Biện pháp 4: Tăng cường khai thác các bài toán thống kê có nội dung

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng tiền suy luận thống kê cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học nội dung thống kê ở tiểu học (Trang 76 - 78)

8. Cấu trúc luận văn

4.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường khai thác các bài toán thống kê có nội dung

thực tiễn liên quan đến suy luận thống kê phù hợp với cuộc sống của tiểu học

4.2.4.1. Mục đích biện pháp

Tác động tích cực đến nhóm NL vận dụng suy luận TK vào thực tiễn cuộc sống.

4.2.4.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

- Mục tiêu của giáo dục chuyên nghiệp là đào tạo những người lao động, tự chủ, sáng tạo, có NL giải quyết những vấn đề thường gặp trong thực tiễn cuộc sống.

- Giúp HS giải quyết những bài toán bắt gặp trong cuộc sống. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, GV cần tăng cường khai thác các bài toán có nội dung thực tiễn phù hợp với lứa tuổi giúp HS phát triển tối đa NL TSLTK.

- CT GDPT 2018, xác định mục tiêu chương trình cấp tiểu học: HS được hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và NL chung, bước đầu phát triển những tiềm năng sẵn có để tiếp tục

học trung học cơ sở.

Trong đó, NL giải quyết vấn đề là một thành tố của NL chung.

- Yếu tố TK ngoài nhiệm vụ trang bị tri thức, phát triển trí tuệ còn giúp HS giải quyết những bài toán bắt gặp trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, GV tiểu học cần tăng cường khai thác các bài toán có nội dung thực tiễn liên quan đến số liệu TK, phù hợp với trình độ và tâm lí lứa tuổi, giúp cho HS phát triển tối đa NL của mình là một nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết.

4.2.4.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trước hết chúng tôi cho rằng, bài toán TK có nội dung thực tiễn là bài toán mà trong nội dung của nó (giả thiết và kết luận) có liên quan đến số liệu TK trong thực tiễn. Để khai thác các bài toán TK có nội dung thực tiễn liên quan đến suy luận TK, phù hợp với chương trình học của HS, GV cần chú ý:

- Khai thác các tình huống TK trong thực tiễn để giúp HS kiến tạo nên các khái niệm, công thức TK mới.

Ví dụ: Để hình thành khái niệm số trung bình của dãy số liệu chúng ta có thể yêu cầu HS giải quyết một số tình huống sau:

Tình huống 1: Hãy cho biết chiều cao trung bình của các bạn trong tổ của em. Tình huống 2: Em hãy tìm một hình để biểu thị cho các số liệu sau: 65% HS hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, 15% hoàn thành, còn lại là chưa hoàn thành?

Với những câu hỏi gợi vấn đề:

+ Làm thế nào để đưa ra kết luận cho mỗi tình huống? + Trung bình của dãy số liệu ở đây là gì?

+ Số liệu TK có phải là những con số không?

+ Số liệu TK cho dưới dạng phần trăm, thì ta nên dùng biểu đồ gì để biểu thị? … Với sự tương tác giữa GV và HS, HS với HS, các vấn đề gợi ý dần dần sẽ được giải quyết, hình thành, kiến tạo nên các khái niệm TK mới cần truyền đạt cho HS.

- Khai thác các số liệu TK trong thực tiễn, phù hợp với lứa tuổi của HS nhằm đem lại niềm vui, hứng thú và khuyến khích HS tham gia hào hứng vào hoạt động học tập TK.

- Cố gắng khai thác các bài toán từ thực tiễn liên quan đến TK làm ví dụ minh hoạ, luyện tập cho HS phát triển NL TSLTK.

Ví dụ: Tết vừa rồi bạn Hoa vừa tròn 10 tuổi. Bạn Hoa được gia đình mừng tuổi với số tiền tổng cộng là 5 triệu đồng. Mẹ bạn nói: Con nên gửi số tiền này vào ngân hàng để sinh lời, đến khi con vào đại học con sẽ có một số tiền lớn để mua máy tính, điện thoại. Bạn thích lắm nhưng không biết số tiền sinh lời như thế nào. Mẹ giải thích: Lãi suất tiết kiệm có kì hạn một tháng ở ngân hàng là 0,75%/ tháng. Con thử tính xem

nếu gửi 5 triệu thì:

a. Sau một tháng con có bao nhiêu tiền lãi? b. Sau 3 tháng con có tất cả bao nhiêu tiền lãi?

Đây là bài toán mà các số liệu được lấy từ thực tiễn cuộc sống hoàn toàn phù hợp với sở thích và trình độ nhận thức HS lớp 5.

Kết nối các số liệu và yêu cầu, các em có thể tính được số tiền lãi sau một tháng: 5 000 000 + 0,75 : 100 = 37 500 (đồng)

Số tiền lãi có sau 2 tháng là:

37 500 + 0,75 : 100 = 75 281, 25 ( đồng) Số tiền lãi sau 3 tháng là:

75 281, 25 + (5 000 000 + 75 281, 25) × 0,75 : 100 = 113 345, 9 ( đồng)

Rõ ràng với bài toán có nội dung thực tiễn có liên quan đến số liệu TK như trên sẽ làm cho các em hào hứng hơn với học tập yếu tố TK. Nếu GV thường xuyên khai thác các bài toán như vậy sẽ giúp khả năng lập luận, suy luận TK của các em được nâng lên một cách rõ rệt.

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng tiền suy luận thống kê cho học sinh lớp 3 thông qua dạy học nội dung thống kê ở tiểu học (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)