8. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Khái niệm năng lực toán học
Năng lực toán học (hay còn gọi là NL tính toán) đòi hỏi HS phải có những kiến thức và kĩ năng toán học, có khả năng vận dụng các thao tác tư duy, suy luận; tính toán, ước lượng, sử dụng các công cụ tính toán và dụng cụ đo..., đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa toán học, được thể hiện khi các em đưa toán học phục vụ cuộc sống của mình, nhìn cuộc sống hằng ngày qua “lăng kính toán học”. “Năng lực toán học là khả năng của một cá nhân có thể nhận biết và hiểu vai trò của toán học trong đời sống, phán đoán và lập luận dựa trên cơ sở vững chắc, sử dụng và hình thành niềm đam mê tìm tòi, khám phá toán học để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống của cá nhân đó với vai trò là một công dân có ý thức, có tính xây dựng và có hiểu biết” (theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD).
Do đó, chẳng hạn đối với nội dung toán học về diện tích các hình khác nhau (hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thang, hình tam giác), năng lực HS thể hiện qua việc vận dụng thành công cách tính diện tích cùng những kiến thức khác liên quan và kĩ năng tính toán để giải được những bài toán liên quan đến các bối cảnh cụ thể của cuộc sống, ví dụ: tính số gạch cần dùng để lát kín sân nhà em, giải định sân nhà em là hình chữ nhật và diện tích mạch vữa không đáng kể. Để làm được bài toán này, HS cần thực hiện những việc làm khác nhau: đo chiều dài, chiều rộng của sân, xác định hình dạng của sân là hình chữ nhật (mang tính tương đối), tính diện tích của
sân, thăm dò các loại gạch trên thị trường và lựa chọn loại mình thích, tính diện tích mỗi viên và tính số gạch cần dùng,...