Có lương tâm nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 61 - 63)

Khác với các nghề trong xã hội, nghề báo tạo ra dư luận xã hội và đưa sự kiện, con người ra trước sự phán xét của xã hội. Vì thế, người làm báo có trách nhiệm rất nặng nề đới với xã hội và con người.

Thực tế cho thấy, một bài báo viết về một cá nhân với dụng ý khơng trong sáng, cớ tình phản ảnh sai lệch thực tế hay thiên sẻ có ảnh hưởng ghê gớm đới với tư tưởng, tình cảm, danh dự, nhân phẩm, giá trị của họ. Một bài báo viết về một doanh nghiệp kinh tế với động cơ xấu, tìm mọi cách “bới lơng tìm vết”, “bé xé ra to”, “ít st ra nhiều” có thể làm cho doanh nghiệp lao đao trên thị trường, uy tín và thương hiệu của họ bị giảm sút. Những năm gần đây, trên một số tờ báo thỉnh thoảng xuất hiện những thông tin “sốt” như: Ăn vải thiều Lục Ngạn bị ngộ độc; ăn bưởi Năm Roi bị ung thư vú; rau xà lách “siêu tăng trưởng” vô cùng

nguy hại; “công nghệ” tẩy trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của người nông dân và tâm lý của người tiêu dùng.

Như vậy, cũng những nhà báo viết về các lĩnh vực khác thì nhà báo kinh tế cũng phải có lương tâm nghề nghiệp, có đạo đức của một người hoạt động báo chí. Có khi, sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm, sự nhận xét vội vàng, những định kiến và suy diễn chủ quan của nhà báo lại là thứ th́c độc làm hại chính nhân vật trong bài viết.

Kinh tế là một lĩnh vực có nhiều điều tế nhị nếu như khơng ḿn nói là nhiều cám dỡ. Nhà báo khi hoạt động trong lính vực này ln ln phải tỉnh táo nhìn nhận vấn đề, ln vững vàng lập trường, giữ thái độ khách quan và cơng tâm trong q trình thu thập, xử lý thơng tin. Nhà báo kinh tế khơng được vì lợi nhuận hoặc vì những mục đích cá nhân nào đó mà chỉ chú ý đến việc khai thác những thơng tin để tô hồng hay bôi đen vấn đề. Nhà báo kinh tế cũng cần biết cách khai thác như thế nào và dừng lại ở đâu, cần phải cân nhắc giữa cái mình thích với cái xã hội cần, cái mình ḿn với cái mình khơng nên làm và khơng được làm.

Có nhiều nhà báo vì đồng tiền mà đã đi trái lại lương tâm, vi phạm luật pháp và đạo đức nghề nghiệp. Chúng ta đã từng biết đến những vụ việc lợi dụng danh nghĩa của nhà báo để tống tiền như hồi tháng 6/2009, hai nhà báo của Báo kinh tế Hợp tác Việt đã chủ động tìm gặp Giám đớc Cơng ty, địi chi 500 triệu đồng thì sẽ khơng phản ánh những sai phạm của công ty. Những hành vi sai trái này đã bị phát hiện và xử lý, nhưng nó đã báo động cho tình trạng suy thối đạo đức nghề nghiệp trong một bộ phận lớn các nhà báo, nhất là những nhà báo viết về kinh tế.

Nghề báo là một trong những nghề được nhiều người trong xã hội quý trọng, vị nể. Nhưng sự quý trọng, vị nể đó chỉ dành cho những người làm việc với động cơ lành mạnh, thái độ nghiêm túc, tấm lịng trong sáng, khơng vụ lợi hay đòi hỏi người khác và cơng chúng phải “phục vụ” mình chu đáo, cầu tồn. Nói như Nhà báo Tạ Ngọc Tấn: “Bất cứ một sai lầm nào của một nhà báo đều

có thể ảnh hưởng đến uy tín, danh dự nghề nghiệp của chính mình, cũng như của cả giới báo chí. Vì thế, hành nghề một cách có lương tâm, giữ gìn danh dự và bản lĩnh nghề nghiệp là yêu cầu lớn nhất về đạo đức với người làm báo”.

Hơn ai hết, nhưng nhà báo viết về lĩnh vực kinh tế cần ý thức rõ điều này để hoạt động đúng với lương tâm nghề nghiệp của mình.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w