Nắm vững kỹ năng tác nghiệp báo chí cơ bản

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 50 - 56)

2.1.3.1 Kỹ năng tác nghiệp thể hiện qua quy trình thiết lập thơng tin của phóng viên kinh tế

Trong q trình hoạt động của mình, sau khi đã tìm ra được đề tài, người phóng viên phải tiến hành q trình thu thập tư liệu để viết bài. Hoạt động thu thập tư liệu của phóng viên được ví như việc nhặt gạch để xây nhà.

Hiện nay, quá trình thu thập thơng tin của các phóng viên kinh tế chủ yếu từ các nguồn như:

- Dịch lại nguồn tin từ báo chí, các hãng thơng tấn nước ngoài và từ việc tổng hợp lại từ sách báo

Việc dịch lại các bài báo hoặc trích dẫn lại những thơng tin của nước ngồi đã trở thành một trong những kỹ năng khơng thể thiếu của người phóng viên kinh tế. Hầu hết trên tất cả các tờ báo in, các tin bài dịch là nguồn đề tài phong phú và quan trọng cho các báo. Tuy vậy, việc trích dẫn nguồn từ các báo nước ngoài cần đảm bảo theo đúng quy tắc về bản quyền. Nhiều báo khi trích dẫn bài viết những không ghi nguồn rất dễ gặp phải những trở ngại về pháp lý.

- Từ những văn bản pháp luật, những chủ trương, chính sách của Chính phủ và các bộ ban ngành

Ḿn có được những văn bản, sớ liệu hay thống kê của một cơ quan kinh tế nhà nước địi hỏi người phóng viên kinh tế phải có kỹ năng “đeo bám” các Bộ, ngành. Qua khảo sát, có tới 36% sớ người trả lời khảo sát cho rằng việc theo một Bộ ngành lầ điều quan trọng nhất để tiếp cận nguồn tin, 28% cho rằng việc đọc nhiều sách báo là quan trọng để tiếp cận nguồn tin, 12% cho rằng việc thoe dõi ý kiến của các chuyên gia là việc quan trọng để có được nguồn tin.

Như vậy, đới với phóng viên kinh tế, việc thu thấp thơng tin chủ yếu nằm ở khâu theo các bộ, ngành mà mình chịu trách nhiệm. Qua kết quả khảo sát, có tới 46% số người tham gia trả lời cho rằng người phóng viên thường khơng tiếp cận được nguồn tin. Những nguồn tin khó tiếp cận đới với một phóng viên kinh tế mới vào nghề đó là việc lấy các dữ liệu, con số từ các Bộ, ban ngành. Bởi lẽ, các cơ quan quản lý của nhà nước thường có một đội ngũ các phóng viên “bám ngành” đi theo. Rất nhiều bạn phóng viên trẻ khi đến thử việc hay thực tập ở các ban kinh tế hay vị trí phóng viên kinh tế đều rụt rè có ý kiến: Bọn em khơng biết viết kinh tế thế nào, nó khó q. Bọn em khơng có đủ hiểu biết về các sớ liệu, khơng có quan hệ. Em cịn “mới” q, chưa dám đi sự kiện lớn và rồi em ḿn có giới thiệu chính thức để theo dõi bộ, ngành và đi dự các hội thảo.

Không thể phủ nhận, sự ra đời và phát triển của mạng xã hội (MXH) đã giúp báo chí truyền thơng phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng đặt ra thách thức chưa từng có đới với các cơ quan báo chí và nhà báo. Tính đến tháng 9/2015, Việt Nam có hơn 40 triệu người sử dụng Internet và mỡi người đều có ít nhất một tài khoản MXH nhờ chi phí truy cập Internet và thiết bị đầu ći giá thấp.

Mặc dù các nguồn tin được lấy từ MXH khi đăng tải trên các báo đã dấy lên các cuộc tranh luận lớn trong xã hội, nhưng nhiều nhà báo cho rằng, MXH đã và đang là một nguồn tin tớt cho báo chí hiện nay. Ví dụ năm 2015, có vụ việc “giải cứu dưa hấu” là một minh chứng cụ thể và rõ nét nhất. Phóng viên của tất cả các cơ quan báo chí, truyền hình,… đều bắt nguồn từ việc thấy trên các trang mạng facebook đăng tải các thông tin bán dưa hấu ủng hộ bà con miền Trung. Sau đó, từ những địa chỉ cụ thể trên mạng xã hội, phóng viên mới có thể đến nơi để tác nghiệp. Khơng chỉ có vậy, rất nhiều tác phẩm viết về chủ đề này còn lấy những lời bình luận, trả lời phỏng vấn nhân vật qua MXH làm bằng chứng cho bài viết.

Có thể lấy ví dụ về một vụ việc mà những người phóng viên kinh tế đã tận dụng tối đa việc sử dụng mạng xã hội để tiếp cận nguồn tin như trong bài báo phản ánh về vấn đề tin nhắn rác của phóng viên Khánh Linh – Báo Lao động. Qua phỏng vấn, chị Khánh Linh cho biết, khi lướt Facebook, chị bắt gặp một người ban chia sẻ về việc thường xuyên bị các tin nhắn rác quấy nhiễu. Ngay lập tức, chị liên hệ với nhân vật để tìm hiểu sự việc và viết bài.

Hình 2.1 Một ví dụ về việc tiếp cận nguồn tinqua mạng xã hội Báo Lao động (Ngày 28/07/2015)

- Từ quan sát và trải nghiệm thực tế của phóng viên

- Qua đơn thư ban đọc, qua hệ thống cộng tác viên và nguồn tin riêng 2.1.3.2 Những kỹ năng thiết yếu làm tiền đề cho tác nghiệp mảng đề tài kinh tế

Dù làm bất cứ mảng đề tài nào, người làm báo cũng đều cần có kiến thức chuyên sâu về mảng đó. Hoạt động tác nghiệp báo chí mảng kinh tế với các mảng đề tài khác đều yêu cầu nhà báo, phóng viên phải có nhưng kỹ năng chung:

• Có kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại, thể hiện khả năng thích nghi trong mơi trường hoạt động nghề nghiệp đa phương tiện và kỹ thuật sớ.

• Có khả năng thu thập, thẩm định, phân tích thơng tin bằng các cách thức như phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu.

• Có kỹ năng thành thạo trong xử lí và tở chức thơng tin theo hình thức của các thể loại báo chí, phục vụ viết đăng tải, phát sóng trên các phương tiện truyền thơng đại chúng (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử).

• Có kỹ năng biên tập thành thạo đối với tác phẩm của mình và của người khác theo từng loại hình báo chí và thể loại tác phẩm khác nhau.

• Có khả năng tác nghiệp linh hoạt, chủ động, tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, ứng xử tớt…

Phóng viên phụ trách lĩnh vực nào phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đó và để có được kiến thức đó trước hết địi hỏi mỡi phóng viên phải:

- Tâm huyết, đam mê với nghề nghiệp;

- Chịu khó học để nâng cao kiến thức về kinh tế và kinh tế chuyên ngành. Đặc biệt, đới với phóng viên tớt nghiệp ngành báo chí cần được khuyến khích học bằng 2 về kinh tế, hoặc tham gia các khóa đào tạo về kinh tế;

- Thường xuyên tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện kiến thức kinh tế qua từng bài viết sau khi được biên tập viên, lãnh đạo Ban và lãnh đạo Ban Biên tập chỉnh sửa các bài viết của mình;

- Học đồng nghiệp trong cùng Tòa soạn và đồng nghiệp ở các báo khác từ việc phát hiện đề tài đến việc thu thập, xử lý thơng tin kinh tế;

- Ngồi kiến thức kinh tế phải tự trang bị kiến thức pháp luật về kinh tế để có thể phán xét vấn đề đúng sai dựa trên cơ sở quy định của pháp luật.

Bởi vậy, khi tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế, một phóng viên kinh tế cần phải hội tụ các ́u tớ:

• Cần nắm được kiến thức kinh tế chung nhất và hiểu sâu sắc về lĩnh vực kinh tế mình đang viết. Có kiến thức chuyên ngành, sâu rộng rất quan trong bởi viết về kinh tế không được hời hợt mà phải rõ ràng, dễ hiểu, khơng q hàn lâm.

• Phải có nghệ thuật làm việc với những con sớ và xử lý sớ liệu.

• Phải có đầu óc phán đốn chính xác và logic, lập luận, so sánh rất chính xác, khoa học.

Có thể nói, trong thời b̉i cơ chế thị trường, cạnh tranh thông tin như hiện nay, thông tin về kinh tế hơn bao giờ hết luôn là đề tài hấp dẫn. Vấn đề

quan trọng là cách lựa chọn, chủn tải thơng tin kinh tế đó như thế nào để bạn đọc tiếp nhận và coi đó là những thơng tin q phục vụ cho cuộc sống, công việc và cả cho phát triển kinh tế. Song với phóng viên kinh tế, để tạo dấu ấn với bạn đọc rất khó. Thơng thường một đề tài kinh tế, để tiếp cận cơ sở, khai thác thông tin, rồi xử lý thông tin và được đăng tải trên các ấn phẩm báo chí là cả q trình kỳ cơng, thậm chí có bài viết nếu khơng có sự kiên trì, theo đ̉i rất khó thực hiện. Đơn cử, để chủn tải thơng tin về tình trạng vi phạm đất đai, vấn đề bức xúc và hết sức nhạy cảm hiện nay, phóng viên ḿn có những chi tiết đắt giá phục vụ cho bài viết phải lân la từng quán nước, vỉa hè; đóng vai từng người dân, “cị đất”... Q trình khai thác thơng tin khơng chỉ diễn ra một, hai ngày hoặc một tuần, có khi cả vài tháng trời. Đó chỉ là việc khai thác thơng tin, chưa nói đến xử lý thơng tin như thế nào để bài viết đảm bảo tuyên truyền đúng định hướng, đạt yêu cầu của Ban biên tập, đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Do vậy, điều kiện của mỡi phóng viên kinh tế trước hết phải có năng lực, có bản lĩnh và nhãn quan chính trị, cùng sự tinh thơng nghề nghiệp, am hiểu về pháp luật và phải có kiến thức rộng.

Điều kiện cần của một phóng viên kinh tế là vậy, song vẫn chưa đủ. Với một đề tài kinh tế thông thường rất kén người đọc, chỉ cần viết không đúng hay dùng sai từ chun ngành đã bị bạn đọc phê bình. Phóng viên kinh tế khơng chỉ liên tục trau dồi kiến thức, cần cập nhật thông tin, văn bản mới của ngành, lĩnh vực được phụ trách để hiểu, chuyển tải thông tin cho đúng, chính xác và hấp dẫn bạn đọc. Đó mới chỉ là cách diễn đạt, cịn với những sớ liệu khơ khan, làm thế nào phân tích, chuyển tải để bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ lại càng quan trọng. Với phóng viên mới vào nghề, khi đi viết các vấn đề kinh tế, nhất là những đơn vị, doanh nghiệp chỉ sử dụng báo cáo kỹ thuật, chỉ dùng số liệu mà khơng phân tích, diễn giải chi tiết, nếu khơng được ch̉n bị, tìm hiểu trước, khi đi cơ sở khơng biết hỏi gì mà chỉ nhăm nhăm xin báo cáo thì rất khó có thơng tin đầy đủ phục vụ cho bài viết. Thêm nữa, khi xử lý thơng tin cho bài viết rất khó khăn, bởi khơng biết sớ liệu phản ánh gì nên bài viết thường khơng đạt và phải viết lại.

Một vấn đề nữa phóng viên kinh tế thường mắc phải đó là chưa nắm vững, hiểu biết về vấn đề định viết nhưng vẫn đăng ký đề tài, hay bài kế hoạch cho đúng quy định. Khi thực hiện, vấn đề chưa rõ hết hỏi người nọ đến người kia, rồi đồng nghiệp: Đề tài ấy phải đến chỗ nào, gặp ai, phỏng vấn cái gì, viết như thế nào? Sự chủ quan, thiếu trách nhiệm, làm liều theo kiểu tùy tiện đó tuy hiếm thấy nhưng khơng phải khơng có. Hậu quả của những bài viết đó là những câu từ “ngơ nghê”, sớ liệu “trên trời” chuyển đến biên tập viên, sau đó phải “quay đầu”…

Với những phóng viên kinh tế, việc lựa chọn đề tài, khai thác, xử lý thơng tin khó khăn là vậy! Nhưng nếu tâm huyết, chịu khó học hỏi, học tập kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp cho dù cả những phóng viên mới vào nghề, khơng được đào tạo chun ngành vẫn có thể sáng tạo ra những bài viết hay, chất lượng. Thậm chí, nếu có sự đầu tư, lựa cho những đề tài bạn đọc quan tâm tham gia những cuộc thi vẫn có thể giành giải cao.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w