8. Cấu trúc luận văn
2.6.3. Biểu hiện năng lực tiền suy luận thống kê trong học sinh tiểu học
Năng lực TSLTK của HS được phân chia thành ba nhóm thành tố NL như sau:
- Nhóm NL tiền SLTK từ hoạt động thu thập và mô tả dữ liệu trong một số tình huống đơn giản để đưa ra các bằng chứng cho kết luận TK.
KẾT LUẬN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BIỂU DIỄN DỮ LIỆU MÔ TẢ DỮ LIỆU THU THẬP DỮ LIỆU
Chúng bao gồm:
+ NL 1: Hiểu được số liệu TK.
Đối với NL này, HS hiểu được những số liệu người ta cho là số liệu TK. Để đạt được NL này, HS phải xác định được mục tiêu, dấu hiệu của đề bài; hiểu rõ số liệu TK nói về vấn đề gì, sử dụng các số liệu TK đó vào những lĩnh vực nào.
Ví dụ: Bài tập 1/ SGK lớp 3, trang 135
Bốn bạn Dũng, Hà, Hùng, Quân có chiều cao theo thứ tự là: 129cm, 132cm, 125cm, 135cm. Dựa vào dãy số liệu trên hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Hùng cao bao nhiêu xăng – ti – mét? Dũng cao bao nhiêu xăng – ti – mét? Hà cao bao nhiêu xăng – ti – mét? Quân cao bao nhiêu xăng – ti – mét?
b) Dũng cao hơn Hùng bao nhiêu xăng – ti – mét? Hà thấp hơn Quân bao nhiêu xăng – ti – mét?
Hùng và Hà ai cao hơn? Dũng và Quân ai thấp hơn?
Đối với bài tập này, HS phải sử dụng NL 1 để hiểu được số liệu TK trong bài này nói về vấn đề chiều cao của 4 bạn: Dũng, Hà, Hùng, Quân; so sánh chiều cao giữa các bạn với nhau.
+ NL 2: Hiểu được bảng biểu TK.
Đối với NL này, HS hiểu và nhận biết được cột nào biểu thị cho dữ liệu nào trong bảng biểu.
Ví dụ: Bài tập 1/ SGK lớp 3, trang 136
Đây là bảng TK số cây đã trồng được của các lớp 3:
Lớp 3A 3B 3C 3D
Số cây 40 25 45 28
Nhìn vào số liệu TK dưới dạng bảng biểu như vậy, HS sẽ phát huy NL số 2 của mình, sử dụng NL đó để hiểu được bảng biểu trên có 2 hàng và 5 cột. Hàng thứ nhất mô tả dữ liệu về số lớp học, hàng thứ hai mô tả dữ liệu về số cây trồng được. Các cột của bảng biểu mô tả số cây tương ứng của từng lớp.
+ NL 3: Hiểu được các dạng biểu đồ (hình cột/ hình quạt) TK Ví dụ: Bài tập 1/ SGK lớp 5, trang 173
Để biểu thị số cây nhóm cây xanh trồng trong vườn trường có thể dùng biểu đồ 2.1:
Biểu đồ 2.1: Số cây nhóm cây xanh trồng trong vườn trường
Nhìn vào biểu đồ hình cột của bài toán trên, HS hiểu được số cây của mỗi bạn trồng được biểu thị thành các cột có độ cao thấp khác nhau, hiểu được cột cao nhất là của bạn trồng được nhiều cây nhất, cột thấp nhất là của bạn trồng được thấp nhất,…
- Nhóm NL TSLTK từ hoạt động dùng lí lẽ để lập luận, giải thích cho kết luận của mình.
+ NL 4: Dùng lập luận, lí lẽ của bản thân giải thích cho vấn đề để đi đến kết luận Đây là một dạng NL ở mức độ cao. Đối với NL này, HS cần có những quan sát tinh vi và có hệ thống để đưa ra những lập luận, lí lẽ chính xác, có sức thuyết phục.
- Nhóm NL TSLTK từ hoạt động đưa ra các kết luận từ số liệu TK
+ NL 5: Rút ra nhận xét từ các số liệu TK
+ NL 6: Rút ra nhận xét từ các số liệu TK biểu diễn dưới dạng bảng biểu + NL 7: Rút ra nhận xét từ các số liệu TK biểu diễn dưới dạng biểu đồ
- Nhóm NL TSLTK từ hoạt động đưa ra quy luật từ số liệu TK
+ NL 8: Sử dụng các lập luận, lí lẽ để rút ra các kết luận TK đơn giản
Ví dụ: Đây là bảng thống kê số giờ học tập và kết quả học tập của 5 bạn: Lan, Anh, Châu, Hùng và Chiến.
Tên HS Lan Anh Châu Hùng Chiến
Số giờ tự học/1 ngày 4 giờ 2 giờ 3 giờ 5 giờ 1 giờ Kết quả học tập ( điểm) 9 điểm 7 điểm 8 điểm 10 điểm 6 điểm
Sau khi tìm hiểu và lập được bảng số liệu như trên thì HS có thể rút ra được kết luận là bạn nào có thời gian tự học nhiều hơn thì kết quả học tập sẽ đạt kết quả tốt hơn. + NL 9: Rút ra được các quy luật TK một cách đơn giản từ số liệu TK