Thận trọng thẩm định thông tin kinh tế trước khi công bố

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 65 - 70)

Năm 2010, Ngân hàng Thế giới (WB) đã từng buộc phải lên tiếng nói lại quan điểm của mình đới với dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, khi một phóng viên dẫn sai nội dung câu trả lời của chuyên gia WB trong một cuộc họp báo. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi thông tin được lan truyền nhanh chóng trên Internet.

Trên trang web chính thức của mình, WB cho rằng, bởi bài báo chỉ tập trung vào một phần các câu trả lời, nên có thể đã chuyển tải ấn tượng sai về những gì đã được thực sự nói tại buổi họp báo. Việc WB cho công bố đoạn trao đởi tại cuộc họp báo là cách xóa bỏ hiểu lầm có thể xảy ra một cách chuyên nghiệp. Người viết bài khó có biện minh nào cho tai nạn nghề nghiệp của mình. Khơng dám bàn tới những hậu quả của thơng tin khơng chính xác mà nguồn tin được trích dẫn, ở đây là WB phải gánh chịu, lỗi nghề nghiệp khá lớn khi tính chính xác, đầy đủ của thơng tin khơng được đảm bảo. Đương nhiên, uy tín của nguồn tin sẽ bị tác động rất lớn trong hệ thống báo chí đa phương tiện đang phát triển mạnh tại Việt Nam hiện nay, một lỗi nhỏ tại một bài báo sẽ không dừng lại ở phạm vi một tờ báo như trước.

Nhiều câu chuyện bên lề các buổi phỏng vấn chuyên gia kinh tế là những phàn nàn về chất lượng đưa tin của khơng ít phóng viên kinh tế. Đó là cách cắt cúp thông tin từ các cuộc phỏng vấn thiếu cẩn trọng, cách lồng quan điểm chủ quan của người viết vào các câu trích dẫn của người được phỏng vấn, thậm chí là diễn sai ý của người trả lời phỏng vấn... Chưa kể, có những bài viết đảm bảo được các yêu cầu trích đúng, đủ các phân tích, nhận định của các chuyên gia kinh tế, nhưng công bố quá muộn so với thời điểm cuộc phỏng vấn diễn ra, khiến người trong cuộc “cười ra nước mắt”… Thực tế này đang khiến nhiều chuyên gia kinh tế, các vị lãnh đạo doanh nghiệp e dè khi lựa chọn đầu báo gửi gắm các ý kiến nhận định, đánh giá, cũng như kiến nghị. Thậm chí, đã có người thẳng thắn từ chới những chiếc máy ghi âm đưa ngang vào cuộc phỏng vấn đang diễn ra… Cuộc cạnh tranh để dành uy tín giữa các phóng viên kinh tế âm thầm, nhưng gay gắt.

Có lẽ phải nhắc lại rằng, về lý thuyết, các bài báo về kinh tế cũng sẽ tập trung phản ánh các vấn đề liên quan đến kinh tế vĩ mơ/vi mơ, tài chính, thương mại, tài chính cá nhân, người tiêu dùng, hệ thống quy định pháp luật liên quan đến kinh doanh, các thông tin về “sức khỏe của nền kinh tế” cũng như các bộ phận cấu thành nền kinh tế thông qua các chỉ báo kinh tế, lý thuyết, học thuyết của Keynes… Sự khác biệt nằm ở chỡ chúng được cơng khai nhanh chóng và rộng khắp thơng qua lăng kính của các phóng viên kinh tế. Rõ ràng, lăng kính tớt, thơng tin sẽ sạch và chuẩn, các tác động tới thị trường sẽ minh bạch, dễ nắm bắt. Như vậy, vấn đề với báo chí kinh tế dường như khơng đơn giản chỉ nằm ở kiến thức về kinh tế chuyên ngành. Thông tin về bưởi gây ung thư mà nhiều báo dẫn lại của nhau từ nguồn tin trên một tờ báo mạng của nước ngoài làm điêu đứng cả một mùa kinh doanh của bà con nông dân, hay các thông tin về thiếu gạo hồi đầu năm ngối khiến các tin đồn thởi lẫn điều hành chính thức có thể là những bài học kinh điển về sự nhạy cảm của người làm báo kinh tế. Trong hội thảo về khủng hoảng kinh tế do báo Nhân dân tổ chức, ông Đinh Thế Huynh, Tổng biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã nói, trong bới cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp như hiện tại, thị trường rất dễ bị tác động bởi các thơng tin trái chiều, thơng tin trên báo chí nhiều khi không chỉ đơn thuần là đúng hay sai nữa, mà là mục đích đưa thơng tin đó là gì, có phục vụ cho lợi ích q́c gia, lợi ích cộng đồng hay khơng. Rõ ràng, phóng viên kinh tế sẽ khơng dừng lại ở vị trí người đưa tin với “cơng thức 3Đ” (đó là đúng, đủ và đeo bám), mà bao gồm cả sự cẩn trọng trong trách nhiệm công dân. Yêu cầu chuyên nghiệp, chuyên sâu của người làm báo kinh tế vào thời điểm này được đặt cao hơn bao giờ.

2.2.5Có đầu óc phán đốn chính xác và logic, lập luận, phân tích khoa học

Lâu nay ở các cơ sở đào tạo báo chí, sinh viên thường khơng được đào tạo kỹ về kiến thức kinh tế, mà chỉ nặng về học nghề báo, học chính trịnên kỹ năng phán đốn sự biến động về kinh tế, kỹ năng phân tích sớ liệu cịn ́u kém, khi đi lấy tư liệu thường dễ nghe theo sự lý giải của người cung cấp thông tin. Mà các doanh nhân thì ln nêu những ý kiến có lợi cho ngành, đơn vị của họ. Nếu

nhà báo khơng có chủ kiến và tri thức về kinh tế, khơng có khả năng phân tích sớ liệu và nhận ra mâu thuẫn thì sẽ trở thành “cái loa phát ngơn” cho các doanh nghiệp đó. Các chuyên gia trong lĩnh vực này dễ dàng nhận ra những sai phạm đó, điều này có thể ảnh hướng đến uy tín của chính phóng viên tác nghiệp cũng như cơ quan báo chí nơi phóng viên đó làm việc.Viết về kinh tế, nhiều phóng viên mới vào nghề cho rằng rất dễ, cứ chăm đi thực tế, bám sát cơ sở, nghe họ báo cáo đầy đủ, ghi lại trung thực là xong. Thế nhưng nếu chỉ thấy gì viết nấy, sao chép báo cáo của cơ sở thì tác động xã hội của một bài báo đâu có ra gì. Nhiều khi bài báo trở thành khơ khan, chán ngắt chỉ vì nó chỉ phản ánh được một hoạt động quá tầm thường, nhàm chán của một tập thể nhỏ bé. Ngay cả khi các cơ quan nhà nước cung cấp thơng tin cho báo chí thì chất lượng thơng tin chưa hẳn đã tớt để các cơ quan báo chí có thể sử dụng được. Nhiều thông tin mà các cơ quan nhà nước cung cấp còn chung chung, chưa cụ thể, trúng trọng tâm vấn đề mà báo chí và cơng chúng quan tâm. Trong số 48 nhà báo được hỏi về chất lượng thông tin từ các cơ quan nhà nước cung cấp cho báo chí thì có đến 54% cho rằng thơng tin khơng tớt, khơng thể sử dụng và có tới 56,2% là thơng tin chung chung.

Nhà báo chuyên viết về lĩnh vực kinh tế thường tiếp xúc nhiều đới tượng có liên quan trực tiếp đến kinh tế, tiền bạc như doanh nghiệp, lãnh đạo các tập đoàn kinh tế. Bởi vậy, nhà báo cũng dễ gặp phải sự cám dỗ về tiền bạc, nhất là khi tiến hành thu thập và xử lý thơng tin kinh tế cho các bài điều tra thì có hiện tượng nhà báo sẽ được đới tượng đưa tiền để làm sai lệch thơng tin từ bất lợi thành có lợi hoặc nhà báo cũng có thể được các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đề nghị viết bài theo hợp đồng kinh tế nhằm PR. Như vậy việc thu thập và xử lý thơng tin sẽ bị ảnh hưởng theo. Ví dụ khi đã nhận tiền theo hợp đồng kinh tế nhà báo sẽ ít coi trọng vấn đề kiểm tra độ chính xác của thơng tin khi nguồn tin cung cấp mà phải viết theo ý muốn của đối tượng đưa tiền. Từ đó khẳng định để nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế, nhà báo phải đề cao trách nhiệm, đạo đức của nhà báo là nói lên sự thật, khách quan, trung thực. Nhà báo khơng vì đặt nặng vấn đề tiền bạc mà bẻ cong ngòi bút. Nhà báo ln phải có ý thức mình là người nói lên sự thật mang lại niềm tin cho cơng chúng.

Văn hóa đưa tin được thể hiện trong trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo. Trách nhiệm xã hội thể hiện trước hết ở quan điểm mục đích, thái độ đưa tin vì lợi ích xã hội, lợi ích q́c gia. Đó cịn là thực hiện chức năng giám sát xã hội của báo chí, là sự cung cấp thơng tin hai chiều. Trong lĩnh vực kinh tế, báo chí tham gia giám sát từ khâu chuẩn bị hoạch định, ban hành các chủ trương chính sách kinh tế, đến việc thực thi. Việc giám sát của báo chí và giám sát của người dân thơng qua báo chí là sự cảnh giới xã hội đới với những “nhóm lợi ích” mưu toan hi sinh lợi ích kinh tế của đất nước, của cộng đồng vì lợi ích riêng. Nhất là những qút sách liên quan đến tài nguyên quốc gia, đến tác động môi trường. Mặt khác phải thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí, trước hết trên cơ sở phản biện bằng dư luận xã hội, bằng ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế.

Đạo đức nghề báo trong thơng tin kinh tế địi hỏi nhà báo trước hết khơng bị cám dỡ trước lợi ích kinh tế. Ḿn thút phục bạn đọc, định hướng được dư luận xã hội về những vấn đề kinh tế, cần có tri thức và động cơ trong sáng, không vụ lợi. Trên thực tế, khơng hiếm những nhà báo vì lợi ích kinh tế mà cớ tình thơng tin kinh tế sai sự thật, tạo lợi thế cạnh tranh cho “đới tác” của mình, đồng nghĩa với việc tạo ra bất lợi, tạo ra thiệt hại cho người khác, thậm chí cho cộng đồng. Đồng thời, nhà báo cần nâng cao tính chun nghiệp trong thơng tin kinh tế; cần tri thức kinh tế để thông tin và phản biện trong lĩnh vực kinh tế. Không kiểm chứng và khơng biết cách kiểm chứng nguồn tin có thể làm thiệt hại kinh tế khôn lường cho doanh nghiệp, địa phương, tổ chức, cộng đồng và quốc gia. Mặt khác không để bị lợi dụng làm công cụ tuyên truyền cho những nhóm lợi ích kinh tế.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w