8. Cấu trúc luận văn
2.4.1. Khái niệm năng lực
Theo các nhà tâm lí học, mọi đứa trẻ sinh ra bình thường đã có những tư chất khác nhau được di truyền từ cha mẹ. Đây chính là cơ sở của những NL ban đầu ở con người gọi là NL tự nhiên. Năng lực tự nhiên là loại năng lực được nảy sinh trên cơ sở những tư chất bẩm sinh di truyền, không cần đến tác động của giáo dục, đào tạo. Nó cho phép con người giải quyết được những yêu cầu tối thiểu, quen thuộc đặt ra cho mình trong cuộc sống.” [19]
Tuy nhiên, nhờ giáo dục và đào tạo con người dần hình thành loại NL mới trên nền tảng NL tự nhiên những ở bậc cao hơn, được gọi là NL đào tạo hay NL tự tạo.
Năng lực được đào tạo là những phẩm chất của quá trình hoạt động tâm lí tương đối ổn định và khái quát của con người, nhờ nó chúng ta giải quyết được hoặc một vài yêu cầu mới nào đó của cuộc sống. [19] Quan điểm này xem xét NL của mỗi cá nhân là “ tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy” [20] Nhưng chúng ta biết rằng, bất kì kết quả của một hoạt động nào cũng phải dựa trên nền tảng tri thức, được vận dụng một cách thành thục, sáng tạo, có mục đích. Đó chính là kĩ năng mà con người thực hiện trong hành động. Nếu xem xét NL trên quan điểm thành thạo các kỹ năng trong hành động thì Rogiers quan niệm: “Năng lực chính là sự tích hợp các kỹ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loạt các tình huongs cho trước để giải quyết những vấn đề do tình huống đặt ra.” [21]
Theo Coovalior A. G xem NL là những đặc điểm tâm lý cá nhân trong kết quả của một hoạt động và có hai yếu tố có liên quan đến khái niệm NL. Đó là những đặc
điểm tâm lý mang tính cá nhân. Những người khác nhau sẽ có NL khác nhau về cùng một lĩnh vực. Khi nói đến NL của mỗi cá nhân với một hoạt động để hoàn thành tốt đẹp một công việc nào đó. [22]
Kơrutecxki cho rằng, “khi nói đến năng lực tức là phải nói đến năng lực trong một loại hoạt động nhất định của con người.” [23]
Nếu xem xét NL trên quan điểm mục đích và nhân cách, Phạm Minh Hạc quan niệm: “Năng lực chính là một tổ hợp đặc điểm tâm lí của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lí của một nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy.” [20]
Theo PISA, các NL chung bao gồm: NL sử dụng các công cụ giao tiếp, NL giao tiếp trong nhóm, NL hành động tự giác. Mỗi NL này bao hàm nhiều NL riêng nhưng những NL riêng này có thể nằm trong một NL chung khác. Ví dụ: NL sử dụng công cụ giao tiếp bao hàm NL sử dụng và giao tiếp bằng ngôn ngữ, ký hiệu, công nghệ; NL giao tiếp nhóm bao hàm NL hợp tác, giải quyết mâu thuẫn,…NL hành động tự giác bao hàm NL lập kế hoạch cả đời và các dự án cá nhân và các NL riêng khác. Mỗi NL riêng này lại được thể hiện ở một số khả năng cụ thể.
Một trong những quan điểm xây dựng CT GDPT tổng thể được BGDĐT ban hành năm 2018 là “ phát triển phẩm chất và NL người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống”.
Đối với giáo dục tiểu học, Chương trình GDPT 2018 giúp HS “hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về phẩm chất và tinh thần, phẩm chất và NL, định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.
Như vậy, một trong những yếu tố cốt lõi của định hướng xây dựng CT GDPT nói chung là chương trình tiểu học nói riêng là phát triển năng lực HS.
Theo CT GDPT tổng thể, “NL là thuộc tính các nhân được hình thành và phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loạt hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.”[25]
Theo Từ điển tiếng Việt thì NL được hiểu theo hai nghĩa sau:[15]
- Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
- Năng lực là phẩm chất tâm lí tạo ra cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. Qua quá trình hoạt động mà dần hình thành
cho mình những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết và ngày càng phong phú, đa dạng, rồi từ đó nảy sinh những khả năng mới với mức độ cao hơn. Đến một lúc nào đó, trẻ em đủ khả năng bên trong để giải quyết những hoạt động ở những yêu cầu khác xuất hiện trong học tập và cuộc sống thì lúc đó HS sẽ có được một NL nhất định. NL chỉ nảy sinh và quan sát được trong hoạt động giải quyết những yêu cầu mới mẻ.
Năng lực là một khái niệm khá trừu tượng. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên Thế giới đã định nghĩa "NL là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong bối cảnh cụ thể" [24]. Theo đó, khi nói đến NL nghĩa là phải nói đến khả năng của một cá nhân gắn với một nhiệm vụ cụ thể và điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ đó một cách có hiệu quả. Khái niệm về NL có thể được hiểu và lí giải theo nhiều cách khác nhau, nhưng một trong những đặc trưng cơ bản của NL là tồn tại và phát triển thông qua hoạt động, nó thể hiện qua một hoạt động nhất định và có thể đánh giá nó thông qua kết quả của hoạt động.
Tóm lại, theo chúng tôi NL là một khái niệm khá trừu tượng của các nhà tâm lí học, đến nay vẫn có nhiều cách hiểu và lý giải khác nhau và chúng ta có thể hiểu NL là khả năng thực hiện nội dung các hoạt động một cách linh hoạt và đạt được hiệu quả.