Nâng cao kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm và nghiệp vụ báo chí

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 56 - 60)

Ngay cả khi ngành báo chí truyền thơng được khẳng định là một ngành khoa học xã hội, có phương pháp và đới tượng nghiên cứu đặc thù, thì việc đào tạo báo chí truyền thơng vẫn khơng giớng như đào tạo cử nhân của bất kỳ ngành khoa học xã hội nào khác. Điểm cơ bản nhất trong việc đào tạo báo chí truyền thơng là phải “cho ra lị” những người ‘thạo việc’, có kỹ năng săn tin, viết bài, biết cách ghi âm, sử dụng máy quay, biết thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình, biết cách tở chức sự kiện, biết làm truyền thông hợp tác và tiếp thị, quảng cáo. Cũng chính bởi vậy, sau khi có vớn kiến thức về kinh tế thì người phóng viên kinh tế ln ưu tiên nâng cao kiến thức nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng làm báo.

Thứ nhất là nhà báo cần tự học hỏi thông qua đọc sách vở, tham khảo trên mạng Internet... để nâng cao nghiệp vụ về thu thập và xử lý thông tin kinh tế. Học đi liền với đọc, vốn kiến thức của nhân loại được tập hợp trong sách vở, chính vì vậy người làm báo cần phải tự học bằng cách đọc sách báo, vốn kiến thức tồn diện ấy chính là ở trong sách báo. Nghiệp vụ báo chí ln vận động

phát triển và có thêm nhiều cái mới. Trước kia khi thu thập thơng tin, nhà báo có khi phải mang theo máy ghi âm to và bất tiện. Nhưng hiện nay một chiếc điện thoại di động cũng có thể thay thể chức năng của máy ghi âm hỗ trợ nhà báo trong q trình thu thập thơng tin. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhà báo cũng phải biết kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet nhất là mạng xã hội.

Đới với các phóng viên khơng x́t thân từ trường báo chí, kỹ năng về nghiệp vụ báo chí khơng được đào tạo từ trước nên khi vào nghề có những hạn chế nhất định. Do đó để nâng cao nghiệp vụ của nhà báo, cụ thể là nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin được tốt hơn địi hỏi các nhà báo phải tự tìm hiểu thêm về nghiệp vụ báo chí như các kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn, kỹ năng kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thơng tin... qua các sách chun ngành báo chí, tài liệu có liên quan hay trên mạng Internet.

Thứ hai là học hỏi qua đồng nghiệp. Mặc dù cơ bản các kỹ năng thu thập thông tin (giao tiếp, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu văn bản, quan sát) và kỹ năng xử lý thông tin được nhà báo vận dụng. Tuy nhiên, mỡi nhà báo lại có cách thức thực hiện, ngón nghề khác nhau để thu thập và xử lý thơng tin kinh tế. Có nhà báo lại có bí qút riêng để lấy được thơng tin “độc quyền” mà phóng viên khác khơng có. Bởi vậy, nhà báo cần có sự trao đởi nghiệp vụ, kinh nghiệm thường xuyên với nhau để cùng nâng cao kỹ năng thu thập và xử lí thơng tin kinh tế.

Thứ ba, nhà báo cần tự tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ báo chí. Đới với các nhà báo, cần nhận thức việc học tập phải là một hoạt động thường xuyên, học không bao giờ cùng thì mới có thể u thích, mong ḿn đi học các khóa đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng nghiệp vụ báo chí chứ khơng phải là bị “bắt đi học”. Bản thân mỡi nhà báo, phóng viên nên dành thời gian để tham gia các khoá học về kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin báo chí, nhất là về lĩnh vực kinh tế, đặc biệt quan trọng hơn đối với các nhà báo không qua đào tạo trong các trường báo chí. Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam và Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) đã từng tổ chức chuỗi 12 hội thảo, tập huấn

mang tên “Sidewalk Economics” nhằm nâng cao kiến thức về các vấn đề kinh tế vĩ mơ cho đội ngũ nhà báo, phóng viên đang trực tiếp tác nghiệp trong lĩnh vực này từ năm 2013. Bên cạnh việc được tiếp cận kiến thức cơ bản, chuyên sâu về lý thuyết và thực tiễn quản lý thị trường tiền tệ, các nhà báo, phóng viên tham dự khóa đào tạo, tập h́n cịn được chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu về cách thức phát hiện, xây dựng đề tài, cách tiếp cận thông tin và đưa tin về các chính sách tiền tệ, ngoại hới, vàng từ các nhà báo có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí kinh tế.

Nhà báo cũng cần chú trọng đến khả năng giao tiếp. Nhà báo kinh tế phải có kỹ năng giao tiếp tớt và có khả năng giữ liên lạc tốt. Bởi lẽ, viết về kinh tế là tiếp xúc với những vấn đề khó khăn và phức tạp, tiếp xúc với nhiều người ở nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, tiếp xúc với nhứng nhân vật quan trọng. Sau những lần tiếp xúc, gặp mặt đó, nhà báo phải làm tớt cơng tác “ngoại giao”. Giữ liên lạc với tất cả những người từng gặp, nhất là với những nhân vật quan trọng , thậm chí là kết thân với những người có tiếng tăm trong giới kinh doanh sẽ giúp nhà báo tiết kiệm thời gian liên hệ và tìm hiểu thơng tin cho những lần sau. Mặt khác, nhà báo kinh tế cũng phải giữ mối quan hệ tốt với những nhân vật, đới tượng trong bài viết của mình. Q̀n chúng nhân dân chính là nguồn thơng tin phong phú nhất cung cấp đề tài cho nhà báo.

Thứ 4, phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với các chuyên gia kinh tế, các VIP kinh tế, các bộ ngành và các đồng nghiệp làm báo khác. Tất nhiên, xây dựng mối quan hệ ở đây không phải là cầu cạnh, xin xỏ hay nhờ vả, mà kết thân ở đây cần hiểu theo tinh thần xây dựng kết thân với họ, cần dựa trên các mới quan hệ bình đẳng, tơn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Trong mảng q́c tế, thì ́u tớ xây dựng quan hệ cũng không kém phần quan trọng so với mảng kinh tế. Tại các cuộc họp, hội nghị, nhóm tư vấn, các nhà tài trợ cho Việt Nam, nếu không quen và thân họ (đặc biệt là các chuyên gia, các nhà tài trợ nước ngoài như EU, ADB, WB...) sẽ rất khó khi tiếp cận và để phỏng vấn họ những vấn đề mà mình mong ḿn. Nhà báo khơng thể đến gặp ông Lê Đăng Doanh, bà Phạm Chi Lan, ơng Trần Đình Thiên, ơng Kung Paul Man hay Tom Cannon... khi khơng am

hiểu gì về kinh tế. Họ khơng chỉ trả lời phỏng vấn, mà họ sẽ chia sẻ với phóng viên những điều họ nghĩ.

Kinh nghiệm của phóng viên là khi viết về doanh nghiệp nhà nước thì chỉ khoảng một tháng sẽ hỏi lại xem tình hình có gì biến động khơng. Hoặc khi có bất thường như cuộc họp của Ban Chỉ đạo Đổi mới về việc Thủ tướng sẽ đẩy nhanh tiến độ, phóng viên nên gọi lại cho nguồn tin ngay dù mới được nửa tháng từ cuộc phỏng vấn gần nhất. Đối tượng được phỏng vấn cảm thấy mình vẫn theo dõi vấn đề của người ta thì sẽ hỡ trợ mình tớt hơn. Tức là thường xun tương tác và có các cuộc điện thoại gặp gỡ thì sẽ duy trì tớt nguồn tin của mình.

Trong cuộc phỏng vấn, khi người được phỏng vấn (đại diện cho cơ quan chức năng) tỏ ra khơng hợp tác thì phóng viên có thể u cầu họ nói câu từ chới và ghi âm cả câu từ chới này. Đó là phương thức đảm bảo chắc chắn nhất về mặt khách quan cho cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp yêu cầu như vậy, người được phỏng vấn sẽ tự nói thêm các thơng tin mà phóng viên yêu cầu.

Qua khảo sát tin bài, thực tế có khơng ít tin kinh tế khơng có đánh giá, bình luận mà chỉ bê ngun sớ liệu vào làm bài viết trở nên phức tạp và buồn tẻ. Nhồi nhét quá nhiều con số ngay phần đầu của bài báo thì chẳng khác nào làm nhụt chí hầu hết độc giả, khiến họ chẳng còn hứng thú đọc tiếp. Nếu một người am hiểu về kinh tế, họ sẽ ghi nhớ những gì bài báo mang lại. Song với một người bình thường thì những tin này thật khó hiểu, nhàm chán. Thậm chí, có những đoạn chỉ một câu nhưng đã dẫn giải rất nhiều số liệu. Đơn cử như trong bài viết “Chỉ số cạnh tranh về giao thông tăng” của tác giả Đồn Trần đăng sớ 238, ngày 5/10/2015, có câu “Trong 9 tháng năm 2015, lực lượng Cảnh sát giao thơng tồn q́c đã kiểm tra hơn 3 triệu trường hợp vi phạm, thu trên 3.000 tỷ đồng, tạm giữ 29.560 xe ô tô và 377.420 môtô; tước 260.884 giấy phép lái xe”. Như vậy, chỉ trong một câu mà tác giả đã đưa đến 5 sớ liệu. Điều đó khiến cho người đọc cảm thấy rới và khó nhớ hết các sớ liệu.

Trong khi đó, ở Việt Nam, các chương trình đào tạo báo chí cịn nặng về lý thút, kỹ năng thực hành chỉ bao gồm các thao tác đơn giản. Chính vì vậy, nhiều sinh viên tớt nghiệp loại khá, nhưng vẫn khơng có đầy đủ các kỹ năng về

nghề để viết báo, hay sản xuất chương trình phát thanh-truyền hình. Mặt khác, đào tạo báo chí cũng khơng giớng như đào tạo kỹ sư điện hay chế tạo máy, bởi hoạt động báo chí là hoạt động thơng tin chính trị - xã hội. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, không một lực lượng cách mạng nào khơng dùng báo chí làm phương tiện tun truyền cho mục đích, tơn chỉ, và tập hợp lực lượng quần chúng; không một giai cấp thống trị nào không nắm lấy bộ máy thơng tin tun truyền báo chí để góp phần củng cớ và điều hành xã hội. Có nghĩa là, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của việc đào tạo báo chí truyền thơng khơng chỉ là kỹ năng, nghiệp vụ, mà phải đào tạo một cách tồn diện, đặc biệt là về chính trị tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chung về văn hóa, xã hội cho người làm báo.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w