Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng tiền suy luận thống kê cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học nội dung thống kê ở tiểu học (Trang 91 - 92)

8. Cấu trúc luận văn

5.4.2. Phân tích định tính

Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi thấy rằng:

- Quá trình chuẩn bị kế hoạch dạy học của GV là đầy đủ, chu đáo, nhưng mức độ hứng thú học tập của các em chưa cao, các em chưa tự tin, sự chủ động chỉ tập trung ở một số HS khá, giỏi.

- Trong khi đó, quá trình dạy học thực hiện một cách chủ động, tích cực lại thấy được trong không khí hứng khởi ở lớp trong quá trình dạy thực nghiệm. Các hoạt động dạy học được thiết kế rõ ràng, có mục đích, hệ thống các câu hỏi phù hợp với trình độ của HS do đó đã tạo môi trường học tập thuận lợi và dẫn dắt HS phát triển NL phân tích, tổng hợp của mình.

- Các em đã nhận thức được rằng, việc giải toán không chỉ để giải xong bài toán khi GV đưa ra mà các em phải nhận ra được quá trình suy luận, tư duy để đề ra PP cho một lớp bài tập tương tự.

GV, những đề xuất.

- Như vậy, có thể nói rằng các biện pháp mà chúng tôi đề xuất nếu được vận dụng phù hợp vào quá trình dạy học không những HS thấy hứng thú học tập mà còn giúp các em phát triển NL phân tích và tổng hợp trong quá trình tư duy của các em kể cả giải toán hay các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó cũng có cũng có những vấn đề nảy sinh như sau:

- Sức học của HS không đồng đều, việc thực hiện các hoạt động của các em còn ít tập trung.

- Kiến thức cũ của các em chưa vững, vẫn còn tình trạng học đâu để đó.

- Việc vận dụng một số biện pháp như mở rộng BT, phát biểu bài toán tương tự, chỉ ra cách giải khác thì khá thuận lợi đối với HS hoàn thành tốt, HS hoàn thành. Đối với HS cuối mức hoàn thành hoặc chưa hoàn thành thì cũng cần phải mất khá nhiều thời gian.

Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành quan sát, phỏng vấn trực tiếp HS, đa số các em đều hài lòng với số liệu mà chúng tôi đưa vào giảng dạy. Đó là những số liệu lấy từ thực tiễn, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi, sở thích nên được các em đón nhận hào hứng.. Giáo án thực nghiệm được chúng tôi thiết kế dạy học tiếp cận NL nên các em phấn khởi khi giải quyết được các vấn đề đã đặt ra. Trong môi trường đó, các em được học trong sự tương tác, có sự hỗ trợ của công nghệ.

Nói chung, HS đồng ý PPDH truyền thống, lối mòn không mấy hứng thú đối với các em, các em lại rất hứng thú với những PPDH của chúng tôi thực nghiệm. Với các PPDH đó, các em là người chủ động tham gia kiến tạo nên tri thức TK, người thầy thực sự chỉ đóng vai trò cố vấn, giúp đỡ các em khi cần thiết. Vì vậy, các em nắm vững bài học hơn, hiểu sâu sắc vấn đề hơn và tự tin hơn khi đối mặt với những bài toán có nội dung thực tiễn.

Qua dạy học vận dụng các PPDH đã đề xuất, các em đã thấy tự tin, hào hứng hơn đối với các bài toán liên quan đến số liệu TK. Như vậy có thể nói, vận dụng và phối hợp 6 giải pháp dạy học vào quá trình dạy học yếu tố TK đã đem lại niềm vui và hào hứng trong học tập TK, biến quá trình học tập thụ động thành quá trình học tập chủ động, các em tự chủ kiến tạo nên tri thức TK cho mình.

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng tiền suy luận thống kê cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học nội dung thống kê ở tiểu học (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)