Kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 75 - 79)

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, văn bản có nghĩa: Là bản chép tay hoặc in ấn với một nội dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài; là những ch̃i ký hiệu ngơn ngữ hay loại ký hiệu nào đó, tạo nên một chỉnh thể với ý nghĩa trọn vẹn [52, tr. 1795].

Ta có thể hiểu tư liệu văn bản là những thông tin được chứa đựng trong các dạng cơ bản sau đây: Sách (sách văn học, lịch sử, văn hoá, pháp luật, kinh tế...); báo (báo in, báo hình, báo nói, báo mạng...); Internet; Băng, đĩa (hình ảnh, âm thanh); các văn bản giấy tờ (văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản đời thường...).

Văn bản quản lý hành chính nhà nước là loại tư liệu quan trọng, phở biến mà phóng viên hàng ngày thường khai thác và xử lý. Văn bản quản lý hành chính nhà nước gồm các loại chủ yếu sau đây:

Văn bản quy phạm pháp luật (văn bản luật, dưới luật): Luật, nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị... của các cơ quan quản lý nhà nước; văn

bản hành chính: Báo cáo, tởng kết, biên bản, hợp đồng, thông báo, giấy mời... của các đơn vị, cơ quan nhà nước.

Văn bản đời thường là loại tư liệu có tính chất cá nhân, riêng tư. Văn bản đời thường bao gồm các loại chủ yếu sau đây: Thư từ, nhật kí, giấy viết tay, sở sách, ghi chép cá nhân...

Đới với phóng viên kỹ năng nghiên cứu văn bản là việc thu thập, phân tích, xem xét các thơng tin trong văn bản để rút ra những thông tin, tư liệu cần thiết cho hoạt động sáng tạo tác phẩm [33, tr. 93]

Khi sử dụng kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản để thu thập thông tin kinh tế, nhà báo cần chú ý:

Xác định giá trị pháp lý của văn bản (văn bản thuộc loại nào: luật, báo cáo, tổng kết, thư cá nhân...). Xác định nguồn gốc, tác giả văn bản (của ai, của tổ chức nào, ở đâu...). Xác định xem văn bản đó có phải là bản gớc (bản chính) hay bản sao. Phóng viên cần phải xem xét văn bản với thói quen của nhà điều tra. Nếu văn bản dùng làm căn cứ, chứng cứ trong những sự việc quan trọng thì nhất thiết phải có hoặc cần phải đới chiếu với văn bản gớc để đảm bảo tính chính xác cao. Chú ý thời gian ra đời của văn bản.

Kiểm tra tính xác thực của một sớ tư liệu văn bản. Phóng viên cần chú ý: Phân biệt sự việc và ý kiến; tìm hiểu ý đồ của người soạn thảo văn bản; xem xét bối cảnh tác động đến sự ra đời của văn bản... Khi nghiên cứu một số văn bản, cần phát hiện ra các con số, các chi tiết quan trọng, nởi bật, có ́u tớ tin tức. Đó là những con sớ, chi tiết “biết nói”.

Nên có thái độ nghi ngờ trong khai thác tư liệu văn bản. Phóng viên khơng nên coi các bản thơng cáo như là thứ thơng tin vơ hại có sẵn để sử dụng viết tin, bài. Chuyện một số cơ quan, đơn vị “làm thì láo, báo cáo thì hay” cũng khơng phải là hiếm. Thực tế đã có nhà báo bị “lừa” vì khơng chịu thẩm định thơng tin trong thực tế mà chỉ dựa vào báo cáo của cơ sở. Nên xem các văn bản báo cáo, tổng kết là một phần tư liệu làm căn cứ, tham khảo, cịn phóng viên phải kết hợp kiểm chứng, so sánh tư liệu văn bản với các nguồn tin khác.

Cẩn trọng với các tài liệu bí mật của Nhà nước. (Tài liệu bí mật Nhà nước là những tài liệu, thơng tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, q́c phịng, an ninh, đới ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa cơng bớ. Tuỳ vào tính chất quan trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước được chia làm ba mức độ: Tuyệt mật, tới mật, mật).

Phóng viên khơng được phép tiết lộ, cơng bớ những thơng tin bí mật đó bởi nếu những tài liệu này bị tiết lộ sẽ gây nguy hại cho Nhà nước. Nếu vi phạm, phóng viên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Văn bản đời thường là loại văn bản thuộc sở hữu riêng của cá nhân. Cung cấp hay khơng cung cấp cho phóng viên là quyền của họ. Trừ trường hợp các văn bản đó có liên quan đến những hành động gây nguy hiểm cho xã hội cần có sự can thiệp của cơ quan luật pháp, cịn lại phóng viên phải khích lệ sự tự nguyện cung cấp của chủ nhân văn bản.

Thơng tin từ báo chí giúp phóng viên nắm tình hình thời sự một cách nhanh chóng và chính xác. Phóng viên có thể thường xun cập nhật được những tin tức nóng hởi, đáng tin cậy.

Đới với tìm kiếm tư liệu văn bản trên Internet: Internet là kho thông tin, tư liệu khởng lồ. Nó cho phép phóng viên khai thác thơng tin, tư liệu thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Với những tiện ích lớn lao, nó đã trở thành một công cụ phổ biến, lý tưởng, hỗ trợ đắc lực phóng viên trong hoạt động thu thập tư liệu.

Tuy nhiên, khai thác thơng tin trên Internet cũng có bất lợi: Quá nhiều các nguồn tin dẫn đến việc phân tán thông tin; nhiều thông tin không rõ nguồn gớc. Phóng viên có thể tìm thấy trên Internet những thơng tin có giá trị nhưng cũng có thể chỉ thu được những thơng tin rác. Vì vậy việc kiểm tra các nguồn tin nhiều khi cũng rất khó khăn và tớn thời gian.

Nghiên cứu tài liệu văn bản là một kỹ năng có tầm quan trọng hàng đầu trong thu thập thơng tin báo chí nói chung và thơng kinh tế nói riêng. Đới với những nhà báo chuyên theo dõi mảng kinh tế thì thường xuyên phải tiếp xúc với

nhiều loại văn bản như thơng cáo báo chí, báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, bản phân tích thị trường chứng khốn hàng ngày... Các văn bản đó ln chứa đựng các thơng tin mà nhà báo cần. Bởi vậy, nhà báo cần có kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản để thu thập thông tin kinh tế. Khi nghiên cứu văn, nhà báo cần phải xác định được nguồn gớc, tính pháp lý, mớc thời gian của văn bản. Đặc biệt nhà báo cần chú ý đến các con sớ, chi tiết nởi bật có vấn đề trong văn bản.

Người phóng viên cần xác định loại văn bản nào cần cho đề tài của mình, như báo cáo tài chính, báo cáo kiểm tốn, văn bản đấu giá, đấu thầu, bố cáo, thông báo, kết luận của cơ quan điều tra, cơng an, tồ án, báo cáo của bộ, ngành... Bất cứ văn bản nào trước khi sử dụng đều phải nghiên cứu. Khi nghiên cứu văn nhà báo thường quan tâm đến những thông tin mới, hấp dẫn và phục vụ cho việc sử dụng để đưa tin. Thứ hai là tính chính xác của thơng tin đó. Phóng viên kinh tế lâu năm, khi thấy có thơng tin bất thường sẽ cảm thấy nghi ngờ. Và một khi đã nghi ngờ là phải kiểm tra lại. Kể cả văn bản nhà nước đơi khi cũng khơng chính xác 100%. Sử dụng tư liệu văn bản nào là do mục đích của bài viết nhưng nên tham khảo các văn bản khác nhau, ví dụ như cùng bàn về một vấn đề nhưng cơ quan nhà nước đánh giá khác với hiệp hội hoặc cơ quan nghiên cứu. Phóng viên cần xem xét kỹ tư liệu văn bản đó tác động thế nào nếu được cơng bớ cả mặt tích cực và hạn chế.

Đặc biệt liên quan đến vấn đề giải mật các văn bản có dấu mật, nhà báo khơng được phép thu thập và trích dẫn thơng tin từ văn bản đó. Tuy nhiên, khi thấy trong văn bản dấu mật có thơng tin thực sự cần thiết thì nhà báo cần phải giải mật văn bản đó. Kinh nghiệm của nhiều phóng viên “lão làng” là nhờ một người phát ngôn thông tin mà trong văn bản mật có hoặc lấy thơng tin đó từ một nguồn tin khác.

Khảo sát tin bài trên Thời báo Kinh tế Việt Nam và Báo Đầu tư, nhóm nghiên cứu thấy, các nhà báo có sử dụng kỹ năng nghiên cứu văn bản để thu thập thơng tin kinh tế. Điều đó thể hiện qua việc sớ liệu, thơng tin đều được chắt lọc theo hướng nghiên cứu chuyên sâu từ các tài liệu chính thớng.

Ví dụ trong bài “Ởn định kinh tế vĩ mơ” đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam sớ 13+14 ngày 15/1/2016, tác giả Minh Nhung có tiến hành nghiên cứu văn bản về kinh tế Việt Nam trong năm 2015 của Tổng cục Thống kê và mục tiêu, nghị qút của Q́c hội. Trong đó, tác giả đã tìm hiểu sâu vào tăng trưởng GDP, vớn đầu tư GDP, xuất nhập khẩu hàng hóa, CPI, thu chi ngân sách, bội chi,... Từ đó, tác giả đưa ra những đánh giá cụ thể về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay. Ta có thể thấy, ngồi việc lựa chọn nguồn tin đúng thì việc tìm hiểu sâu những văn bản đã giúp cho bài báo có được thơng tin chất lượng và đánh giá sâu sắc.

Trong bài “Nhà thật tồn kho, nhà ảo sốt nóng!” đăng trên báo Đầu tư sớ 105 (ngày 2/9/2015), tác giả Hà Quang đã phải nghiên cứu văn bản thống kê của Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) tháng 7 - 8 năm 2015 về lượng bất động sản tồn kho cả nước. Ngồi ra, tác giả cịn nghiên cứu văn bản của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam trong tháng 7. Từ đó cho độc giả thấy rõ thực trạng trong khi nhiều dự án bất động sản xây xong không bán được, bán xong khơng có người đến ở, nhưng vẫn có những dự án mới manh nha lại được giao dịch mạnh, thậm chí có tiền chênh lệch.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tác nghiệp báo chí mảng đề tài kinh tế (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(156 trang)
w