Kỹ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 72 - 75)

Giao tiếp là một trong các kỹ năng thu thập thông tin kinh tế quan trọng hàng đầu của nhà báo. Có những nhà báo, cơ quan báo chí nhờ khả năng giao tiếp, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện, tạo niềm tin với các nguồn tin mà có được những thơng tin độc quyền mà nhà báo khác, cơ quan báo chí khác khơng thể có. Kỹ năng giao tiếp tớt giúp nhà báo có được mới quan hệ rộng và sâu với nhiều nguồn tin khác nhau, nhờ đó có thể thu thập thơng tin nói chung và thơng tin kinh tế nói riêng.

Mọi cuộc giao tiếp nghề nghiệp trực tiếp của nhà báo đều nằm trong hai nhóm mục đích: thu thập hoặc thẩm định thơng tin báo chí và thiết lập các mới quan hệ cho giao tiếp nghề nghiệp. [18, tr.73]. Bàn về kỹ năng giao tiếp để thu

thập thông tin của nhà báo, tác giả Nguyễn Văn Hà, trong ćn “Giáo trình cơ sở báo chí” khẳng định: “Ḿn xây dựng nguồn tin, nhà báo cần có kỹ năng giao tiếp tốt, biết ứng xử khéo léo, tạo được niềm tin cậy, sự cảm thông với người khác, nhất là anh ta phải thể hiện được tính chính trực của mình qua các bài viết”.

Trong quá trình thực hiện kỹ năng giao tiếp để thu thập thông tin kinh tế từ các nguồn tin, nhà báo phải thể hiện tinh thần tự chủ, lối ứng xử khéo léo và chân thành. Nhà báo phải biết kiềm chế nhu cầu tự khẳng định trong giao tiếp.

Nhà báo cần có tính chủ động khi giao tiếp. Chủ động thiết lập các cuộc giao tiếp, có khả năng định hướng, điều khiển các giao tiếp theo mục đích thu thập thơng tin. Cùng với đó, nhà báo cũng phải linh hoạt và mềm dẻo khi giao tiếp.

Bốn giai đoạn trong thực hiện kỹ năng giao tiếp gồm: giai đoạn thiết lập quan hệ, thực hiện các cuộc tiếp xúc, duy trì và củng cớ mới quan hệ, tạo chiều rộng và chiều sâu của mối quan hệ. Ở mỗi giai đoạn trong kỹ năng giao tiếp lại đòi hỏi nhà báo các kỹ năng nhất định.

Giai đoạn thiết lập mối quan hệ, nhà báo cần có kỹ năng xác định nguồn tin, phân tích mới quan hệ, phân tích bới cảnh. Kỹ năng làm quen, tìm người trung gian, chọn trang phục, xác định phong cách giao tiếp. Kỹ năng lắng nghe, chia sẻ đồng cảm. Kỹ năng thu hút sự chú ý, quan tâm, thuyết phục, tạo ấn tượng tốt. Và kỹ năng lấy các địa chỉ liên lạc như số điện thoại, mail...

Giao đoạn tiếp xúc, nhà báo cần có kỹ năng trị chuyện, hành động và nắm bắt tâm lý của đối tượng. Kỹ năng nghe, ghi chép, ghi âm, phân tích, phán đốn. Kỹ năng khơi gợi hứng thú, kích thích nhu cầu chia sẻ chủ động dẫn dắt câu chuyện. Kỹ năng ứng phó với những tình h́ng tức thời, tở chức cuộc nói chuyện, sự kiện.

Giai đoạn duy trì và củng cớ mới quan hệ địi hỏi nhà báo có kỹ năng sử dụng các phương tiện/kênh truyền thơng. Kỹ năng phân tích, xác định mới quan hệ, trao đổi cách liên lạc với đối tượng. Kỹ năng thương lượng và xử lý khủng hoảng.

Giai đoạn tạo chiều rộng và sâu các mối quan hệ, nhà báo cần có kỹ năng phân tích và xác định đới tượng; kỹ năng điều chỉnh khoảng cách; kỹ năng làm

việc nhóm; kỹ năm tìm cầu nới trung gian và thiết lập, phát triển mạng lưới; kỹ năng đàm phán và thương lượng.

Để duy trì được mới quan hệ với các nguồn tin thì nhà báo cần phải đưa thơng tin trung thực, đúng với tư tưởng của nguồn tin, không nên cắt xén thông tin làm sai lệnh nội dung thông tin. “Nếu bạn thiếu lịch sự hoặc nếu bạn sai mục đích thơng tin họ cung cấp, có thể họ khơng bao giờ gặp lại bạn” [18, tr. 22]. Cùng bàn về vấn đề này, trong cuốn sách nổi tiếng “News Reporting And Writing”, tác giả cuốn sách đã khẳng định tầm quan trọng về tính trung thực khi đưa thông tin kinh tế của nhà báo để tạo ra sự tin tưởng của nguồn tin, nhất là nguồn tin kinh tế từ doanh nghiệp. “Sự không tin cậy mà nhiều doanh nghiệp dành cho báo chí có thể khiến việc tường thuật khó lịng thỏa đáng, ngay cả khi chính doanh nghiệp cũng ḿn cho báo chí biết. Cho dù các nhà quản lý doanh nghiệp bằng lịng nói, họ cũng dễ nởi giận nếu như phóng viên trích dẫn một quan điểm đới lập hay chỉ ra một nốt mụn trên bộ mặt cơng ty. Th́c giải độc hay nhất để phóng viên trị được chứng thù địch này là phải tường thuật công bằng và chính xác những gì doanh nghiệp đang làm và đang nói. Nhờ ln ln cơng bằng, bạn có thể dành được lịng tin cậy và tín nhiệm của các doanh nhân – hay ít ra là sự kính trọng bất đắc dĩ của họ” [59, tr. 334].

Như vậy, giao tiếp là một trong các kỹ năng thu thập thông tin kinh tế rất quan trọng đối với nhà báo. Kỹ năng giao tiếp đòi hỏi nhà báo phải khiêm tốn,

ứng xử khéo léo và cầu thị, chân thành để mang lại kết quả tốt nhất là lấy được các thông tin kinh tế cần thiết và độc quyền từ các nguồn tin. Để duy trì quan hệ

với các nguồn tin nhằm thu thập thơng tin kinh tế thì nhà báo cần thơng tin trung thực và công bằng những thông tin mà nguồn tin đã cung cấp. Qua cuộc điều tra xã hội học với 294 phiếu nhà báo chuyên viết về kinh tế ở nhiều cơ quan báo chí: Báo Đầu tư, Báo Quân đội nhân dân, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gịn, Kinh tế Đơ thị, T̉i trẻ... kết quả cho thấy 81% ý kiến khẳng định họ thường xuyên sử dụng kỹ năng giao tiếp để thu thập thơng tin kinh tế; chỉ 9.5% ý kiến cho rằng bình thường và 9.5% tuỳ từng thơng tin mà có sử dụng kỹ năng giao tiếp hay khơng.

Có hai cách phổ biến để nhà báo duy trì và phát triển mối quan hệ với nguồn tin là đăng tải thông tin trung thực mà nguồn tin cung cấp và thường xuyên liên hệ với nguồn tin.Phóng viên thường giao tiếp với nguồn tin bằng

những cách chính thớng, tức là gọi điện liên hệ, nếu không được mới vận dụng các mối quan hệ khác như đồng nghiệp, bạn bè hoặc dùng văn bản của cơ quan. Trước khi tiếp cận nguồn tin, phóng viên tìm đọc tài liệu rất kĩ, đọc tất cả thông tin xoay quanh vấn đề, tìm ra những thơng tin mà các báo khác chưa tiếp cận đến. Ban đầu sẽ hỏi những câu hỏi dễ, khi nguồn tin thấy tin cậy sẽ hỏi tiếp về các số liệu “nhạy cảm” hơn hoặc những vấn đề mà báo khác chưa nói đến.

Tóm lại, trong q trình giao tiếp nhà báo phải gây được thiện cảm với nguồn tin, có hiểu biết vững chắc về chuyên ngành. Nhà báo cần phải có sự chân thành, cầu thị và cởi mở. Ḿn duy trì và phát triển với nguồn tin để thu thập được thông tin ổn định, lâu dài và độc đáo thì nhà báo phải đăng tải thông tin trung thực mà nguồn tin đã cung cấp, thường xuyên liên hệ với nguồn tin qua điện thoại, mail, gặp gỡ trực tiếp... và cần thể hiện được hiệu quả thông tin mà nguồn tin đã cung cấp.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w