảnh và trung cảnh để tạo nên sự tập trung nhiều hơn.

Hình thức biểu đồ, sơ đồ, infographic cịn chưa được sử dụng nhiều trong các tác phẩm báo chí kinh tế in ấn. Trên các báo mạng điện tử thì hình thức này đã được sử dụng đa dạng hơn nhờ lợi thế của đa phương tiện.

Ngôn ngữ, văn phong:

Trong các bài báo kinh tế rất hay dùng các thuật ngữ kinh tế chuyên ngành. Và những từ ngữ này phần lớn người đọc khơng thể hiểu được vì họ khơng học kinh tế. Vì vậy khi viết bài kinh tế, nhà báo cần nghĩ đến bạn đọc và giải thích các thuật ngữ đó để mọi người đều có thể hiểu hết.

Nhưng ḿn giải thích thì phải hiểu vấn đề, hiểu cả thuật ngữ kinh tế. Tuy nhiên, không phải nhà báo nào cũng có thể hiểu hết các thuật ngữ kinh tế vì đó khơng phải là chun ngành của họ. Phần lớn phóng viên kinh tế khơng thừa nhận mình kém về kiến thức kinh tế. Họ không can đảm hỏi lại nguồn tin hay tra cứu thêm, nên viết mà không hiểu. Họ lập luận rằng họ viết cho người hiểu biết, không cần giải thích những người này cũng hiểu. Nhưng đó là ngụy biện vì làm

thế chẳng khác nào giới hạn lượng độc giả của chính mình và đó là những nhà báo khơng hiểu biết gì về kinh tế.Mục đích của một tờ báo là bán báo, thu hút người muốn và cần biết về kinh tế, kinh doanh, tức là hầu như tất cả mọi người, chứ không phải tạo ra một tờ báo “sang trọng”.Chẳng hạn tờ báo hàng đầu về kinh tế, kinh doanh, thị trường chứng khốn Wall Street Journal ln giải thích nhưng uy tín tờ báo vẫn cao. WSJ viết rất giản dị, dễ hiểu, hình ảnh và màu sắc rất hấp dẫn. Đới tượng tờ báo hướng đến là tồn dân. Tại Mỹ, người chơi chứng khoán chủ yếu là dân lao động chứ khơng phải là những người có học thức cao.Các tờ báo có thể làm một bộ tập hợp các thuật ngữ kinh tế và giải thích. Mỡi lần viết bài có từ nào cần dùng thì chỉ cần tra trên đó. Sau một thời gian sẽ có một bộ tra cứu rất nhiều từ và khơng phải mất thời gian tìm hiểu thêm nữa.

Một điểm chú ý khi viết báo kinh tế là luôn phải trả lời 2 câu hỏi về tiền và sớ lượng. Nếu là tiền thì “có bao nhiêu tiền”, “doanh nghiệp có làm ra tiền hay khơng”, cịn sớ lượng thì “sớ lượng sản x́t và dịch vụ là bao nhiêu” … Nhìn chung, cần phải nắm được sớ liệu của các công ty, doanh nghiệp.Bạn đọc ln tị mị một người có bao nhiêu tiền và kiếm được bao nhiêu tiền. Trên thế giới có tờ Forbes chuyên viết về các tỷ phú của Mỹ mà bạn đọc rất thích. Các báo Việt Nam thỉnh thoảng cũng dịch bài từ tờ này. Hằng năm Forbes còn đưa ra bảng danh sách các tỷ phú. Chẳng hạn, năm trước Warren Buffett chiếm ngôi đầu bảng, chỉ trong một năm ông kiếm được 10 tỷ USD.Trên các trang kinh tế của Thời báo Kinh tế Việt Nam thường sử dụng một số thuật ngữ chuyên ngành mà khơng được giải thích nhiều. Thậm chí là đới với những tờ báo không chuyên về kinh tế như Lao động, hay Hà Nội mới cũng vậy.

Rất nhiều báo sử dụng thuật ngữ GDP nhưng khơng hề có sự giải thích nào. Cho dù nhiều bạn đọc GDP là “tổng sản phẩm và dịch vụ một nước làm ra trong 1 năm” nhưng không hẳn bạn đọc nào cũng biết. Thông thường người đọc báo nước ngồi dù khơng hiểu gì về kinh tế nhưng đọc báo này vẫn hiểu hết vì họ bao giờ cũng có một sự giải thích trước đó. Các tờ báo lớn ở phương Tây đều làm vậy, chỉ có các tờ báo lớn của Việt Nam chưa chú trọng đến việc giải thích các thuật ngữ chuyên ngành kinh tế. Ngay cả đối với những báo không chuyên

cho những người am hiểu về kinh tế như Lao động, cũng không thường xuyên lý giải các thuật ngữ chuyên ngành cho người đọc.

Tuy nhiên, tùy từng thể loại và đối tượng mà các bài viết về kinh tế phải sử dụng ngơn ngữ cho thích hợp. Với những bài viết mang tính tuyên truyền, phở biến chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, báo Hà Nội mới thường sử dụng ngôn ngữ cô đọng, súc tích, văn phong mạch lạc, dễ hiểu, vừa thể hiện được sự cở vũ động viên khích lệ vừa có tính chất kêu gọi.

Vấn đề kinh tế là những vấn đề cần sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành nhưng báo Hà Nội mới đã có cách sử dụng ủn chủn, khơng q cầu kỳ, trau ch́t đến mức khó hiểu hoặc tránh làm cho bạn đọc hiểu nhầm ý diễn đạt. Từ ngữ chuyên môn được sử dụng hợp lý,vừa phải, không quá nhiều và không quá rối làm người đọc lung túng.

Nhiều bài viết về nhân vật điển hình kinh tế nơng thơn, nơng nghiệp có giọng điệu nhẹ nhàng, ấm áp, văn phong giản dị, ngôn từ sử dụng khá linh hoạt và mềm mại như: trong bài “Sáng rõ một vùng nông thôn mới” (Đăng ngày 01/01/2015). Bài viết sử dụng nhiều từ ngữ, cụm từ bình dị như: bắt đất… sinh

lời, trái ngọt,… khiến cho nhân vật trở nên gần gũi hơn. Giọng văn cũng mượt

mà, khiêm tớn, như cái nhìn chân chất đới với những người dân bình dị mà cao quý: “Những ngày cuối năm cũng là lúc Hà Nội chìm trong giá rét. Chúng tơi

gặp anh nơng dân Kiều Bình Thanh, nhà ở cụm 1, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, chứng kiến khu trồng hoa bạt ngàn trên đồng tảy được che chắn cẩn thận bằng hệ thống nhà lưới hiện đại và nghe câu chuyện “làm ruộng, đổi đời” của gia đình anh”….

Văn phong của các bài viết trên báo Hà Nội mới tương đối trơi chảy, lưu lốt, hành văn mạch lạc, rõ nghĩa. Các loại câu được sử dụng khá phong phú từ dang câu trần thuật, miêu tả đến các câu cảm thán, bình luận…Bên cạnh đó, các bài viết Kinh tế vẫn không tránh khỏi một vài hạn chế về mặt hình thức thể hiện. Nhiều bài viết trên báo Hà Nội mới về Kinh tế quá dài, khiến nhiều người ngại đọc. Trong khi theo khảo sát cơng chúng, có tới 96/150 phiếu trả lời (chiếm64%) bạn đọc cho biết họ khơng thích đọc những bài báo kinh tế vì “q khó hiểu”.

Thời báo Kinh tế Việt Nam là một tờ báo chun về kinh tế, chính vì vậy ngơn từ, văn phong trên mặt báo đều có tính thuật ngữ và chun mơn cao. Hầu hết các bài viết đều là sự nhìn nhận, đánh giá yêu cầu bạn đọc phải là những đới tượng có cơ sở kiến thức nhất định về từng mảng nhỏ của nền kinh tế.Cách hành văn trôi chảy, lô gic là một điểm đặc biệt quan trong của tờ thời báo Kinh tế Việt Nam, góp phần làm sáng tỏ vấn đề. Có thể đưa ra một bài viết có sự sử dụng ngơn từ và văn phong tớt như trong bài : “Sáng kiến thuế và sức dân Cần nuôi

dưỡng nguồn thu hiệu quả để cân đối ngân sách” (đăng ngày 18/03/2015).Bài

viết sử dụng nhiều động từ giàu sức tạo hình như : nín thở, ni dưỡng, bền

vững,…Bên cạnh đó, bài viết sử dụng một cách đắc lực các thuật ngữ chuyên

môn như: thuế, ngân sách, thâm hụt ngân sách, bội chi,…

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w