Kỹ năng phỏng vấn

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 84 - 88)

Phỏng vấn là kỹ năng quan trọng và cơ bản hàng đầu để nhà báo thu thập thơng tin, trong đó có thơng tin kinh tế. Thơng tin là chất liệu để nhà báo tạo nên tác phẩm báo chí. Để thu thập thơng tin kinh tế, nhà báo sử dụng nhiều kỹ năng,

nhưng phần lớn có được là nhờ kỹ năng phỏng vấn của nhà báo. Chúng ta cũng cần phân biệt phỏng vấn để thu thập thông tin khác với thể loại phỏng vấn.

Khi nhà báo có kỹ năng phỏng vấn tớt thì sẽ thu thập được nhiều thơng tin, trong đó có những thơng tin bí mật mà có khi nhà báo khác khơng có được nếu kỹ năng phỏng vấn tồi. Phỏng vấn để thu thập thông tin là cả một nghệ thuật. “Phỏng vấn là một cuộc trị chuyện mạng tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. (...). Thơng tin chính là vớn liếng của nhà báo. Một sớ thơng tin được thu thập từ các hồ sơ và số khác từ việc quan sát, nhưng hầu hết được thu thập từ những cuộc trị chuyện trực tiếp. Vì lý do đó, mọi phóng viên đều phải nâng cao kỹ năng phỏng vấn của mình” [59, tr. 66, 67].

Trong ćn “Kỹ năng cho người làm báo” của tác giả Đinh Thuận, do Nhà xuất bản Thông tấn ấn hành năm 2014, đã lược trích bài giảng tởng kết của giảng viên Fabienne Gérault, Đại học Báo chí Lille của Pháp về các nguyên tắc cơ bản của kỹ năng phỏng vấn. Theo đó, nhà báo ḿn thực hiện cuộc phỏng vấn thành công để thu thập thông tin cần các bước sau: chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, làm chủ cuộc phỏng vấn và dẫn dắt câu chuyện.

Bước chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn để thu thập thông tin, nhà báo cần chọn đúng người để phỏng vấn cho phù hợp với chủ đề và tìm hiểu về người được phỏng vấn. Liên hệ với người được phỏng vấn, trình bày chủ đề phỏng vấn đề có sự ch̉n bị trước. Tìm hiểu để biết rõ những sự việc quan trọng, các số liệu, các vấn đề đặt ra, từ đó xác định góc độ của cuộc phỏng vấn. Chuẩn bị các câu hỏi và sắp xếp theo thứ tự. “Sự thành công của nhiều cuộc phỏng vấn phụ thuộc rất nhiều vào những gì bạn chuẩn bị trước khi bạn đặt câu hỏi đầu tiên chẳng kém những gì bạn được nghe trả lời và nghi chép lại. Bạn phải nghiên cứu cả chủ đề lẫn bản thân nguồn tin” [59, tr. 69].

Khi thiết lập cho cuộc phỏng vấn với nguồn tin, nhà báo xác định thời gian thuận lợi cho người được phỏng vấn. Tính tốn khoảng thời gian cần thiết. Khả năng cho những lần phỏng vấn tiếp theo. Lựa chọn không gian quen thuộc của người phỏng vấn hoặc một địa điểm trung lập. Đơi khi cách ăn mặc cũng

ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc phỏng vấn. Bạn phải ăn mặc cho phù hợp với cuộc phỏng vấn.

Giai đoạn làm chủ cuộc phỏng vấn, nhà báo phải tập trung vào chủ đề phỏng vấn, nhưng đồng thời phải cởi mở để tạo sự quan tâm, húng thú chung đới với cuộc trị chuyện. Tự giới thiệu, nhắc lại mục đích phỏng vấn, nói rõ điều mình trơng đợi. Ngồi ở tư thế thoải mái để ghi chép được dễ dàng. Tránh dùng máy ghi âm, trừ trường hợp cần thiết.

Trong giai đoạn dẫn dắt cuộc phỏng vấn thì câu hỏi đầu tiên mang tính chung chung. Khơng bắt đầu bằng câu hỏi quan trọng nhất hay khó nhất, tạo tự tin cho người đới thoại. Đẩy cuộc phỏng vấn đến từng chi tiết cụ thể nhất có thể được. Nhà báo nên đặt các câu hỏi mở. Quay lại chủ đề, nếu người được phỏng vấn đi quá xa hoặc quá ba hoa. Đặt lại một câu hỏi khác, nếu người phỏng vấn trả lời quá chung chung. Đặt câu hỏi mở, nếu người được phỏng vấn trả lời quá kiệm lời, sau đó quay lại chủ đề. Đừng ngại ngắt lời người được phỏng vấn, hay yêu cầu người đó nói cho rõ. Biết cách ra khỏi câu hỏi ban đầu, nếu có một phát biểu ra khỏi chủ đề nhưng thú vị, có thể phục vụ cho phỏng vấn. Ghi chép chính xác các cơng thức, giai thoại. Khơng tranh luận, khơng đưa ý kiến của riêng mình. Giữ mới liên hệ trước khi chia tay để chắc chắn có thể liên lạc lại được với người được phỏng vấn.

Daphne Gray-Grant đang là chủ bút của trang Publicationcoach.com, một trang viết về các kỹ năng viết dành cho các nhà báo và người làm truyền thông, đã chia sẻ các kỹ năng để nhà báo có cuộc phỏng vấn thu thập thơng tin thành cơng trên chuyên trang báo chí Journalism.co.uk của Anh. Quan điểm của ơng cũng tương tự như trên. Ông cho rằng để cuộc phỏng vấn thành công, nhà báo cần: đảm bảo phỏng vấn đúng người; hãy bắt đầu bằng câu hỏi dễ; tạo sự đồng cảm; nhắc lại những gì họ đã nói; thật sự lắng nghe; hãy chú ý đến những câu chuyện bên lề, giai thoại hay ví dụ có liên quan; hỏi về cảm nhận hay ý kiến người được phỏng vấn; khéo léo từ chối việc sử dụng thuật ngữ; ghi lại những ý chính tớt hơn là ghi âm lại cuộc phỏng vấn; biết rằng bạn sẽ có được câu bình luận hay nhất ở phút cuối. [25]

Tất cả các bước thu thập thơng tin suy cho cùng đều là phỏng vấn. Có thể xem phỏng vấn là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Cần linh hoạt giữa câu hỏi đóng và mở. Khi cần khai thác tối đa thông tin, sử dụng câu hỏi mở. Khi cần sự khẳng định dứt khốt, sử dụng câu hỏi đóng...

Khó nhất là phỏng vấn quan chức về những vấn đề “nóng”, “nhạy cảm”, họ thường né tránh, không trả lời. Nhà báo cần xử lý khéo léo để sau đó vẫn giữ được mới quan hệ với nguồn tin. Trước khi phỏng vấn, cần hỏi thời gian người trả lời dành cho cuộc phỏng vấn. Như vậy có thể cân đới thời gian cho các câu hỏi vì nhiều trường hợp đến khi hỏi sang câu hỏi “nhạy cảm” thì người trả lời phỏng vấn cáo bận. Khơng dùng câu hỏi đóng, cần hỏi câu hỏi ngắn nhất mà người phóng viên trả lời dài nhất.

Tác nghiệp mảng đề tài kinh tế thì một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng đó là phỏng vấn chuyên gia. Các tác phẩm báo chí phỏng vấn chuyên gia với những phân tích, bình luận, đánh giá, nhận định của các chuyên gia dễ lấy được niềm tin của công chúng. Bởi kinh tế mang tính đặc thù hơn nhiều lĩnh vực khác, ḿn trả lời báo chí phải là chun gia có chun mơn sâu, có năng lực phản biện. Hơn nữa, nguồn tin từ phỏng vấn chun gia cịn được đánh giá cao về tính độc lập, khách quan, trung thực. Đứng trước những thơng tin kinh tế có bình luận trái chiều, chun gia trả lời phỏng vấn báo chí để góp một tiếng nói với những nhận định độc lập, khách quan để xã hội, cũng như cơ quan quản lý nhà nước có thêm căn cứ trước khi đưa quyết định.

Dựa vào lĩnh vực chun mơn, đới tượng chun gia có thể được phân loại thành các nhóm:

- Chuyên gia lĩnh vực kinh tế: là người có am hiểu chuyên sâu trong một ngành, một hoạt động kinh tế. Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phân chia hệ thớng ngành kinh tế của Việt Nam thành 21 nhóm ngành kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, khai khống, cơng nghiệp chế biến, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bán bn bán lẻ, vận tải, sản xuất và phân phối điện…) với 642 hoạt động kinh tế.

- Chuyên gia lĩnh vực chính trị: là những chính trị gia, những người am hiểu sâu sắc về hoạt động chính trị…

- Chuyên gia lĩnh vực văn hố - xã hội: ví dụ chun gia y tế, văn hố, giáo dục, tâm lý….

- Chuyên gia các lĩnh vực khác như luật, công nghệ thông tin…

Đối với lĩnh vực kinh tế, phỏng vấn chuyên gia đề cập nhiều đế các vấn đề kinh tế vĩ mô, công tác quản lý nhà nước về kinh tế, chính sách pháp luật về kinh tế, những vấn đề nổi cộm của hoạt động đầu tư – kinh doanh, chuyển động của thị trường…

Tóm lại, phỏng vấn là một kỹ năng thu thập thông tin kinh tế khơng thể thiếu của nhà báo. Để có cuộc phỏng vấn thành cơng, nhà báo cần có bước chuẩn bị chu đáo, làm chủ cuộc phỏng vấn và dẫn dắt cuộc phỏng vấn. Nếu nhà báo thực hiện tốt kỹ năng phỏng vấn và khéo léo, tạo được thiện cảm và niềm tin của người được phỏng vấn thì dễ dàng thu thập được những thông tin kinh tế cần thiết, hấp dẫn và đặc biệt là thông tin “độc quyền” mà các nhà báo khác chưa hẳn đã có được. Khi có được thơng tin đầy đủ, có chiều sâu và hấp dẫn, nhà báo sẽ thuận lợi trong việc sáng tạo ra tác phẩm báo chí có chất lượng.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w